Y học cổ truyền

10/07/2025 GMT+0700

Nước mát giải nhiệt ngày nắng

DS Phương Mai

Thời tiết oi nóng kèm độ ẩm thấp khiến chúng ta mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, khô miệng, khát nước, đặc biệt với những người phải làm việc ngoài trời. Vào mùa này, giải khát bằng một ly nước mát sẽ thật hợp lý. Nước mát không phải là nước để trong tủ lạnh cho mát mà là nước được nấu cùng với các dược thảo có tính thanh nhiệt.

Nước mát được nấu với các dược thảo có tính thanh nhiệt. Ảnh: Comedra

Để có nước mát uống trong nhà, chúng ta có thể mua một bó lá ở chợ về nấu, hoặc tiện hơn ghé vào một quán nước mát ven đường; cho dù khác nhau đôi chút về thành phần và hương vị, đa số nước mát gồm các dược liệu dưới đây:

1. Rễ tranh 

Rễ tranh. Ảnh: theflowerswiki

Rễ tranh (Rhizoma Imperatae cylindricae), là phần thân rễ của cây Cỏ tranh còn được gọi là Bạch mao căn (Imperata cylindrica), họ Lúa Poacae.

Trong bó nước mát mua ngoài chợ, chúng ta rất dễ dàng nhận ra Rễ tranh, đó là những đoạn thân rễ màu trắng hoặc ngà, hơi bóng, có nhiều nếp nhăn dọc, hình trụ, đường kính 0,2 0,4 cm, nhiều đốt mang vết tích của vẩy và rễ con. Thể chất nhẹ, hơi dai nhưng dòn mấu, dễ bẻ gẫy. Người ta thu hái Rễ tranh quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Rễ tranh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thông tiểu tiện, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt; được dùng để chữa các tiểu ít, tiểu khó, chảy máu cam.

2. Mã đề

Mã đề. Ảnh: Alchtron

Cây Mã đề có tên khoa học: Plantago major L., họ Mã đề Plantaginaceae

Lá Mã đề hình trứng, mọc thành hình hoa thị, dài 5 – 12cm, rộng 3,5 – 8cm, đầu tù hơn có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ không đều; cuống lá dài 5 – 10cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông có cán dài hơn lá, hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngắn hơn đài; đài 4 thùy hơi có gờ, đính nhau ở gốc; tràng hoa mỏng; 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với các lá đài; nhị 4, chỉ nhị mảnh, bầu hình cầu có 2 ô.

Người ta dùng lá (Folium Plantaginis) và hạt (Xa tiền tử - Semen Plantaginis), hái lúc cây sắp ra hoa hay đang ra hoa, nếu lấy hạt thì thu hái quả già, giũ lấy hạt, phơi hay sấy khô.

Lá Mã đề có vị nhạt, tính mát, hạt có vị ngọt nhạt. Lá và hạt đều được dùng trị ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, bí tiểu, tiểu ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.

3. Thuốc giòi

Thuốc giòi. Ảnh: Draw

Thuốc giòi còn có tên khác  Bọ mắm, Bơ nước tương,  Đại kích biển, tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn., họ Urticaceae (Gai).

Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới, lá dài 4 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm, có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống lá dài 5 mm có lông trắng. Cụm hoa đơn tính mọc thành xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống.

Cây thuốc giòi có vị ngọt, đắng nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu khát, trừ đờm, lợi tiểu, tiêu viêm.

4. Râu Bắp

Râu bắp. Ảnh: Draw

Râu bắp (Stigmata Maydis hay Styli et Stigmata Maydis) là vòi và núm phơi khô của hoa cây Bắp (Zea mays L.) đã già, người ta thu râu Bắp vào lúc thu hoạch.

Theo Đông y, râu bắp tính bình, vị ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, bình can, lợi mật; râu bắp được dùng làm thuốc lợi tiểu hỗ trợ trong điều trị viêm đường tiết niệu, sỏi niệu, phù.

