Gần đây, ở một số tỉnh phía Nam đã có một số ca biến chứng chảy máu trong nhãn cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ bị hỏng mắt.
Biến chứng chảy máu trong nhãn cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết
Bệnh nhân không bị đau nhức mắt, không đỏ mắt, thường chỉ có cảm giác nặng mắt, toàn thân: sốt, mệt mỏi, có những đốm xuất huyết li ti dưới da,…
Nếu chỉ bị chảy máu một bên nhãn cầu thì không mấy khi người bệnh có cảm giác mờ mắt (vì còn thấy được bằng mắt kia). Nhưng nếu chảy máu ở cả hai mắt thì thị lực giảm xuống từng mắt theo mức độ xuất huyết.
Biến chứng thường gặp ở 2 vị trí trong sâu của nhãn cầu:
– Ở võng mạc (màng thần kinh của mắt)
– Vào buồng dịch kính (dịch kính là chất lỏng lầy nhầy, trong suốt ở phần sau nhãn cầu)
Nên nhớ rằng máu chảy vào nhãn cầu sẽ nhanh chóng bị phân hủy gây ra bệnh nhiễm sắt mắt nên điều trị phải hết sức tích cực.
Để điều trị biến chứng chảy máu trong nhãn cầu
Cho bệnh nhân sốt xuất huyết uống mỗi ngày 6 viên Rutin C chia làm 2 lần, sau 2 bữa ăn chính, trong 5 ngày.
Rutin là một glucosid được chiết xuất từ hoa Hòe. Rutin tăng sức bền cho các mao mạch và làm giảm tính thấm của các mao mạch. Rutin C bịt các lỗ thủng li ti trên những mao mạch của bệnh nhân sốt xuất huyết. Rutin rất ít độc nên có thể dùng kéo dài. Dùng liều cao đôi khi gặp ngứa, nổi mề đay, đại tiện loãng, nhức đầu, chóng mặt, ngừng thuốc các triệu chứng trên sẽ hết.
– Nếu thị lực tăng lên (mắt nhìn sáng rõ hơn, thể trạng khá hơn, nhiệt độ giảm xuống, không chảy máu cam, tỉnh táo, bệnh nhân nhà xa bệnh viện), ta có thể tiếp tục điều trị ở nhà.
– Nếu thị lực giảm (mắt nhìn kém hơn trước) nên đem bệnh nhân đến chuyên khoa mắt. Ở đây người ta tiêm cho bệnh nhân 1 ống Hyasa 1mg sau nhãn cầu cho 1 mắt (Hyasa là 1 men có tác dụng làm giảm độ nhớt của các gian bào, làm tăng độ thấm của các mao mạch. Nó làm các loại thuốc lan tỏa đi nhanh chóng, làm máu tiêu nhanh, làm nhãn áp hạ).
Nên nhớ chỉ được phép tiêm Hyasa sau nhãn cầu ở chuyên khoa mắt.
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}