Hiểu bệnh A-Z - Tim mạch

08/07/2025 GMT+0700

Ăn uống thế nào vào ngày nắng nóng?

CNDD Nguyễn Việt Tâm, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM

Mùa nắng nóng, cơ thể thường mất nước và nhiều thành phần quan trọng khiến chúng ta nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi và chán ăn. Tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây bạn có thể tối ưu hóa chế độ ăn uống để thích nghi với thời tiết nóng bức.

Mùa hè nắng nóng khiến cơ thể dễ mệt mỏi, chán ăn và mất nước. Ảnh: Shutter Stock

1. Uống đủ nước

Khoảng 2/3 trọng lượng cơ thể là nước. Cơ thể mất nước khi bạn đổ mồ hôi, đi vệ sinh và hô hấp. Nước mất nhiều hơn khi nhiệt độ môi trường tăng cao.

Khi uống không đủ nước, bạn có thể thấy các dấu hiệu như khô miệng và da, nước tiểu sẫm màu. Nặng hơn có thể là lú lẫn, ngất xỉu, không thể đi tiểu, nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh, tính mạng bị đe doạ - đặc biệt là trẻ em và người già.

Cách tốt nhất để tránh mất nước là bảo đảm uống đủ 2 lít nước/ngày từ nước lọc hoặc những đồ uống có hàm lượng calo thấp khác như nước trái cây, nước ép rau quả.

Bạn nên uống đủ 2 lít nước/ngày để tránh tình trạng mất nước. Ảnh: Getty Images

Nên uống từng ngụm nhỏ ngay cả khi bạn không thấy khát và chia lượng nước một cách phù hợp: Uống 1 lít từ 7 – 11 giờ, 500 – 700ml từ 12 – 17 giờ, khung giờ còn lại thì uống theo nhu cầu.

Tránh trà, cà phê, rượu, trà sữa, nước ngọt, đồ uống nhiều đường vì chúng gây mất nước. Uống nước ấm hơn là nước lạnh, vì nước lạnh có thể làm mát liền lúc đó nhưng lâu dài cơ thể phản ứng lại khiến bạn thấy nóng hơn.

2. Chọn thực phẩm nhẹ và tươi mát

Chọn thực phẩm tươi mát giúp bạn bù nước và giảm sinh nhiệt cơ thể. Ảnh: Getty Images

Trời nắng nóng nên ăn ít lại để giữ mát cơ thểNên chọn những thực phẩm nhẹ và tươi mát chứa nhiều nước, vitamin, chất khoáng vì chúng dễ tiêu hóa, giúp bù nước nhanh chóng và giảm sinh nhiệt làm tăng nhiệt độ cơ thể. Những thực phẩm có tính thanh nhiệt và giải độc như rau diếp cá, cà chua, dưa chuột, mướp đắng, dưa leo và ớt chuông.

Cũng nên dùng các loại trái cây như cam, bưởi, dưa hấu, đu đủ vì chúng không chỉ giúp bổ sung vitamin, các loại khoáng chất mà còn làm mát cơ thể. Ở nhà bạn có thể cắt sẵn trái cây bỏ trong tủ lạnh để có thể dùng bất cứ lúc nào mà không cần chuẩn bị nhiều. Trà giải nhiệt cũng là chọn lựa tốt, nhưng thận trọng đối với người có bệnh dạ dày, cao huyết áp và mất ngủ.

3. Cân bằng điện giải

Nước dừa có lượng đường tự nhiên thấp và là nguồn bổ sung điện giải cho cơ thể.  Ảnh: Firstcry

Điện giải là thành phần không thể thiếu đối với hoạt động của các bộ phận trong cơ thể như tim, cơ bắp, dẫn truyền thần kinh. Vào ngày nóng bức, nếu không bù kịp lượng điện giải mất đi qua mồ hôi, bạn có thể thấy các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác mất sức và co cơ, đặc biệt ở những người hoạt động nhiều ở ngoài trời.

