Hiểu bệnh A-Z - Nhãn khoa

04/09/2023 GMT+0700

Bệnh lý thoái hóa hoàng điểm tuổi già

Trần Thị Kim Ngân

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) là tình trạng khá phổ biến gây ra giảm thị lực cho những người từ 50 tuổi trở lên. AMD không gây mù hoàn toàn, nhưng mất thị lực trung tâm có thể gây khó khăn trong việc nhận dạng khuôn mặt hoặc khi nấu ăn, sửa chữa đồ đạc trong nhà phải làm việc với khoảng cách rất gần. 

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già là gì?

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (Age-related Macular Degeneration – AMD) là một bệnh lý mắt gây giảm tầm nhìn (thị lực) trung tâm và ảnh hưởng đến việc đọc sách hoặc lái xe. 

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) là tình trạng khá phổ biến gây ra giảm thị lực cho những người từ 50 tuổi trở lên. AMD không gây mù hoàn toàn, nhưng mất thị lực trung tâm có thể gây khó khăn trong việc nhận dạng khuôn mặt hoặc khi nấu ăn, sửa chữa đồ đạc trong nhà phải làm việc với khoảng cách rất gần. 

AMD tiến triển rất chậm ở một vài người. Ngay cả khi bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh, cũng có thể không biết mắt bị giảm thị lực trong một khoảng thời gian dài. Đối với những người khác, AMD tiến triển nhanh hơn và có thể gây mất thị lực trung tâm ở một hoặc hai mắt. 

Triệu chứng của bệnh AMD

Khi AMD tiến triển, nhiều người sẽ nhìn thấy một vùng mờ ở ngay thị lực trung tâm. Thời gian trôi qua, vùng mờ này sẽ lớn lên và bệnh nhân nhìn thấy một điểm đen và mọi thứ nhìn có vẻ kém sáng hơn trước. 

Một vài người lại có trải nghiệm nhìn đường thẳng thấy bị biến dạng. Đây là một dấu hiệu cảnh báo giai đoạn trễ của bệnh AMD. Nếu bệnh nhân có triệu chứng này, nên khám mắt ngay lập tức. 

Những ai có nguy cơ bị AMD?

- Người trên 50 tuổi

- Yếu tố gia đình có tiền sử bị AMD

- Là người thuộc chủng tộc da trắng

- Hút thuốc

- Béo phì

- Cao huyết áp

- Ăn chế độ ăn giàu chất béo bão hòa (có trong các loại thực phẩm như thịt, bơ và phô mai)

- Người bị bệnh tim cũng có nguy cơ cao bị AMD giống như người bị mỡ trong máu cao.

Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị AMD bởi vì tuổi tác, bệnh sử gia đình hoặc những lý do khác, điều quan trọng là nên khám mắt thường xuyên. AMD ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng; do vậy, bệnh nhân đừng đợi đến khi thị lực bị ảnh hưởng mới đến khám.

Làm sao để giảm yếu tố nguy cơ bị bệnh AMD?

Nghiên cứu chứng minh rằng bệnh nhân có thể làm giảm yếu tố nguy cơ bị bệnh AMD (hoặc làm chậm sự tiến triển) bằng các cách sau:

- Ngưng hút thuốc hoặc không bắt đầu hút thuốc

- Tập thể dục thường xuyên

- Giữ huyết áp và lượng mỡ trong máu ở mức bình thường

- Ăn uống lành mạnh, bao gồm rau xanh và cá.

Phân loại bệnh AMD

AMD có 2 dạng: AMD thể khô và AMD thể ướt.

AMD thể khô: Dạng này khá phổ biến. Khoảng 80% bệnh nhân bị AMD là bị ở dạng thể khô. Thể khô AMD nghĩa là khi vùng hoàng điểm ngày càng mỏng theo tuổi và các hạt protein đóng lại thành cụm, gọi là drusen. Bệnh nhân dần dần bị mất thị lực trung tâm. Hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh AMD thể khô.

AMD thể ướt: Dạng này ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn nhiều. AMD thể ướt là do các mạch máu mới, bất thường phát triển ở võng mạc. Những mạch máu mới này có thể rò rỉ máu hoặc dịch, gây ra sẹo ở vùng hoàng điểm. Bệnh nhân bị giảm thị lực nhanh hơn ở dạng thể ướt so với thể khô. 

