Hiểu bệnh A-Z - Nhãn khoa

27/08/2023 GMT+0700

Kính áp tròng những điều cần biết

CNKXNK Võ Huỳnh Nhi

Nếu phân theo thời gian thay mới, có 4 loại kính áp tròng: kính thay mới hàng ngày (kính dùng một lần), kính thay mơi hàng tuần (thay mới sau 1 – 2 tuần), kính thay mới hàng tháng, kính thay mới hàng năm.

Thời gian đeo kính

Cho đến 1979, mọi người đều đeo kính áp tròng vào ban ngày, tháo ra và vệ sinh mỗi đêm. Sau đó “kính áp tròng đeo qua đêm” ra đời. Có 2 chế độ đeo kính phân theo thời gian:

– Đeo kính mỗi ngày (daily wear): cần tháo và vệ sinh kính mỗi đêm.

– Đeo qua đêm (extended wear hay continuous wear): có thể đeo kính qua đêm, thường là đeo liên tục 7 ngày mà không cần tháo kính. Một số loại kính đeo liên tục đến 30 ngày, đây là thời gian đeo liên tục dài nhất được FDA chứng nhận tính đến thời điểm hiện tại.

Khi nào cần thay kính áp tròng mới?

Kể cả khi chăm sóc kính đúng cách, kính áp tròng (đặc biệt là kính mềm) nên được thay mới thường xuyên để ngăn chặn việc tích tụ các chất cặn bã, vi trùng nhằm đảm bảo an toàn cho mắt. Nếu phân theo thời gian thay mới, có 4 loại kính áp tròng: kính thay mới hàng ngày (kính dùng một lần), kính thay mơi hàng tuần (thay mới sau 1 – 2 tuần), kính thay mới hàng tháng, kính thay mới hàng năm.

Kính cứng khó bám bẩn và tích tụ chất bẩn hơn kính mềm nên không cần thay mới quá thường xuyên. Thông thường kính cứng thấm khí có thể sử dụng đến 1 năm hoặc hơn rồi mới cần được thay mới.

Một số lưu ý khi sử dụng kính áp tròng

– Không nên tự ý mua kính áp tròng mà không khám mắt, thử kính ở những phòng khám uy tín có dịch vụ kính áp tròng:

Hiện nay, phần lớn người sử dụng kính áp tròng ở Việt Nam thường xuyên tự ý mua kính áp tròng dựa vào độ kính gọng của mình. Điều này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ.

+ Thứ nhất nếu bạn tự mua kính áp tròng, rất có nguy cơ kính không phù hợp với mắt của bạn. Kính có thể quá chặt, quá lỏng hoặc chất liệu kính ít thấm khí khiến mắt bạn bị khô và khó chịu. Nếu đeo kính sai trong một thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: khô mắt, viêm giác mạc, nhiễm trùng, phù giác mạc, loét giác mạc, tân mạch giác mạc.

+ Thứ hai, những người tự ý mua kính áp tròng thường không theo dõi và khám mắt định kỳ, bạn có thể tự mua kính áp tròng nhưng không thể tự phát hiện ra liệu có vấn đề gì với mắt mình hay không cho đến bạn cảm thấy mờ hoặc đau nhức mắt và đi khám, lúc này tình trạng đã nặng. Kính áp tròng không được vệ sinh và sử dụng đúng cách là “mảnh đất màu mỡ” cho vi sinh vật sinh sôi, vì vậy những người đeo kính áp tròng thường xuyên nên đến khám với bác sĩ mắt hoặc nhà khúc xạ nhãn khoa để được hướng dẫn đầy đủ về việc sử dụng kính và theo dõi định kỳ.

– Vệ sinh kính áp tròng đúng cách:

Ngày nay, việc bảo quản và vệ sinh kính áp tròng đơn giản hơn bao giờ hết. Trước đây, khi sử dụng kính áp tròng, bạn cần ít nhất là vài chai dung dịch vệ sinh khác nhau. Ngày nay người sử dụng kính áp tròng chỉ cần một loại dung dịch đa chức năng duy nhất để rửa, khử trùng, ngâm và bảo quản kính áp tròng. Những người có cơ địa dị ứng với chất bảo quản có trong dung dịch cần một loại dung dịch đặc biệt không có chất bảo quản, như hydrogen peroxid (H2O2).

Đối với kính áp tròng dùng 1 lần, sau khi sử dụng, bạn phải bỏ kính đi và vì vậy không cần vệ sinh kính.

Đối với kính áp tròng dùng lâu dài (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, thường đối đa là 6 tháng), kính cần được vệ sinh và bảo quản đúng cách. Nếu bạn sử dụng dung dịch vệ sinh đa chức năng, cách dùng như sau:

+ Sau khi sử dụng, tháo kính áp tròng ra, cho kính vào lòng bàn tay.

+ Cho một lượng dung dịch vừa ngập kính.

+ Dùng phần thịt (không dùng phần móng) của ngón tay trỏ xoay nhẹ và miết nhẹ kính từ trong ra ngoài để các bụi bẩn tạp chất được đưa ra ngoài. Đổi mặt kính và làm tương tự.

