Thiếu máu do thiếu Vitamin B12 dùng thuốc cần lưu ý

DS Mai Xuân Dũng

Vitamin B12 có trong nguồn thực phẩm như thịt, cá, gan, trứng, sữa… Nhu cầu hàng ngày của vitamin B12 từ 1 - 3mcg (Xem thêm bài Vitamin B12: những điều cần biết, TSK số 657, trang 5).

Khi chế độ dinh dưỡng kém hay cơ thể bị rối loạn hấp thu, chuyển hóa vitamin B12, dẫn đến thiếu hụt vitamin B12 và làm giảm số lượng hồng cầu khỏe mạnh lưu thông trong cơ thể, gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Triệu chứng

Các triệu chứng thiếu máu do thiếu vitamin B12 khởi phát từ từ: ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng rõ rệt, ở giai đoạn cuối xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, mệt mỏi, sút cân, da xanh xao, cảm giác tê ở ngón tay, ngón chân, tim đập nhanh, khó thở, giảm trí nhớ, khó tập trung…

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu do thiếu vitamin B12.

- Dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12;

- Bệnh lý: người bị viêm dạ dày, ruột mãn tính hay phẫu thuật dạ dày, ruột, mắc bệnh gan (viêm gan, xơ gan…), suy giáp... cơ thể không hấp thu hay chuyển hóa vitamin B12 nên thường bị thiếu máu do thiếu vitamin B12;

- Thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài, sẽ gây ra tác dụng phụ thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Tác dụng phụ của thuốc gây thiếu máu do thiếu vitamin B12

Một số thuốc gây ức chế sự hấp thu vitamin B12 của cơ thể, nên khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra thiếu máu do thiếu vitamin B12.

- Metformin là thuốc thường được sử dụng trong điều trị đái tháo đường týp 2. Do ức chế hấp thu vitamin B12 ở ruột, nên khi sử dụng metformin trong một thời gian dài sẽ gây ra thiếu máu do thiếu vitamin B12.

- Nhóm thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, pantoprazol, esomeprazol...) và nhóm thuốc kháng histamin H2 (cimetidin, ranitidin...): là hai nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Do gây ra tác dụng phụ ức chế hấp thu vitamin B12 ở dạ dày, nên khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra thiếu máu do thiếu vitamin B12.

- Colchicin là thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có tác dụng ức chế sự hấp thu vitamin B12 của cơ thể nên gây ra thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Ngoài các thuốc trên, còn có một số thuốc khác như các thuốc kháng sinh (gentamicin, neomycin, tobramycin...), thuốc chống động kinh (phenytoin, phenobarbital...) cũng gây ra tác dụng phụ thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Vì vậy, khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu do thiếu vitamin B12, người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho thầy thuốc để có hướng xử lý thích hợp.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Thiếu máu do thiếu Vitamin B12 dùng thuốc cần lưu ý

10/03/2023 03:21:00 GMT+0700

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là tình trạng cơ thể không có đủ lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh do thiếu vitamin B12. Vitamin B12 có vai trò hết sức thiết yếu đối với cơ thể, trong đó có sự tham gia sản xuất các tế bào hồng cầu. Thiếu hụt vitamin B12 khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để cung cấp oxy cho cơ thể.

sile

Vitamin A với trẻ

10/03/2023 03:18:00 GMT+0700

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, rất cần thiết đối với cơ thể. Do không thể tự tổng hợp được vitamin A nên chúng ta phải thu nhận vitamin này dưới dạng được tạo sẵn từ thực phẩm. Thiếu vitamin A rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, ảnh hưởng đến khoảng một phần ba dân số trẻ em trên toàn thế giới và gây mù lòa cho 250.000 – 500.000 trẻ em ở các nước đang phát triển mỗi năm.

sile

Vitamin C & kẽm tăng cường sức khỏe

10/03/2023 03:16:00 GMT+0700

Vitamin C và kẽm là hai chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh tật, phục hồi sức khỏe. Cách tốt nhất và an toàn nhất để có được hai chất dinh dưỡng này là từ chế độ ăn uống hàng ngày. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C và kẽm có thể giúp bạn đáp ứng mức tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày. Điều quan trọng làm thế nào để đảm bảo rằng cơ thể đang hấp thụ những chất dinh dưỡng này đúng cách và tối ưu nhất.

sile

Lạm dụng chất bổ sung & những rủi ro

10/03/2023 03:13:00 GMT+0700

Trong khi nhiều người có thể đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống, thì cũng có một số người khác có thể cần phải dùng thêm các chất bổ sung, đó là những người đối mặt với nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng, bao gồm những người có nhu cầu cao hơn (như trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai và cho con bú), những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng (như người lớn tuổi, người béo phì và những người mắc bệnh mãn tính), và những người theo một chế độ ăn kiêng hạn chế (như người ăn chay trường…). Ví dụ, bổ sung vitamin B12 có thể là một ý tưởng tốt cho người lớn tuổi và những người theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}