Nhiều bệnh nhân không biết bản thân bị AMD cho đến khi mắt nhìn mờ. Do đó, bệnh nhân nên đi kiểm tra mắt định kỳ để được phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu của bệnh AMD. 

Bác sĩ nhãn khoa khám kiểm tra bệnh AMD như thế nào?

Khi khám mắt tổng quát có nhỏ dãn đồng tử, bác sĩ sẽ kiểm tra được bệnh nhân có bị AMD hay không. Quy trình khám cũng đơn giản và không gây đau cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc dãn đồng tử vào mắt và kiểm tra xem bệnh nhân có bị AMD hoặc các bệnh lý mắt khác không.

Khi nhỏ dãn đồng tử, bệnh nhân nhìn sẽ bị mờ và ra nắng bị chói trong vài tiếng sau khi khám. Do đó, tốt nhất nên có người nhà chở về, đặc biệt đối với người chưa khám nhỏ dãn đồng tử bao giờ. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho làm thêm khám nghiệm gọi là chụp cắt lớp quang học (OCT). Khám nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng phía sau mắt, cụ thể là võng mạc, hoàng điểm và các lớp sợi thần kinh. 

Điều trị AMD

– AMD thể khô

Hiện tại không có hướng điều trị cho bệnh AMD thể khô. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có nhiều drusen (chất lắng đọng màu vàng dưới võng mạc) hoặc bị giảm thị lực nhiều có thể kết hợp bổ sung dinh dưỡng. Nghiên cứu lớn (như AREDS) cho thấy rằng bệnh nhân có thể làm chậm quá trình AMD thể khô tiến triển bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất hằng ngày, bao gồm:

- Vitamin C (500mg)

- Vitamin E (400 IU)

- Lutein (10mg)

- Zeaxanthin (2mg)

- Zinc (80mg)

- Copper (2mg).

Bác sĩ sẽ gợi ý cho bệnh nhân các loại vitamin và khoáng chất cần bổ sung cho AMD thể khô, phù hợp với từng cá thể, bởi vì không phải đối tượng nào cũng cần bổ sung hết các loại vitamin đã nêu trên, cụ thể, beta caroten không phù hợp cho người hút thuốc và sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

– AMD thể ướt 

Để điều trị AMD thể ướt, bác sĩ sẽ tiêm thuốc nội nhãn ức chế tăng sinh mạch máu (anti-VEGF). Thuốc này giúp hạn chế các mạch máu mới phát triển ở võng mạc, đồng thời làm chậm sự rò rỉ từ các mạch máu. 

Ngoài ra, điều trị bằng laser có thể áp dụng cho AMD. Bác sĩ điều trị sẽ chiếu tia laser vào những mạch máu bất thường. Điều này làm giảm số lượng mạch máu mới bất thường và giảm sự rò rỉ. 

Bệnh nhân thích nghi thế nào khi bị giảm thị lực do AMD?

Không phải bệnh nhân nào bị AMD cũng tiến triển thành giai đoạn nặng của AMD hoặc bị cả hai mắt. Tuy nhiên, nếu xảy ra, bệnh nhân phải tập thích nghi với tình trạng bị giảm thị lực do AMD, đây là một điều khó khăn cho bệnh nhân. Khi bị mất thị lực vĩnh viễn, hay còn gọi là khiếm thị, nghĩa là thị lực sẽ tăng rất ít hoặc gần như không tăng với kính gọng, kính tiếp xúc, thuốc hay phẫu thuật, mất thị lực vĩnh viễn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 

Tuy nhiên, những bệnh nhân bị khiếm thị do AMD có thể sử dụng quang cụ khiếm thị để giúp nhìn rõ hơn. 

Kiểm tra tầm nhìn với bảng lưới Amsler

AMD làm suy giảm tầm nhìn theo thời gian. Lúc đầu, bệnh nhân có thể không phát hiện được. Tuy nhiên, bệnh nhân cần theo dõi để phát hiện sớm khi thị lực thay đổi. Điều trị sớm có thể làm chậm hoặc ngăn chặn việc mất thị lực. Bệnh nhân có thể sử dụng bảng lưới Amsler mỗi ngày để theo dõi tầm nhìn.                