+ Cho dung dịch mới vào khay đựng, cho kính đã vệ sinh vào khay để đến khi cần dùng. Dung dịch ngâm cần được thay mới mỗi ngày.

+ Cọ rửa khay đựng thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh kính, thay khay đựng mỗi 2 tháng 1 lần.

+ Sử dụng đúng dung dịch rửa chuyên dụng cho từng loại kính áp tròng.

+ Cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi tháo kính cũng như vệ sinh kính.

+ Tuyệt đối không thay nước vệ sinh kính chuyên dụng bằng nước muối hay nước máy.

– Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm:

Kính áp tròng cần được đeo trước khi trang điểm, nhằm đảm bảo bụi trang điểm sẽ không rơi vào mắt và kẹt giữa mắt và kính làm trầy xước giác mạc và gây viêm nhiễm, dị ứng.

– Không sử dụng lại kính áp tròng dùng một lần:

Mỗi loại kính áp tròng được sản xuất với những chỉ tiêu về chất lượng khác nhau. Kính áp tròng dùng một lần chỉ phù hợp để đeo trong vòng 8 – 10 giờ và phải bỏ đi sau khi tháo ra. Tuyệt đối không dùng lại kính áp tròng dùng một lần.

– Không dùng kính áp tròng khi đang đau, đỏ mắt:

Khi mắt đang đau hoặc đỏ, kính áp tròng thông thường sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Sau khi các vấn đề về mắt được điều trị triệt để và có chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân mới được phép sử dụng lại kính áp tròng.

– Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng

– Không sử dụng chung kính áp tròng…

– Không đeo kính quá lâu trong ngày:

Đối với những người lần đầu đeo kính áp tròng, các chuyên gia về mắt thường khuyến cáo đeo kính từ 4 – 6 giờ/ngày, sau đó tăng dần theo nhu cầu từ 8 – 10 giờ/ngày. Tùy vào từng loại chất liệu và hãng sản xuất mà thời gian đeo kính sẽ khác nhau, chất liệu thấm khí tot nhất hiện tại là silicon hydrogel. Cần tuân thủ đúng thời gian đeo khuyến cáo của từng loại và từng hãng kính áp tròng.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Khô mắt

05/09/2023 04:31:00 GMT+0700

Khô mắt là một vấn đề phổ biến và thường là mãn tính, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Mỗi khi chớp mắt, nước mắt trải ra khắp mặt trước của mắt. Nước mắt có chức năng như sau: cung cấp chất bôi trơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt, rửa sạch dị vật trong mắt và giữ cho bề mặt của mắt mịn màng và trong suốt. Khi có quá nhiều nước mắt, phần nước mắt dư thừa chảy vào các ống dẫn lưu nhỏ ở góc trong của mí mắt và chảy vào phía sau mũi.

sile

Thuốc kháng VEGF trong điều trị bệnh lý võng mạc

05/09/2023 02:09:00 GMT+0700

Các bệnh lý võng mạc (thoái hóa điểm vàng, phù hoàng điểm do đái tháo đường...) là nguyên nhân chính làm suy giảm thị lực, gây ra những khuyết tật thị giác dẫn đến mù lòa. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, các thuốc kháng VEGF ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý võng mạc, vì mang lại hiệu quả cao, góp phần ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

sile

Bệnh lý thoái hóa hoàng điểm tuổi già

04/09/2023 08:20:00 GMT+0700

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) là tình trạng khá phổ biến gây ra giảm thị lực cho những người từ 50 tuổi trở lên. AMD không gây mù hoàn toàn, nhưng mất thị lực trung tâm có thể gây khó khăn trong việc nhận dạng khuôn mặt hoặc khi nấu ăn, sửa chữa đồ đạc trong nhà phải làm việc với khoảng cách rất gần. 

sile

Omega-3 có thể ngăn ngừa mất thính giác

30/08/2023 07:49:00 GMT+0700

Bổ sung đầy đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa mất thính giác khi bạn già đi, một báo cáo mới cho thấy: Mức độ thấp của acid béo omega-3 acid docosahexaenoic (DHA) có liên quan đến mất thính giác ở tuổi trung niên và tuổi già.

sile

Kính áp tròng những điều cần biết

27/08/2023 06:53:00 GMT+0700

Nếu phân theo thời gian thay mới, có 4 loại kính áp tròng: kính thay mới hàng ngày (kính dùng một lần), kính thay mơi hàng tuần (thay mới sau 1 – 2 tuần), kính thay mới hàng tháng, kính thay mới hàng năm.

sile

Vitamin và khoáng chất đối với thai phụ

26/08/2023 16:44:00 GMT+0700

Trong thai kỳ, ruột hấp thụ nhiều calci hơn bình thường. Vì vậy, phụ nữ mang thai hay cho con bú không nên bổ sung calci nếu họ khỏe mạnh bình thường; trừ các trường hợp đặc biệt

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}