Kinh nghiệm dùng thuốc trong trầm cảm

BS. Lương Phán

Trầm cảm u sầu

Cảnh giác đối với vài bệnh nhân nằm viện với chẩn đoán “rối loạn” hay “suy nhược thần kinh”, vì có thể trầm cảm u sầu ẩn náu phía sau. Sau đây là vài mẩu chuyện đau thương:

- Một bà vừa nhập viện kể chuyện với vài bệnh nhân nằm gần: là một nhân viên giỏi của một xí nghiệp tư nhân giàu, bị “suy nhược thần kinh”: bực bội, quạu quọ, không chịu được người chung quanh và môi trường, lần hồi sinh buồn bực, chán nản, rối loạn giấc ngủ… ông chồng bỏ đi, để lại hai con còn nhỏ… tình trạng càng bi đát… Ông chủ cho nghỉ có ăn lương… bao nằm viện này: “sang”, “chữa giỏi” và nhất là “cho trẻ vào thăm mẹ”. Suốt ngày bà than “đau khổ trong người, buồn chán cuộc đời, muốn chết đi cho khỏe nhưng thương con ở lại bơ vơ, mồ côi mẹ...”. Hai hôm sau, bà nhảy lầu tự tử! Giở hồ sơ bệnh án thấy từ khi mới vào, bà được uống thuốc an thần mạnh để chữa khó ngủ. Thuốc đã giải tỏa ức chế tự tử vì thương con; trầm cảm u sầu thắng thế đưa bà vào tính chất của nó là “người bệnh muốn chết”!

- Trường hợp thứ hai, bác sĩ điều trị chẩn đoán được trầm cảm u sầu, không để người bệnh nằm trên lầu, căn dặn kỹ người nuôi về khả năng tự tử của người bệnh. Hôm sau, người nuôi tưởng người bệnh ngủ, bỏ đi ăn cơm, khi trở về thấy người bệnh tự thắt cổ bằng một sợi dây vải xé từ tấm trải giường, buộc vào cây sắt giữ bồn nước trong nhà vệ sinh… Giở lại hồ sơ bệnh án cũng thấy từ vài hôm trước người bệnh có uống thuốc an thần kinh mạnh để chữa khó ngủ!

- Trường hợp thứ ba, lần này phát hiện sớm vì người bệnh đánh cắp thuốc ở tủ trực và uống cả chai, cũng may là không phải thuốc độc!

Kết luận: Một triệu chứng của trầm cảm là người bệnh muốn tự tử. Khoa bệnh học chỉ rõ, cơn xảy ra một lần trong điều trị trầm cảm và ngừa được với thuốc an thần nhẹ (Lexomil, Urbanyl, Xanax…). Trong thực tiễn: sáng, một viên có công thức “3B” trước khi ăn, nửa viên an thần nhẹ sau khi ăn; trưa và chiều thuốc chữa trầm cảm, liều nhỏ, tăng dần, kèm theo thuốc trị theo chứng (hệ tiêu hóa hay hệ hô hấp trên); tối: thuốc ngủ, liều nhỏ, không cho ngủ say vì có khả năng “giải tỏa ức chế”; trầm cảm, chữa trị được đúng liều, có thể chen triệu chứng “sát thủ” vào, đưa người bệnh đến tự tử!

Phần kết

Khi tôi còn đi học, lâm sàng thường nhắc nhở: con người có phần thể xác (soma) và phần tinh thần (psyché) (nay gọi là tâm lý - tâm thần) không thể tách rời.

Nay, trong điều trị, ta cũng lưu ý một phần về thể xác, một phần về tâm lý - tâm thần (ăn, tiêu hóa, ngủ…) sao cho gần gần cân đối, còn vấn đề “mỡ trong máu”, “men gan”, gan nhiễm mỡ…, tạm thời gác qua một bên… “hậu hồi phân giải”.

Trong vốn hiểu biết của ta có chênh lệch nghiêm trọng giữa soma và psyché; cải thiện không phải bằng cận lâm sàng, tốn kém và nguy hại hơn, đưa vào “lạc đường”, tạo mất uy tín! Con đường đúng là người bệnh của ta và tài liệu khoa học chính quy để ta bồi dưỡng thêm phần yếu kém về tâm lý - tâm thần.

Cần “lưu giữ” vài đặc tính của thuốc tâm thần dùng trong nội khoa.

