Mệt mỏi

BS. Nguyễn Thanh Hải

 

Mệt mỏi không phải là triệu chứng đặc hiệu của một bệnh nào đó, mà là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Các triệu chứng và dấu hiệu hay đi kèm với mệt mỏi có thể gặp là:

- Yếu mệt, hay đổ mồ hôi, da xanh xao, uể oải, ngất xỉu.

- Chán ăn, sụt cân.

- Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

- Giảm ham muốn, mất khoái cảm, rối loạn cương.

- Đau nhức cơ, đau lưng, nhức mỏi khi vận động, kiệt sức.

- Nhức đầu, chóng mặt, ù tai.

- Khó tập trung, giảm trí nhớ.

- Bồn chồn, bứt rứt, lo âu.

- Nóng tính, dễ kích động.

- Mất nghị lực, thụ động.

Phần lớn các trường hợp mệt mỏi là do làm việc cực nhọc hoặc do gắng sức. Có thể giảm kiểu mệt mỏi này bằng cách ngủ đầy đủ và dinh dưỡng tốt.

Các nguyên nhân khác gây ra mệt mỏi có thể gặp là do lo lắng, trầm cảm, thiếu ngủ và nghỉ ngơi không đủ.

Tình trạng mệt mỏi cũng có thể gặp ở một số bệnh lý như:

- Suy tim, bệnh phổi, suy thận

- Thiếu máu

- Bệnh khớp, lupus

- Nhiễm trùng, lao, HIV

- Bệnh nội tiết như suy hoặc cường giáp, suy thượng thận, đái tháo đường

- Mãn kinh

- Ung thư

- Nghiện rượu và do tác dụng phụ của một số loại thuốc như kháng histamin, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp…

Mệt mỏi có thể là một đáp ứng bình thường và quan trọng đối với các hoạt động thể lực quá sức, stress tinh thần, sự buồn chán, hoặc thiếu ngủ. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng có thể là một dấu chứng không đặc hiệu của nhiều rối loạn nguy hiểm về tinh thần hoặc thể xác. Khi mệt mỏi không giảm sau khi ngủ đủ và ăn uống dinh dưỡng tốt, hoặc khi bớt stress, nên đi khám bệnh, vì mệt mỏi tuy là một than phiền thường gặp và lành tính trong đa số trường hợp, nhưng thỉnh thoảng có thể do nguyên nhân nguy hiểm bị bỏ sót.

Người bệnh nên quan tâm và mô tả tỉ mỉ về kiểu mệt mỏi, vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong việc xác định nguyên nhân.

Hãy đi khám bệnh ngay, nếu:

- Chóng mặt hoặc ngất

- Giảm thị lực

- Tiểu ít hoặc không tiểu, phù hoặc tăng cân nhanh

Cũng nên báo cho bác sĩ, nếu:

- Yếu sức hoặc mệt liên tục không giải thích được, đặc biệt nếu kèm theo sốt hoặc sụt cân không cố ý

- Táo bón, da khô, tăng cân, sợ lạnh

- Dễ thức giấc và khó ngủ lại xảy ra nhiều lần trong đêm

- Nhức đầu

- Đang uống thuốc để chữa một bệnh nào đó, rồi thấy mệt mỏi xuất hiện sau đó

- Cảm thấy buồn hoặc chán nản

- Bị mất ngủ.

Chăm sóc tại nhà

Sau đây là các hướng dẫn giúp chống lại mệt mỏi:

- Ăn chế độ hợp lý cho sức khỏe, uống nước đầy đủ

- Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 giờ mỗi đêm

- Tập thể dục thường xuyên

- Bố trí sắp xếp thời gian biểu hợp lý

- Nghỉ ngơi và thư giãn, tập cách thư giãn, thích nghi với stress như thở sâu, kỹ thuật thư giãn cơ, xoa bóp hoặc thiền

- Nên có thú vui giải trí để giao tiếp với xã hội, mọi người. Thỉnh thoảng nên thay đổi công việc thường lệ hàng ngày để tránh sự đơn điệu có thể làm mệt mỏi tinh thần

- Bỏ thói quen xấu: ngưng hút thuốc lá, tránh dùng quá nhiều cà phê và trà vì chúng có thể gây mất ngủ. Tránh dùng thuốc ngủ và rượu, các thứ này có thể gây nghiện và lệ thuộc thuốc.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Rối loạn tâm thần do COVID

04/09/2023 09:20:00 GMT+0700

Một số đáng kể các bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn tiếp tục có những triệu chứng sau giai đoạn cấp của bệnh, và những triệu chứng này kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, có thể là ho, mệt mỏi, đau nhức mạn tính và những than phiền về tâm lý - tâm thần. Các chẩn đoán tâm thần thường gặp nhất là các rối loạn lo âu, rối loạn khí sắc, lạm dụng chất gây nghiện và mất ngủ.

sile

Điều trị một giai đoạn trầm cảm kể cả trong trường hợp nhẹ

17/05/2023 09:09:00 GMT+0700

Cho dù giai đoạn trầm cảm nhẹ hay nặng nguy cơ biến chứng đều như nhau: mãn tính hóa, tự tử, tách rời đời sống cộng đồng. Đã được chứng minh: tiên lượng xấu nếu chẩn đoán hay điều trị trễ; hoặc giả, điều trị không dập tắt được hoàn toàn giai đoạn trầm cảm.

sile

Thuốc giải lo âu

17/05/2023 08:51:00 GMT+0700

Thuốc giải lo âu là những thuốc hướng tâm thần mà hiệu quả lâm sàng nổi bật ở liều thông thường là giảm căng thẳng về mặt cảm xúc hay lo âu, tức hiệu quả giải lo âu. Thông thường cũng được gọi “thuốc bình thản”, “thuốc an thần”.

sile

Mệt mỏi

17/05/2023 07:34:00 GMT+0700

Mệt mỏi là một cảm giác mệt quá sức do các yếu tố thể chất, tinh thần và tình cảm. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác như thiếu năng lượng, giảm đi sức sống. Đa số trường hợp gây ra mệt mỏi là do nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể do một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, dễ bị bỏ sót.

sile

Trầm cảm của người lớn tuổi

17/05/2023 06:33:00 GMT+0700

Về mặt lâm sàng, nói đúng ra không có khoa triệu chứng học đặc thù về trầm cảm của người lớn tuổi mà thường khi lại có khó khăn trong chẩn đoán.

sile

Kinh nghiệm dùng thuốc trong trầm cảm

17/05/2023 03:55:00 GMT+0700

Trong thực tiễn: sáng, một viên có công thức “3B” trước khi ăn, nửa viên an thần nhẹ sau khi ăn; trưa và chiều thuốc chữa trầm cảm, liều nhỏ, tăng dần, kèm theo thuốc trị theo chứng (hệ tiêu hóa hay hệ hô hấp trên); tối: thuốc ngủ, liều nhỏ, không cho ngủ say vì có khả năng “giải tỏa ức chế”; trầm cảm, chữa trị được đúng liều, có thể chen triệu chứng “sát thủ” vào, đưa người bệnh đến tự tử!

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}