1. Khái quát
Tiến bộ quan tâm sức khỏe chung của đồng bào đưa một số người lớn tuổi đi khám bệnh theo Tây y, trong đó không ít mang vài nét trầm cảm. Về mặt lâm sàng, nói đúng ra không có khoa triệu chứng học đặc thù về trầm cảm của người lớn tuổi mà thường khi lại có khó khăn trong chẩn đoán. Thực vậy, có những hình thể lâm sàng của trầm cảm đánh lừa, đặc biệt với rối loạn thuộc cơ thể; khả năng thuộc tâm lý - hành vi; hoặc thuộc các vấn đề đối mặt với biến chất của chức năng nhận thức ở người bệnh. Như thế, một mặt là các hình thể che giấu của trầm cảm, và mặt kia là các thay đổi “tự nhiên” do tuổi già… đó là các đặc điểm và khó khăn trong chẩn đoán trầm cảm ở người già.
Như thế làm sao nhận ra trầm cảm? Có thể nhận ra được nhờ thành phần bệnh lý nào chiếm ưu thế hơn; lưu ý đến thành phần xã hội của người bệnh và chiều hướng than vãn từ người bệnh.
Khái niệm “Trầm cảm của người già” ở xứ người đặt ra nhiều vấn đề khác hẳn ở xã hội ta: dân tộc ta già dần, người già sống đơn độc hay tập trung trong cơ quan Nhà nước, vấn đề tự sát (30% là số người trên 60 tuổi)…
Để qua một bên các việc không dính dáng gì với ta, tập hồ sơ của tạp chí y khoa Pháp chứa đựng nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý giá mà chúng tôi lần lượt ghi lại, như lời trực tả trong một bài học lâm sàng sống động (những dòng chữ đậm là ý kiến của thầy dạy; trong bản chính, câu trả lời giấu dưới lớp mực trắng cần cào qua bằng đồng xu kim loại).
2. Lâm sàng: Lý do khám bệnh - Hỏi han người bệnh
– Hơn bất cứ trong lĩnh vực y khoa nào, liên hệ thầy thuốc - bệnh nhân là tối ư quan trọng, là chìa khóa thành công hay thất bại trong khám và điều trị bệnh có nét trầm cảm.
– Phụ nữ đứng tuổi tiếp nhận với nhiều thiện cảm những hỏi han về con cái và cuộc sống của chính họ.
– Phản bác một ý niệm sai phải dõng dạc từng câu đanh thép.
Trường hợp 1: Một bà đến khám bệnh, đi một mình, vẻ chậm chạp, mặt hơi buồn buồn…
– Bà có gia đình không? Sinh mấy người con?
Vẻ mặt bỗng dưng đổi nét ngạc nhiên rồi dịu ngay:
– Tôi không có lập gia đình, sống độc thân! Cho khỏe! Chồng con thêm chi cho bận bịu?
Một bà đến khám, có một phụ nữ tương đối trẻ đi theo:
– Bà sinh ấy người con! Giờ ở với đứa nào?
– Năm đứa, giờ ở với thằng út; con nhỏ này là dâu.
– Phước đức ông bà! Cưới được cô dâu hiền chịu khó đưa bà mẹ chồng đi chữa bệnh!
Một bà đến khám có một cô gái trẻ măng đi theo.
– Bà sinh mấy người con? Giờ ở với đứa nào?
– Sáu đứa, giờ ở với con gái út. Nhỏ này là cháu ngoại.
– Kiếp trước dài công tu, giờ có hạnh phúc? Bà chị tôi con cái ở ngoại quốc hết, than cô đơn khi đau ốm!
Trường hợp 2: Một bà bước vào phòng khám, ôm trên tay một xấp giấy, cử chỉ có vẻ hơi hối hả. Được biết bà tên L., cán bộ hưu trí, 65 tuổi, đến khám lần đầu vì quyển sổ ghi đơn thuốc mới toanh.
– Bà đau bao lâu rồi, nay đến khám?
Người bệnh do dự, không trả lời được ngay… một vài phút sau:
– Hơn cả năm nay!...
Và tiếp theo là một tràng từ y khoa về bệnh lý…
– Người già rất nhạy với những bực bội nho nhỏ ở thể xác, chưa rõ về thân thể hay do trầm cảm “ăn theo”, nhưng lại dễ chữa bằng thuốc trị chứng; cần thiết thanh toán trong một hai đơn thuốc đầu.
– Bà bình tĩnh, kể chậm chậm những gì khó chịu, bực bội trong cơ thể. Tôi chữa cho chính bà, không chữa những gì người khác in trên giấy và cũng không chữa cho cái hình!
Giọng dịu hẳn xuống bà chỉ dưới vùng hạ sườn, rồi tiếp tục “tuôn”:
– Tôi bị viêm dạ dày, chữa khi hết khi không, đi tiêu xì xọp, đau lâm râm, gan bị nhiễm mỡ, máu cũng bị có mỡ… không biết có ung thư hay không?
– Viêm là tiếng của ngành y, nó có 4 đặc điểm: sưng, nóng, đỏ, đau… Bà chỉ có đau không, vả lại bao tử có đau thì đau dữ dội lắm mà không phải chỗ bà vừa chỉ; đi tiêu xì xọp thuộc về ruột già (tức đại tràng); gan nhiễm mỡ cũng là tiếng ngành y nói về dáng vẻ hơi già giống như nói tóc của bà hoa râm, còn mỡ trong máu, ai lại không có, có thứ tốt, có thứ xấu… Bà nói sợ ung thư,… Đã hơn năm rồi, bà nằm ở ngoài nghĩa địa, đâu còn ở đây?...
– Tôi cũng hay hồi hộp, do hở van tim.
– Đâu có ai có van tim đóng khít hoài hoài! Cũng cám ơn ông trời thỉnh thoảng cho van hở, thỉnh thoảng cho đóng khít!
– Tôi cũng bị thoái hóa cột sống.
– Đây cũng là từ y học nói khớp bắt đầu già gây đau nhức, cũng như các bắp thịt đau nhức mà ta quen gọi phong thấp. Vậy thôi!
– Cần khuyến khích người bệnh kể tất cả những bực bội thể xác, một mặt có lợi về tâm lý; kể tới đâu, ta bác bỏ tính bi thiết tới đó; mặt khác, chỉ cho người bệnh thấy có yếu tố thần kinh chen vào vì nói đi nói lại 4 – 5 lần chỉ có mỗi một triệu chứng và cuối cùng ta cố gắng giải quyết ở một - hai đơn thuốc đầu trong điều trị.
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}