Cơn nấc cụt kéo dài được cắt bằng 1/4 hoặc nửa viên aminazin (Largactil), thuốc trị tâm thần phân liệt. Nếu cơn còn “cự nự”, tiêm bắp một ống Primpéran, thuốc chống ói đối kháng với dopamin.

Chân không yên, cựa quậy, đòi dậy đi suốt đêm, giải quyết bằng Modopar, thuốc trị bệnh Parkinson. Nếu còn “cự nự” thêm 1/4 viên Rivotril, thuốc chống động kinh.

Đau kháng thuốc chống đau: đau dây thần kinh mặt, đau dây thần kinh sau zôna, đau - loạn dưỡng, nhức nửa đầu, đau kháng thuốc có nguồn gốc thần kinh, ung thư, nhất là đau ở chi ma (đã cắt bỏ rồi): amitriptylin; clomipramin (Anafranil); imipramin (Tofranil), đều là thuốc trị trầm cảm cho hiệu năng tốt, nhưng chậm, độ 10 ngày với liều nhẹ, lên liều từng bậc 10 đến 25mg, đếu liều hiệu nghiệm 40 – 75mg/ngày, chia 2 lần uống. Chống chỉ định: glôcôm gốc khép; tuyến tiền liệt, nhồi máu cơ tim mới.

Cargamazépine (Tégrétol) là thuốc chống động kinh; trong nội khoa là thuốc đặc thù chữa đau dây thần kinh sinh ba; đau ở chi ma (đã cắt bỏ), đau thần kinh trong: ta bèo, đái tháo đường, xơ cứng rải rác, bệnh lưỡng cực (hưng - trầm cảm)…

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Rối loạn tâm thần do COVID

04/09/2023 09:20:00 GMT+0700

Một số đáng kể các bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn tiếp tục có những triệu chứng sau giai đoạn cấp của bệnh, và những triệu chứng này kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, có thể là ho, mệt mỏi, đau nhức mạn tính và những than phiền về tâm lý - tâm thần. Các chẩn đoán tâm thần thường gặp nhất là các rối loạn lo âu, rối loạn khí sắc, lạm dụng chất gây nghiện và mất ngủ.

sile

Điều trị một giai đoạn trầm cảm kể cả trong trường hợp nhẹ

17/05/2023 09:09:00 GMT+0700

Cho dù giai đoạn trầm cảm nhẹ hay nặng nguy cơ biến chứng đều như nhau: mãn tính hóa, tự tử, tách rời đời sống cộng đồng. Đã được chứng minh: tiên lượng xấu nếu chẩn đoán hay điều trị trễ; hoặc giả, điều trị không dập tắt được hoàn toàn giai đoạn trầm cảm.

sile

Thuốc giải lo âu

17/05/2023 08:51:00 GMT+0700

Thuốc giải lo âu là những thuốc hướng tâm thần mà hiệu quả lâm sàng nổi bật ở liều thông thường là giảm căng thẳng về mặt cảm xúc hay lo âu, tức hiệu quả giải lo âu. Thông thường cũng được gọi “thuốc bình thản”, “thuốc an thần”.

sile

Mệt mỏi

17/05/2023 07:34:00 GMT+0700

Mệt mỏi là một cảm giác mệt quá sức do các yếu tố thể chất, tinh thần và tình cảm. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác như thiếu năng lượng, giảm đi sức sống. Đa số trường hợp gây ra mệt mỏi là do nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể do một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, dễ bị bỏ sót.

sile

Trầm cảm của người lớn tuổi

17/05/2023 06:33:00 GMT+0700

Về mặt lâm sàng, nói đúng ra không có khoa triệu chứng học đặc thù về trầm cảm của người lớn tuổi mà thường khi lại có khó khăn trong chẩn đoán.

sile

Kinh nghiệm dùng thuốc trong trầm cảm

17/05/2023 03:55:00 GMT+0700

Trong thực tiễn: sáng, một viên có công thức “3B” trước khi ăn, nửa viên an thần nhẹ sau khi ăn; trưa và chiều thuốc chữa trầm cảm, liều nhỏ, tăng dần, kèm theo thuốc trị theo chứng (hệ tiêu hóa hay hệ hô hấp trên); tối: thuốc ngủ, liều nhỏ, không cho ngủ say vì có khả năng “giải tỏa ức chế”; trầm cảm, chữa trị được đúng liều, có thể chen triệu chứng “sát thủ” vào, đưa người bệnh đến tự tử!

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}