Hiểu bệnh A-Z - Ung thư

15/05/2023 GMT+0700

Ung thư thực quản

Nguyễn Bạch Đằng

Phần lớn các trường hợp có biểu hiện lâm sàng nghèo nàn ở giai đoạn sớm, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở thực quản và vùng hầu họng; khi biểu hiện lâm sàng rõ ràng thường đã ở giai đoạn muộn, điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy

Ung thư thực quản có liên quan nhiều với tuổi tác và giới, thường gặp ở người cao tuổi. Nguy cơ nam giới mắc nhiều gấp 3 lần nữ. Hút thuốc làm tăng rõ rệt khả năng bị ung thư và nguy cơ càng tăng lên khi phối hợp với uống rượu.

Ngoài ra còn có các nguy cơ khác như bệnh hay gặp ở người béo phì; người có bệnh lý thực quản như viêm thực quản trào ngược, bệnh tâm vị không giãn; thiếu các vitamin A, B2 và C; thói quen ăn uống các thực phẩm có nhiều gia vị gây kích ứng như: chua, cay, nồng quá,…

Một số bệnh lý khác có thể làm tiền đề cho ung thư thực quản phát triển đó là: bệnh Barrett thực quản; ung thư tị - hầu; bệnh ruột non do gluten hoặc là bệnh đi cầu phân mỡ; bệnh sừng hóa gan bàn chân.

Biểu hiện của bệnh

Nuốt khó là triệu chứng thường gặp nhất, lúc đầu thường thấy nuốt khó nhưng không đau, về sau nuốt khó kèm theo đau, lúc đầu khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy khó và đau.

Chảy nước bọt thường kèm hơi thở hôi, ợ hơi và sặc.

Đau đôi khi biểu hiện dưới dạng khó chịu khi ăn. Khi ung thư lan ra xung quanh, có cảm giác đau ngực.

Gầy sút là triệu chứng quan trọng do chán ăn và khó nuốt. Do không nuốt được nên bệnh nhân có tình trạng mất nước, suy kiệt.

Thiếu máu thường là nhẹ và hay xảy ra chậm nhưng đôi khi có dấu chảy máu rõ gây thiếu máu cấp, nhất là trong trường hợp ung thư ăn vào động mạch chủ có thể gây chảy máu vào thực quản gây chết đột ngột.

Các triệu chứng khác có thể gặp song hành với sự phát triển của khối u như cảm giác vướng, tức nặng, đau âm ỉ đè nén sau xương ức,... Về sau, tùy theo ảnh hưởng của khối u tới các cơ quan lân cận có thể gặp thêm các triệu chứng khó thở, khàn giọng, ho khan, khạc đờm; đau thượng vị, buồn nôn, nôn, nấc...

Chẩn đoán

Chẩn đoán sớm ung thư thực quản là vấn đề hết sức quan trọng, việc chẩn đoán sớm liên quan với việc khám sức khỏe định kỳ sàng lọc ở các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, người bị béo phì, có bệnh lý thực quản từ trước. Khi có bất kể dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần tới thầy thuốc chuyên khoa để được khám và chẩn đoán sớm.

- X quang: chụp nhuộm baryt thực quản ở tư thế nằm, có thể thấy hình ảnh cứng một đoạn thực quản, hoặc hình ảnh hẹp lòng thực quản, có thể thấy hình ảnh khối u choán chỗ vào lòng thực quản không đối xứng, có bờ gồ ghề không đều.

- Nội soi: nội soi thực quản kèm sinh thiết là một xét nghiệm bắt buộc trong trường hợp hình ảnh nội soi hay chụp nhuộm baryt không xác định được bệnh. Nó còn giúp đánh giá được mức độ lan rộng của ung thư và bản chất mô bệnh học của u.

Siêu âm qua nội soi: giúp chẩn đoán nhạy hơn scanner. Nó giúp tiên đoán độ sâu của khối u xâm nhập vào vách thực quản trên 80% trường hợp. Nó cũng giúp đánh giá sự xâm nhập của ung thư vào hạch bạch huyết thực quản tốt hơn scanner.

Điều trị và dự phòng

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dựa vào bản chất, giai đoạn phát triển của khối u và tình trạng toàn thân để quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có 3 biện pháp chủ yếu được dùng để điều trị ung thư thực quản là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó phẫu thuật là biện pháp điều trị chính, có thể phẫu thuật kết hợp với điều trị bằng hóa chất hoặc tia xạ. Ngoài ra, cần điều trị nâng đỡ cơ thể bằng các biện pháp nuôi dưỡng phù hợp, điều trị triệu chứng, làm giảm các phản ứng phụ do điều trị hóa chất và tia xạ.

Để dự phòng, cần tránh các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc lá, giảm uống rượu, tránh các thực phẩm có hại, kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý thực quản. Tăng cường các yếu tố bảo vệ bằng cách ăn nhiều rau quả và các chất xơ, bổ sung các vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết đặc biệt là vitamin A, B2, C, E, selen. Với những bệnh nhân có bệnh lý khác ở thực quản cần định kỳ 6 tháng – 1 năm nội soi dạ dày thực quản một lần để kiểm soát, phát hiện sớm các biểu hiện của ung thư thực quản, từ đó có phương pháp điều trị sớm đem lại tiên lượng tốt cho bệnh nhân.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Tránh tiếp xúc với PFAS như thế nào?

14/06/2025 00:00:00 GMT+0700

PFAS ngày càng được nói nhiều vì hiện diện âm thầm khắp nơi và gây hại sức khỏe con người bằng nhiều cách khác nhau. Vì thế y học khuyến cáo mọi người tránh xa độc chất này. Sau đây là 5 giải pháp phòng tránh PFAS trong tầm tay.

sile

Thuốc mới giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú

06/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh – Thuỵ Điển) vừa cho biết loại thuốc mới Camizestrant của họ có khả năng làm giảm 56% nguy cơ phát triển hoặc tử vong do ung thư vú.

sile

Những điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

21/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, đây được coi là "cơn ác mộng" trong số ác bệnh ung thư nam giới vì mức độ nguy hiểm và có xu hướng ngày càng gia tăng.

sile

Phát hiện sớm & phòng ngừa ung thư gan

26/08/2023 14:34:00 GMT+0700

Đó là đề tài bài nói chuyện của GSBS. Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM – tại Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM vào ngày 22.4.2011. Ở nước ta, ung thư gan rất thường gặp, bệnh thường được phát hiện trễ nên khó trị, nhưng phòng ngừa được.

sile

Ung thư đại trực tràng

26/08/2023 14:31:00 GMT+0700

Ung thư đại trực tràng là một trong 10 loại ung thư thường gặp ở Việt Nam, đứng hàng thứ 4 ở nam giới và hàng thứ 6 ở nữ giới.

sile

Thực phẩm giàu chất xơ phòng chống ung thư

20/08/2023 15:24:00 GMT+0700

Ðối với thực phẩm, đã có những chứng cứ chắc chắn về tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư của một số loại, ví dụ thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, đậu khô, trái cây và rau xanh giúp cơ thể có một sự bảo vệ chống lại ung thư đại - trực tràng. Những chất xơ này tác động theo nhiều cơ chế khác nhau đến cơ chế sinh ra ung thư, chẳng hạn như tích lũy quá cao nồng độ insulin hay hormon sinh dục và yếu tố tăng trưởng trong máu.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}