Kết quả cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với các hóa chất để cản tia cực tím (UV), bao gồm avobenzon, oxybenzon và octocrylen, có thể gây chết một số sinh vật sống trong môi trường nước ngọt. Một trong những nguồn ô nhiễm chất cản tia cực tím lớn nhất trong cả môi trường biển và nước ngọt là do kem chống nắng bị rửa trôi khỏi da khi bơi.
Aaron Boyd, nghiên cứu sinh tại khoa Khoa học Sinh học và là tác giả chính giải thích: “Chúng ta biết rằng các chất lọc tia UV đặc biệt tàn phá các rạn san hô và gây ra hiện tượng tẩy trắng, nhưng hầu như không có nghiên cứu nào về tác động của nó đối với động vật nước ngọt được báo cáo. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã kiểm tra tác động của các chất cản tia cực tím trên bọ Daphnia magna sống trong môi trường nước
Kết quả cho thấy: việc tiếp xúc với các chất cản tia UV trong khoảng thời gian 48 giờ đã làm mất khả năng bơi lội của loài bọ trong môi trường của chúng và có thể gây chết cho loài giáp xác nhỏ bé này trong khoảng 2 tuần. “Điều này đặc biệt tồi tệ đối với toàn bộ hệ sinh thái nước ngọt vì bọ Daphnia là một phần quan trọng trong chuỗi thức ăn của nhiều loài cá nhỏ hơn”, “Mất đi một quần thể Daphnia sẽ khiến tất cả các loài sống dựa vào chúng có nguy cơ chết đói và trong một số điều kiện nhất định có thể khiến hệ sinh thái của địa phương bị suy sụp” Aaron Boyd nói.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết: “Những hóa chất này tồn tại trong môi trường một thời gian rất ngắn, vì vậy nếu chúng ta loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm thì sẽ có cơ hội hợp lý cho các sinh vật trong những môi trường đó phục hồi”.
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}