Sau đây là cách hướng dẫn sử dụng bảng lưới Amsler:

- Đặt bảng lưới Amsler ở nơi mà bệnh nhân có thể nhìn mỗi ngày. Nhiều người sẽ dán ở phía trước cửa tủ lạnh hoặc dán ở trên gương.

- Trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, bệnh nhân đứng ở khoảng cách 30 – 40cm, đeo kính nhìn gần (nếu bệnh nhân vẫn thường đeo kính nhìn gần để đọc sách) và nhìn vào bảng lưới này.

- Che một mắt lại. Mắt còn lại mở và nhìn vào chấm tròn ở ngay giữa bảng lưới. Trong lúc tập trung nhìn vào chấm tròn, bệnh nhân để ý xem các đường thẳng có bị bẻ cong hoặc lượn sóng không. Chú ý xem có phần nào của bảng lưới nhìn bị mờ, tối hoặc biến dạng không.

- Sau đó, bệnh nhân đổi bên che mắt và thực hiện các bước giống lúc đầu.

Bệnh nhân nên đến khám mắt ngay lập tức nếu nhìn thấy các đường thẳng hoặc một phần của bảng lưới bị lượn sóng, mờ hoặc tối.

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Khô mắt

05/09/2023 04:31:00 GMT+0700

Khô mắt là một vấn đề phổ biến và thường là mãn tính, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Mỗi khi chớp mắt, nước mắt trải ra khắp mặt trước của mắt. Nước mắt có chức năng như sau: cung cấp chất bôi trơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt, rửa sạch dị vật trong mắt và giữ cho bề mặt của mắt mịn màng và trong suốt. Khi có quá nhiều nước mắt, phần nước mắt dư thừa chảy vào các ống dẫn lưu nhỏ ở góc trong của mí mắt và chảy vào phía sau mũi.

sile

Thuốc kháng VEGF trong điều trị bệnh lý võng mạc

05/09/2023 02:09:00 GMT+0700

Các bệnh lý võng mạc (thoái hóa điểm vàng, phù hoàng điểm do đái tháo đường...) là nguyên nhân chính làm suy giảm thị lực, gây ra những khuyết tật thị giác dẫn đến mù lòa. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, các thuốc kháng VEGF ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý võng mạc, vì mang lại hiệu quả cao, góp phần ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

sile

Bệnh lý thoái hóa hoàng điểm tuổi già

04/09/2023 08:20:00 GMT+0700

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) là tình trạng khá phổ biến gây ra giảm thị lực cho những người từ 50 tuổi trở lên. AMD không gây mù hoàn toàn, nhưng mất thị lực trung tâm có thể gây khó khăn trong việc nhận dạng khuôn mặt hoặc khi nấu ăn, sửa chữa đồ đạc trong nhà phải làm việc với khoảng cách rất gần. 

sile

Omega-3 có thể ngăn ngừa mất thính giác

30/08/2023 07:49:00 GMT+0700

Bổ sung đầy đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa mất thính giác khi bạn già đi, một báo cáo mới cho thấy: Mức độ thấp của acid béo omega-3 acid docosahexaenoic (DHA) có liên quan đến mất thính giác ở tuổi trung niên và tuổi già.

sile

Kính áp tròng những điều cần biết

27/08/2023 06:53:00 GMT+0700

Nếu phân theo thời gian thay mới, có 4 loại kính áp tròng: kính thay mới hàng ngày (kính dùng một lần), kính thay mơi hàng tuần (thay mới sau 1 – 2 tuần), kính thay mới hàng tháng, kính thay mới hàng năm.

sile

Vitamin và khoáng chất đối với thai phụ

26/08/2023 16:44:00 GMT+0700

Trong thai kỳ, ruột hấp thụ nhiều calci hơn bình thường. Vì vậy, phụ nữ mang thai hay cho con bú không nên bổ sung calci nếu họ khỏe mạnh bình thường; trừ các trường hợp đặc biệt

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}