Thuốc giải lo âu

BS. Lương Phán

Các tác dụng lâm sàng khác là sự êm dịu (hướng vào giấc ngủ) và tùy theo loại, có thể thấy gây ngủ, giãn cơ, chống co giật.

Các loại thuốc

1. Nhóm benzodiazepin (BZD)

Tác động lên hệ thần kinh trung ương bằng cách làm tăng dẫn truyền thần kinh GABA (acid gamma - amino - butyric) lại vừa gắn lên các thụ thể bằng các nối kết nội sinh mà người ta chưa biết rõ.

1.1 Chỉ định dùng

– Ưu tư - lo lắng cấp trong khuôn khổ: stress cấp và nhất thời; rối loạn thích nghi; rối loạn lo âu hay trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần (kết hợp với một an thần kinh mạnh).

– Không dỗ được giấc ngủ - cai rượu (ngừa và điều trị sảng rượu cấp). Động kinh - run vô căn. Hội chứng ngoài tháp xảy ra sớm do thuốc an thần kinh mạnh. Loại tiêm khi không dùng được loại uống do tình trạng kích động, trong uốn ván.

1.2 Chống chỉ định

Suy hô hấp. Ngừng thở trong khi ngủ. Nhược cơ. Suy gan nặng. Rối loạn chuyển hóa porphirin. Quá nhạy cảm với benzodiazepin.

1.3 Tác dụng không mong muốn

Tùy liều lượng và/hay cảm ứng: ngủ gà, khó tập trung, quên về sau (các việc xảy ra sau một sự kiện mốc); ít khi: lẫn tâm thần hoặc phản ứng nghịch thường (dễ bị kích thích, gây gổ, kích động - hưng phấn).

Dùng lâu dài và/hay liều cao: phát triển tình trạng chịu thuốc với xảy ra việc tùy thuộc cơ thể và tâm lý, có thể đưa đến “hội chứng cai” khi ngưng uống (ưu tư - lo lắng, mất ngủ, cáu gắt, nhức đầu, đau mình); ít khi hơn: kích động, lú lẫn tâm thần, chối bỏ nhân cách, ảo giác, co giật.

Ngộ độc cấp, quá liều nặng, thuốc dã: Anexate hay Flumazenil.

1.4 Thận trọng khi sử dụng

Dùng liều tối thiểu hiệu nghiệm; không ngưng ngang nếu đã sử dụng lâu; giảm từ từ trải dài trong 2 tuần lễ.

Cẩn thận đối với người sử dụng cơ giới; người già (giảm 50 đến 70% liều); tránh dùng ở 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ; ở các bà cho con bú chỉ được phép dùng một lần khi bắt buộc.

Cẩn thận với rượu và một số thuốc hướng thần khác.

Tên thuốc (ghi theo thời gian bán hủy)

Vératran (Clotiazépam), bán hủy: 5 giờ; Séresta (Oxazépam), bán hủy: 8 giờ; Xanax (Alprazolam), bán hủy: 12 giờ; Témesta, Equitam (Lorazépam), bán hủy: 10 đến 20 giờ; Lexomil, Quiétiline (Bromazépam), bán hủy: 20 đến 50 giờ; Valium, Séduxen (Diazepam), bán hủy 32 đến 47 giờ; Urbanyl (Clobazam), bán hủy: 20 đến 50 giờ; Lysanxia (Prazépam), bán hủy: 30 đến 150 giờ; Nordaz (Nordazépam), bán hủy: 30 đến 150 giờ; Victan (Loflazépate d’éthyle) bán hủy: 77 giờ; Tranxène (Clorazépate dipotassique) bán hủy: 30 đến 150 giờ.

2. Nhóm buspiron

Buspar (Buspirone), bán hủy: 2 đến 11 giờ, liều tăng dần chia 3 lần/ngày: 15 đến 20mg, đến 60mg/ngày.

Thuốc giải lo âu thời gian tác động 1 đến 3 tuần. Không hiệu năng êm dịu, không giãn cơ, không chống co giật.

3. Nhóm hydroxyzin

Atarax (Hydroxyzine) bán hủy: 13 đến 20 giờ, liều người lớn 50 ­đến 100mg/ngày, đến 300mg/ngày. Trẻ trên 6 tuổi: 1mg/kg/ngày.