Nguồn bổ sung điện giải nhanh nhất là các loại nước bù điện giải đóng chai, nước dừa, nước chanh muối ít đường. Điện giải cũng có trong rau xanh, trái cây, sữa và những chế phẩm từ sữa.

 4. Kiểm soát lượng thức ăn

Bạn nên ăn bữa ăn nhiều năng lượng vào thời điểm mát mẻ. Ảnh: Shutter Stock

Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến cảm giác no, khả năng tiêu hóa và sự thèm ăn. Khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ sinh nhiệt làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu ăn một bữa trưa nhiều đúng lúc nhiệt độ ngoài trời tăng cao, bạn có thể thấy nặng bụng và mệt mỏi.

Tốt nhất nên ăn bữa ăn nhiều năng lượng vào thời điểm mát mẻ như sáng sớm để cơ thể hấp thu dinh dưỡng nhiều nhất. Cũng nên chia khẩu phần thành bữa nhỏ và tận dụng những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu như rau củ, thịt gà, trứng, các loại đậu và đậu hũ. Sinh tố có thể là một lựa chọn ăn nhẹ giữa các bữa chính.

 5. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Chọn mua thực phẩm có nguồn gốc và bảo quản trong ngăn mát .Ảnh: Getty Images

Mùa hè nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các loại bệnh lây truyền qua thực phẩm. Dùng thực phẩm ô nhiễm có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, sốt và tiêu chảy; gây mất nước và dẫn đến suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.

Vì thế nên chọn mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, nhãn mác uy tín và còn hạn sử dụng. Tránh để thức ăn dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian dài và cần làm lạnh thức ăn thừa kịp thời để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Tốt nhất nên ăn ngay khi thức ăn vừa chế biến để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Khi đi dã ngoại hoặc ăn uống ngoài trời, hãy sử dụng tủ làm mát cách nhiệt và túi đá để giữ thực phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ an toàn.

Theo TSK số 681

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Ăn uống thế nào vào ngày nắng nóng?

4 ngày trước

Mùa nắng nóng, cơ thể thường mất nước và nhiều thành phần quan trọng khiến chúng ta nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi và chán ăn. Tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây bạn có thể tối ưu hóa chế độ ăn uống để thích nghi với thời tiết nóng bức.

sile

Bớt muối để bớt nguy cơ tăng huyết áp

4 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có đến 1,28 tỉ người lớn từ 30 – 79 bị tăng huyết áp, trong đó hai phần ba sống ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình; khoảng 46% người lớn tăng huyết áp nhưng không biết mình bị bệnh; 42% người tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị, nhưng chỉ có 21% người bệnh mắc tăng huyết áp được kiểm soát bệnh.

sile

7 lầm tưởng phổ biến về cholesterol cần điều chỉnh

5 ngày trước

Cholesterol thấp đồng nghĩa không bị nhồi máu cơ tim, phải kiêng trứng tuyệt đối để giảm cholesterol, đó là hai trong số những lầm tưởng thường gặp của nhiều người về cholesterol.

sile

Lo ngại khi 50% người tăng huyết áp không được chuẩn đoán

16/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Thế giới có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành (30-79 tuổi) bị tăng huyết áp (THA), trong đó khoảng 2/3 sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đáng lo có khoảng 46% người trưởng thành bị THA mà không biết họ mắc bệnh.

sile

5 sự thật về cholesterol bạn cần biết

08/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Cholesterol tốt và cholesterol xấu là gì? Ăn trứng sẽ làm tăng cholesterol? Để giảm cholesterol máu tôi có thể thay đổi lối sống mà không dùng thuốc được không? Những giải đáp sau đây có thể giúp bạn không còn quá lo sợ cholesterol

sile

Daniel Timms cha đẻ trái tim nhân tạo kỳ diệu của Úc

06/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Có người cha bị suy tim nên Daniel Timms quyết tâm nghiên cứu tim nhân tạo để cứu sống cha. Tháng qua, quả tim nhân tạo toàn phần (Total Artificial Heart: TAH) do ông chế tạo đã giúp một người sống 105 ngày, thời gian lâu nhất từ trước đến nay.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}