Kinh doanh thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?

Công ty Luật MEDLAW

Hiện nay, việc kinh doanh thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe tràn lan, không rõ nguồn gốc cho người tiêu dùng rất phổ biến. Bên cạnh đó, chủ thể buôn bán thực hiện nhiều quảng cáo thổi phồng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh khiến người tiêu dùng tin theo, dẫn tới nhiều hậu quả khó lường cho tính mạng, sức khỏe người bệnh.

 
Vậy việc sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết sau đây của MEDLAW sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi trên.
 
1. Thực phẩm chức năng là gì?
Theo Hiệp hội TPCN Việt Nam, “TPCN là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật”.
Như vậy có thể hiểu, thực phẩm chức năng là các sản phẩm được chế biến dưới nhiều dạng, nhằm bổ sung sức khỏe và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hay giúp giảm nguy cơ gây bệnh. Đặc biệt, TPCN không được sử dụng cho mục đích điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh.
 
2. Hành vi kinh doanh thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?
- Xử lý hành chính:
Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng và bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
- Xử lý hình sự:
Theo Điều 198 Bộ Luật hình sự 2015 bổ sung sửa đổi 2017 về Tội lừa dối khách hàng thì hành vi kinh doanh thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
 
Như vậy, có thể thấy hành vi kinh doanh thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và hình sự. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm chức năng để tránh trường hợp tiền mất tật mang. Nếu bạn còn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với MEDLAW để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?

07/01/2024 07:19:00 GMT+0700

Theo thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc CCCD, trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh về nhân thân. Tuy nhiên, trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ không thể xuất trình thẻ BHYT để sử dụng dịch vụ khám bệnh bảo hiểm. Vậy trường hợp này người tham gia bảo hiểm y tế phải làm như thế nào?

sile

Để tiến hành hoạt động nhập khẩu thuốc thú y có chứa tiền chất phải có sự cho phép của cơ quan nào?

15/12/2023 01:30:00 GMT+0700

Thuốc có chứa tiền chất là những loại thuốc mà trong đó chứa một hoặc nhiều tiền chất dùng làm thuốc (có hoặc không có dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần). Vậy để tiến hành hoạt động nhập khẩu thuốc thú y có chứa tiền chất thì phải có sự cho phép của cơ quan nào?

sile

Bệnh viện có phải lưu đơn thuốc đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú?

30/11/2023 13:20:00 GMT+0700

Căn cứ Điều 13 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định cụ thể về thời gian lưu trữ đơn, tài liệu về thuốc đối với đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú. Như vậy, việc lưu trữ đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú là bắt buộc.

sile

Nguyên tắc sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú

30/11/2023 13:15:00 GMT+0700

Việc sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú phải bảo đảm các nguyên tắc theo theo khoản 1 Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

sile

Hồ sơ khi thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

30/11/2023 13:02:00 GMT+0700

Theo quy định tại khoản 6 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về cấp CCHN đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hồ sơ để đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

sile

Bệnh nhân phải làm gì khi bệnh viện xảy ra sai sót trong việc kê đơn thuốc?

03/11/2023 01:08:00 GMT+0700

Sai sót trong việc kê đơn thuốc là những sai sót đến từ việc kê đơn thuốc không phù hợp, không rõ ràng, bảo quản thuốc không đúng, quá hạn sử dụng thuốc…gây tổn hại đến sức khỏe của bệnh nhân. Vậy khi bệnh viện có sai sót trong việc kê đơn thuốc, bệnh nhân cần phải làm gì?

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}