Thuộc loại kháng histamin H1, không cùng họ với phenothazin; dùng làm dịu, giải lo, chống ngứa, có hiệu năng kháng cholin, không hiệu năng gây tùy thuộc, không gây suy hô hấp khi quá liều (trái ngược với benzodiapin).

Dùng trong lo âu, khó dỗ giấc ngủ, dị ứng, tiền gây mê hay trước vài loại thăm dò nội soi.

4. Nhóm carbamat

Equanil, Novalm (méprobamate), bán hủy: 6 đến 16 giờ; liều cho người lớn: 400 đến 1.000mg/ngày, chia 2 đến 4 lần uống. Chỉ định dùng: cai rượu, sảng rượu cấp; khuấy động cấp, lo âu cấp.

5. Các nhóm khác

Covatine (Captodiame)

Stresam (Etifoxine).

Theo kinh điển: tác dụng ưu thế giải lo

– Giải lo âu đơn thuần: Urbanyl (Clobazam); Lexomil (Bromazépam); Lysanxia (Prazépam).

– Gây êm dịu: Tranxène (Clora-zépate); Témesta (Lorazépam).

– Giãn cơ: Valium, Séduxen (Dia-zépam); Myolastan (Tétrazépam).

– Chống co giật: Rivotril (Clonazépam); Valium, Séduxen (Diazépam).

Theo hiện đại: thuốc gây ngủ

Imovane; Zopiclone; Stilnox; Zolpidem; Mogadon; Nuctalon; Rohypnol; Havlane; Noctamide; Normison.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Rối loạn tâm thần do COVID

04/09/2023 09:20:00 GMT+0700

Một số đáng kể các bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn tiếp tục có những triệu chứng sau giai đoạn cấp của bệnh, và những triệu chứng này kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, có thể là ho, mệt mỏi, đau nhức mạn tính và những than phiền về tâm lý - tâm thần. Các chẩn đoán tâm thần thường gặp nhất là các rối loạn lo âu, rối loạn khí sắc, lạm dụng chất gây nghiện và mất ngủ.

sile

Điều trị một giai đoạn trầm cảm kể cả trong trường hợp nhẹ

17/05/2023 09:09:00 GMT+0700

Cho dù giai đoạn trầm cảm nhẹ hay nặng nguy cơ biến chứng đều như nhau: mãn tính hóa, tự tử, tách rời đời sống cộng đồng. Đã được chứng minh: tiên lượng xấu nếu chẩn đoán hay điều trị trễ; hoặc giả, điều trị không dập tắt được hoàn toàn giai đoạn trầm cảm.

sile

Thuốc giải lo âu

17/05/2023 08:51:00 GMT+0700

Thuốc giải lo âu là những thuốc hướng tâm thần mà hiệu quả lâm sàng nổi bật ở liều thông thường là giảm căng thẳng về mặt cảm xúc hay lo âu, tức hiệu quả giải lo âu. Thông thường cũng được gọi “thuốc bình thản”, “thuốc an thần”.

sile

Mệt mỏi

17/05/2023 07:34:00 GMT+0700

Mệt mỏi là một cảm giác mệt quá sức do các yếu tố thể chất, tinh thần và tình cảm. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác như thiếu năng lượng, giảm đi sức sống. Đa số trường hợp gây ra mệt mỏi là do nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể do một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, dễ bị bỏ sót.

sile

Trầm cảm của người lớn tuổi

17/05/2023 06:33:00 GMT+0700

Về mặt lâm sàng, nói đúng ra không có khoa triệu chứng học đặc thù về trầm cảm của người lớn tuổi mà thường khi lại có khó khăn trong chẩn đoán.

sile

Kinh nghiệm dùng thuốc trong trầm cảm

17/05/2023 03:55:00 GMT+0700

Trong thực tiễn: sáng, một viên có công thức “3B” trước khi ăn, nửa viên an thần nhẹ sau khi ăn; trưa và chiều thuốc chữa trầm cảm, liều nhỏ, tăng dần, kèm theo thuốc trị theo chứng (hệ tiêu hóa hay hệ hô hấp trên); tối: thuốc ngủ, liều nhỏ, không cho ngủ say vì có khả năng “giải tỏa ức chế”; trầm cảm, chữa trị được đúng liều, có thể chen triệu chứng “sát thủ” vào, đưa người bệnh đến tự tử!

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}