Hiểu bệnh A-Z - Tim mạch

20/08/2023 GMT+0700

Tăng huyết áp vô căn & thận

BS. Lương Phán

Định nghĩa và phân loại đã được điều chỉnh theo thời gian và quá trình này nay lại đang tăng tốc. Trong mọi trường hợp, không thể chẩn đoán bằng số đo đơn giản tại phòng khám, mà coi như để xác định kết quả đã có tự đo kiểm tra nhiều lần ở gia đình. Cho dù có đo cho thật kỹ càng đi chăng nữa, những số đo được bắt buộc phải coi như hòa nhập với nguy cơ chung và từ đó mới ra quyết định điều trị. Chắc chắn là có nhiều yếu tố hội nhập vào cơ chế tạo thành bệnh lý: di truyền, cả đến môi trường sống… Trong tất cả trường hợp, thận ở trung tâm sinh lý bệnh do việc điều hòa cân đối natri và liên hệ áp huyết/bài natri niệu. Hiện nay ta có khá nhiều thuốc hạ huyết áp; mỗi người tùy bệnh cảnh có thể sử dụng, thường là hai thứ; kèm theo lời khuyên về lối sống vệ sinh - tiết chế. Mặc dù thế, việc kiểm tra huyết áp ở mức bình thường (dưới 140/90mmHg) là rất kém.

Định nghĩa và phân loại: được tu chỉnh từng bước

Từ lâu, định nghĩa tăng huyết áp dựa trên những số ngưỡng (hiện nay, một phần nào vẫn còn). Đầu tiên, số ngưỡng đó là 160/95mmHg, sau đó được tu chỉnh 140/90mmHg và được Cơ quan “Quyền lực khoa học tối cao” Pháp chấp nhận: “Tăng huyết áp là huyết áp tâm thu trên 140mmHg hay trên 90mmHg ở huyết áp tâm trương”. Tuy nhiên, định nghĩa này được coi như tùy tiện và là đầu đề cho nhiều bàn cãi do không phản ánh đủ các thực tiễn lâm sàng. Trước nghịch lý này, vài trường phái đưa ra ý kiến khác nhau:

Joint National Committee (JNC), Mỹ, phân biệt ba vùng: dưới 120mmHg là huyết áp bình thường, giữa 120 và 140mmHg đối tượng là “tiền cao huyết áp”; trên 140mmHg, đối tượng là “cao huyết áp”.

Hai hội cao huyết áp và tim mạch Âu châu kết hợp European Society of Hypertension/European Society of Cardiology (ESH/ESC) dùng một loạt tính từ giáng bậc dần và bỏ lửng việc dùng một ngưỡng mà trên số đó có thể gọi “tăng huyết áp”: “tối ưu”, “bình thường”, “bình thường cao”, “tăng huyết áp bậc 1” (140 – 159 hay 90 – 99), “tăng huyết áp bậc 2” (160 – 179 hay 100 – 109); “tăng huyết áp bậc 3” ( 180 hay  110). Tuy nhiên, để “không rối trí”, hội vẫn đưa ra một định nghĩa mềm dẻo hơn trong đó tăng huyết áp có thể bắt đầu từ 120, 130 hay 140 tùy mức độ nguy cơ tim mạch chung. Vả lại, đây là ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới (OMS) và Hội Quốc tế tăng huyết áp từ 10 năm nay.

Coi như không biết cuộc bàn cãi trên, giữ ngưỡng 140/90mmHg như “giao kèo chung” là thái độ thực tiễn của trường phái Pháp.

Tóm lại: ngưỡng của tăng huyết áp vẫn giữ 140 – 90mmHg, nhưng mọi người đều nhìn nhận không vừa ý. Trường phái Mỹ đề nghị áp dụng biện pháp vệ sinh - tiết chế từ 120mmHg. Trường phái Âu châu đề nghị uyển chuyển nhiều với định nghĩa trên tùy nguy cơ tim mạch chung và khuyên theo dõi, cả đến điều trị bằng thuốc men, với ngưỡng thấp hơn nếu nguy cơ cao.

(Còn tiếp)

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Ăn uống thế nào vào ngày nắng nóng?

5 ngày trước

Mùa nắng nóng, cơ thể thường mất nước và nhiều thành phần quan trọng khiến chúng ta nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi và chán ăn. Tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây bạn có thể tối ưu hóa chế độ ăn uống để thích nghi với thời tiết nóng bức.

sile

Bớt muối để bớt nguy cơ tăng huyết áp

5 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có đến 1,28 tỉ người lớn từ 30 – 79 bị tăng huyết áp, trong đó hai phần ba sống ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình; khoảng 46% người lớn tăng huyết áp nhưng không biết mình bị bệnh; 42% người tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị, nhưng chỉ có 21% người bệnh mắc tăng huyết áp được kiểm soát bệnh.

sile

7 lầm tưởng phổ biến về cholesterol cần điều chỉnh

6 ngày trước

Cholesterol thấp đồng nghĩa không bị nhồi máu cơ tim, phải kiêng trứng tuyệt đối để giảm cholesterol, đó là hai trong số những lầm tưởng thường gặp của nhiều người về cholesterol.

sile

Lo ngại khi 50% người tăng huyết áp không được chuẩn đoán

16/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Thế giới có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành (30-79 tuổi) bị tăng huyết áp (THA), trong đó khoảng 2/3 sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đáng lo có khoảng 46% người trưởng thành bị THA mà không biết họ mắc bệnh.

sile

5 sự thật về cholesterol bạn cần biết

08/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Cholesterol tốt và cholesterol xấu là gì? Ăn trứng sẽ làm tăng cholesterol? Để giảm cholesterol máu tôi có thể thay đổi lối sống mà không dùng thuốc được không? Những giải đáp sau đây có thể giúp bạn không còn quá lo sợ cholesterol

sile

Daniel Timms cha đẻ trái tim nhân tạo kỳ diệu của Úc

06/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Có người cha bị suy tim nên Daniel Timms quyết tâm nghiên cứu tim nhân tạo để cứu sống cha. Tháng qua, quả tim nhân tạo toàn phần (Total Artificial Heart: TAH) do ông chế tạo đã giúp một người sống 105 ngày, thời gian lâu nhất từ trước đến nay.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}