5. Lẻ bạn

Lẻ bạn. Ảnh: Draw

Lẻ bạn còn có tên khác: huyết, Bạng hoa; tên khoa học: Tradescantia spathacea Sw., họ: Commelinaceae (họ Thài lài).

Lá có bẹ rộng ôm thân, mặt trên màu lục, mặt dưới màu tía, dài 15 – 30cm, rộng 3 – 5cm, đầu tù hoặc nhọn, phiến lá dày cứng, lõm mặt trên, khum ở mặt dưới, gân lá song song. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán bao bọc bởi hai mo màu tía úp vào nhau giống như con sò, rất dễ nhận diện; hoa màu trắng vàng, bao hoa gồm 3 lá đài, 3 cánh hoa giống nhau, 6 nhị gần bằng nhau, bầu 3 ô.

Lẻ bạn có vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm, chống ho, lương huyết, giải độc. Được dùng chữa viêm khí quản cấp và mạn tính, ho gà, chảy máu cam, tiểu ra máu.

6. Mía lau

Mía lau. Ảnh: Greenjoy

Mía lau tên khoa học Saccharum sinensis, có tác dụng trừ nhiệt chỉ khát, hoà trung, khoan cách, hành thủy, nhuận huyết, giải ban, mát lòng, trị nhuận phế, bổ hư lao, thông tiểu tiện.

Theo Đông y cổ truyền, mía lau có vị ngọt, tính hàn nên ngoài công dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, lợi tiểu, mía lau còn giúp giải độc cho gan do rượu, giải nóng cơ thể do thuốc tây, trị hôi miệng, ho khan, hạ đường huyết và táo bón rất tốt.

Trong bó lá nấu nước mát bán ngoài chợ, đôi khi người ta thay mía lau bằng cây mía. Ngoài ra còn có thể gia thêm hoa cúc, hoa ngò, lá dứa để có mùi thơm, hoặc nếu thích ngọt thêm đường phèn, quả la hán.

Theo TSK số 681

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Nước mát giải nhiệt ngày nắng

2 ngày trước

Thời tiết oi nóng kèm độ ẩm thấp khiến chúng ta mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, khô miệng, khát nước, đặc biệt với những người phải làm việc ngoài trời. Vào mùa này, giải khát bằng một ly nước mát sẽ thật hợp lý. Nước mát không phải là nước để trong tủ lạnh cho mát mà là nước được nấu cùng với các dược thảo có tính thanh nhiệt.

sile

Quế ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể

12/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Dù là một trong những loại gia vị lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, nhưng nghiên cứu mới đây của đại học Mississippi (Mỹ) cho thấy quế có thể tương tác với thuốc theo toa.

sile

Cẩn trọng với cây dại quen thuộc trong nhà

10/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Tháng 4 qua, tin theo lời giới thiệu trên mạng, một phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội hái cây me đất ngoài vườn sắc nước uống. Hậu quả là bà bị tổn thương thận, suy thận cấp, phải nhập viện cấp cứu.

sile

Thận trọng khi dùng thuốc thảo dược

12/04/2025 09:00:00 GMT+0700

Mặc dù thuốc thảo dược thường được coi là an toàn hơn so với thuốc tây y nhưng việc sử dụng không đúng cách hoặc thiếu hiểu biết có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

sile

Lại phải cảnh báo về sự an toàn của thuốc thảo dược

10/04/2025 12:00:00 GMT+0700

Đầu năm nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành ghép gan cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị suy gan có nguy cơ tử vong sau khi dùng thuốc Nam.

sile

Thanh lọc cơ thể với 3 vị thuốc y học cổ truyền phổ biến

04/04/2025 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại dẫn đến sự thay đổi của nhiều thói quen sinh hoạt con người, trong đó không ít thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và điều này đặt ra nhu cầu thanh lọc cơ thể.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}