Hiểu bệnh A-Z - Tim mạch

08/05/2025 GMT+0700

5 sự thật về cholesterol bạn cần biết

BS.CK1 Lưu Minh Tú, Viện Tim TP.HCM

Cholesterol tốt và cholesterol xấu là gì? Ăn trứng sẽ làm tăng cholesterol? Để giảm cholesterol máu tôi có thể thay đổi lối sống mà không dùng thuốc được không? Những giải đáp sau đây có thể giúp bạn không còn quá lo sợ cholesterol.

Xét nghiệm Cholesterol giúp đánh giá chế độ dinh dưỡng và chẩn đoán nguy cơ xơ vữa động mạch. Ảnh: Getty Images

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo (lipid) có trong máu, đóng vai trò thiết yếu cho cơ thể. Nó tham gia vào việc tạo ra các hormone (như estrogen và testosterone) và giúp màng tế bào được vững chắc. Cơ thể chúng ta tạo ra cholesterol, nhưng nồng độ cholesterol trong máu cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống và di truyền. Có nhiều loại cholesterol, trong đó hai loại được biết đến nhiều là:

- LDL (Low-Density Lipoprotein - Lipoprotein tỷ trọng thấp): Còn gọi là “cholesterol xấu”. Khi dư thừa, LDL có thể bám vào thành động mạch tạo mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- HDL (High-Density Lipoprotein - Lipoprotein tỷ trọng cao): Còn gọi là “cholesterol tốt”. HDL giúp vận chuyển LDL trở lại gan để xử lý và tái hấp thu LDL vào máu, nghĩa là HDL giúp duy trì LDL luôn cân bằng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu giảm được “cholesterol xấu” bạn có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

2. Khi nào nên kiểm tra cholesterol?

Tại Việt Nam, khuyến cáo của Hội Tim mạch học và Hội Nội tiết & Đái tháo đường là người ≥ 20 tuổi nên xét nghiệm bộ mỡ máu ít nhất mỗi 5 năm một lần. Trong khi đó người có yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch, đang dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu hoặc có bệnh tim mạch thì nên xét nghiệm bộ mỡ máu mỗi năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Tại Anh quốc, Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) Anh khuyến cáo người dân từ 40-74 tuổi kiểm tra 5 năm/lần, trên 75 tuổi nên kiểm tra hàng năm. Nhưng nếu bị đau ngực, nghi ngờ do thiếu máu cơ tim hoặc có các yếu tố nguy cơ khác (như huyết áp cao, hút thuốc, tiểu đường), hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm có thể chủ động kiểm tra sớm hơn. 

3. Kết quả xét nghiệm cholesterol cho biết điều gì?

Số lượng cholesterol trong cơ thể rất quan trọng vì chúng cho biết nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ .Ảnh: Getty Images

Thông thường, xét nghiệm máu sẽ trả về: 

• Cholesterol toàn phần: Tổng lượng LDL, HDL và 20% triglycerid.

• HDL: Bình thường nên ≥ 1.0 mmol/L (nam) hoặc ≥ 1.2 mmol/L (nữ).

• LDL: Lý tưởng là < 3.0 mmol/L.

Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một mức chỉ số cholesterol mục tiêu khác nhau tùy tình trạng sức khỏe. Do đó, bạn nên gặp bác sĩ để biết chính xác chỉ số cholesterol mục tiêu của bản thân để duy trì. 

4. Triglycerid là gì?


Triglyceride tăng cao khi lượng calo nạp vào nhiều quá mức so với lượng calo được đốt cháy. Ảnh: Getty Images

Triglyceride là chất béo trung tính (lipid) được cơ thể tạo ra và cơ thể cũng nhận chất này từ thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Cũng như “cholesterol xấu”, cơ thể cần triglyceride. Nhưng khi triglyceride quá nhiều thì sẽ có vấn đề. Một người có nồng độ triglyceride và cholesterol máu tăng cao thì nguy cơ đau tim, đột quỵ và viêm tụy cấp của họ cũng tăng cao. Ngay cả khi “cholesterol tốt” trong máu cao mà triglyceride cao, người đó cũng có thể có nguy cơ về sức khỏe. Khi xét nghiệm triglyceride, nếu nhịn ăn trước khi xét nghiệm, chỉ số lý tưởng là < 1.7 mmol/L; còn nếu không nhịn ăn, lý tưởng dưới < 2.3 mmol/L.

5. Yếu tố di truyền có vai trò như thế nào?

Do di truyền mà một số người có cholesterol máu rất cao dù họ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn thế nào thì chỉ số này cũng không thể xuống mức bình tường. Rối loạn phổ biến nhất là tăng cholesterol máu gia đình, ảnh hưởng đến khoảng 1/250 người. Nếu bạn có người thân là nam (cha hoặc anh, em trai) dưới 55 tuổi hoặc nữ (mẹ hoặc chị, em gái) dưới 65 tuổi bị nhồi máu cơ tim, nguy cơ mắc bệnh di truyền này cao hơn. Hãy chủ động đi xét nghiệm nếu bạn thấy nghi ngờ.

Theo: TSK số 694
 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

5 sự thật về cholesterol bạn cần biết

08/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Cholesterol tốt và cholesterol xấu là gì? Ăn trứng sẽ làm tăng cholesterol? Để giảm cholesterol máu tôi có thể thay đổi lối sống mà không dùng thuốc được không? Những giải đáp sau đây có thể giúp bạn không còn quá lo sợ cholesterol

sile

Daniel Timms cha đẻ trái tim nhân tạo kỳ diệu của Úc

06/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Có người cha bị suy tim nên Daniel Timms quyết tâm nghiên cứu tim nhân tạo để cứu sống cha. Tháng qua, quả tim nhân tạo toàn phần (Total Artificial Heart: TAH) do ông chế tạo đã giúp một người sống 105 ngày, thời gian lâu nhất từ trước đến nay.

sile

Tim cũng có khối u

15/04/2025 14:00:00 GMT+0700

Chúng ta thường nghe nói u phổi, u thận, u đường tiêu hóa, hay thậm chí u não, chứ không nghe nói u tim. Ấy vậy mà u tim là có thật dù hiếm gặp.

sile

Vì sao bệnh tim ở phụ nữ thường bị bỏ sót?

10/03/2025 00:00:00 GMT+0700

Nhiều phụ nữ không biết triệu chứng bệnh tim, còn bác sĩ đôi khi cũng bỏ qua những dấu hiệu không điển hình này.

sile

Tết nhất cẩn thận bệnh tim mạch

31/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình cũng như gặp gỡ bạn bè người thân. Những bệnh nhân tim mạch cần lưu ý các biến cố tim mạch quan trọng như rung nhĩ, đột quỵ, nhồi máu cơ tim có xu hướng tăng vào dịp năm mới.

sile

7 tiến bộ lớn trong nghiên cứu bệnh tim mạch năm 2024

20/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày nay bệnh tim mạch trở nên phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Kết thúc năm 2024, Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AHA) đã đánh giá những nghiên cứu sau đây là quan trọng vì chúng mở ra cách tiếp cận mới trong điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}