Rất lâu trước đây, kính áp tròng lần đầu tiên được mô tả và tưởng tượng bởi danh họa Leonardo da Vinci. Sau đó được một bác sĩ người Đức làm ra từ thủy tinh.
Sau đó những chất liệu khác thân thiện hơn với mắt được phát minh nhưng không có loại nào thật sự thoải mái khi đeo và tất cả đều không cho không khí thấm qua, điều này rất có hại cho mắt. Mắt cũng như các cơ quan khác, cần oxy để duy trì sự khỏe mạnh. Kính áp tròng được đặt sát trên mắt như một chiếc áo giáp, không cho oxy thấm qua có nghĩa là mắt đang bị bóp nghẹt và không được “thở”. Trước đây, tất cả kính áp tròng được làm từ chất liệu polymethyl methacrylat (PMMA). Chất liệu này không thấm nước và không cho không khí thấm qua khiến mắt rất khó chịu và bị tổn thương.
Rất nhanh chóng, chất liệu này trở nên lỗi thời khi kính cứng thấm khí ra đời. Vẫn là chất liệu nhựa cứng nhưng cho phép oxy đi qua dễ dàng, tuy nhiên loại vật liệu này vẫn còn rất khó chịu với mắt do tính cứng của nó. Kính cứng nhanh chóng bị thay thế bởi kính mềm - loại chất liệu thấm nước cho cảm giác dễ chịu hơn. Kính mềm dễ làm quen hơn và dễ chịu hơn nhiều cho người dùng so với kính cứng.
Cuối những năm 1960, sự bùng nổ của chất liệu làm kính áp tròng mới là hydrogel được phát minh. Hydrogel là vật liệu mềm, ưa nước. Điều này chính là chìa khóa giúp oxy có thể đi qua kính vào bên trong mắt, giúp mắt khỏe hơn và cảm giác dễ chịu hơn. Hydrogel trở thành vật liệu tiêu chuẩn để sản xuất kính áp tròng. Sau đó, kính áp tròng hydrogel dùng một lần (daily disposable) ra đời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người mỗi ngày. Mặc dù chất liệu hydrogel cho phép oxy đi qua nhưng vẫn không dễ như mắt không đeo kính. Hydrogel là vật liệu ưa nước, do đó kính sẽ dày hơn để đảm bảo độ bền và vì vậy sẽ càng hạn chế lượng oxy đi vào mắt. Hơn nữa, kính mềm làm từ vật liệu hydrogel sẽ trở nên cứng khi chúng bị khô (mất nước) và gây khó chịu, đặc biệt với những người khô mắt.
Bước sang thế kỷ 21, một trang mới được mở ra, chất liệu silicon hydrogel ra đời, cho phép 100% oxy tiếp cận mắt, tương tự như trong điều kiện không đeo kính. Chất liệu này bền hơn, kính mỏng hơn, dễ chịu hơn nữa. Kính áp tròng trở nên càng ngày càng phổ biến. Trước đây, khô mắt khi sử dụng kính áp tròng luôn là một nỗi lo thường có ở người dùng, nhưng từ khi vật liệu mới này được phát minh, kính áp tròng silicon hydrogel thậm chí còn được sử dụng để điều trị khô mắt.
Chính xác là năm 2002, chất liệu silicon hdrogel ra đời. Kính có độ thấm khí cao gấp 5 lần so với kính hydrogel thông thường. Silicon hydrogel được tạo ra bằng cách kết hợp cao su silicon và monomer hydrogel. Rất khó để tạo ra phản ứng kết hợp này, bởi vì silicon là vật liệu kỵ nước trong khi đó monomer hydrogel là vật liệu ưa nước.
Ngoài độ thấm khí (permeability) và độ ngậm nước (water content), độ ướt (wettability) cũng là một chỉ số quan trọng khi đánh giá chất liệu kính áp tròng. Độ ướt là xu hướng mà dung dịch dàn trải trên chất liệu cứng.
Độ ướt càng cao cho phép nước mắt bao phủ kính càng nhiều, tạo một lớp phủ liên tục và trơn tru để đảm bảo thị lực ổn định cho người đeo mỗi lần chớp mắt. Mặc dù silicon cho phép 100% oxy thấm qua nhưng lại có độ ướt rất thấp (gần như bằng 0) trong khi hydrogel có độ ướt rất cao. Sự kết hợp giữa silicon và hydrogel tạo nên chất liệu hoàn hảo cho kính áp tròng, vừa có độ thấm khí tốt, vừa dễ chịu và cho thị lực ổn định.
Các hãng sản xuất kính áp tròng kết hợp chất liệu này với công nghệ làm ướt bề mặt nhờ vậy kính áp tròng trở nên cực kỳ ẩm, mềm và ướt trong khi vẫn cho phép oxy đi vào trong mắt. Hiện nay kính áp tròng làm từ chất liệu silicon hydrogel vẫn là lựa chọn hàng đầu cho người sử dụng kính áp tròng thường xuyên.
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}