Hiểu bệnh A-Z - Tim mạch

08/09/2023 GMT+0700

Hiểu đúng về nhịp tim nhanh - chậm

Tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Có một tình trạng diễn ra trong cơ thể liên quan đến quả tim mà chúng ta sẽ rất ngạc nhiên, đó là tim hoạt động không mệt mỏi với gần 100.000 lần đập (co bóp) trong một ngày, như vậy mỗi năm tim đập 37 triệu lần và nói chung một đời người trung bình có đến 3 tỉ lần tim đập. Đúng là một bộ phận hoạt động bền bỉ và hiệu quả. Bình thường tim co bóp đều đặn (tiếng tim nghe được với khoảng cách thời gian đều nhau) nhưng đôi khi tim của chúng ta đập nhanh đột ngột mà không có lý do gì.

Có thể tim đập nhanh một cách “cuồng động”, điều đó có bình thường không? Nếu chúng ta không biết rõ về nhịp tim thì có thể nghĩ sai về những điều bình thường của cơ thể. Trong dân gian hay có một số quan điểm gán cho các rối loạn nhịp với các tình trạng nào đó nhưng không đúng khoa học.

Nhịp tim bất thường có phải người đó đang bị đột quỵ tim?

Rất hiếm xảy ra điều này, có nghĩa là nhịp tim nhanh không đều bắt gặp không phải do đột quỵ tim (nhồi máu cơ tim). Bình thường nếu theo dõi đủ dài bất cứ người nào thì nhịp của tim phần lớn là đều đặn nhưng đôi lúc cũng có những nhát bóp bất thường, nhịp tim nhanh thoáng qua. Những hiện tượng xảy ra ở nhịp tim thoáng qua như vậy rất khó cho chúng ta nhận ra (ngoại trừ nó đi kèm với đau ngực hoặc khó thở). Nếu tình trạng nhịp tim nhanh tồn tại lâu hơn thì mới đặt ra vấn đề rối loạn nhịp tim. Theo GS Gordon F. Tomaselli ở Đại học Y khoa Johns Hopkins (Baltimore) thì phần lớn rối loạn nhịp tim như vậy là lành tính, nhưng không có nghĩa phớt lờ đi các rối loạn nhịp tim. Một số rối loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ tai biến não, suy tim hoặc đột tử. Cho nên cần phải báo cho bác sĩ về bất kỳ cảm nhận nhịp tim không bình thường, thậm chí khi không có triệu chứng khó chịu. Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng tâm nhĩ và ít hơn ở tâm thất. Rối loạn nhịp thường gặp nhất là rung nhĩ, làm cho tim bóp không đều và gây tai biến não nhiều hơn. Khoảng hơn 2 triệu người Mỹ bị chứng rung nhĩ. Rung nhĩ thường gây ra nhịp tim nhanh nhưng đôi khi cũng gây nhịp chậm hoặc nhịp tim bình thường. Rung nhĩ có thể chẩn đoán dễ dàng bằng đo điện tâm đồ (ECG).

Mạch nhanh có nghĩa là bạn đang bị căng thẳng thần kinh?

Căng thẳng thần kinh (stress) có thể làm cho nhịp tim nhanh, đôi khi nó làm cho tim đập trên 100 lần một phút, một tình trạng được xem là nhịp tim nhanh. Nhưng hút thuốc lá hoặc dùng nhiều cafein cũng có thể gây ra nhịp tim nhanh. Ngoài ra, khi mất nước, sốt, thiếu máu, bệnh tuyến giáp cũng gây ra tình trạng này. Nếu không có bất cứ một lý do gì mà bạn gặp phải nhịp tim nhanh lúc nghỉ ngơi thì nên đi khám bệnh. Một số trường hợp nhịp tim nhanh có thể trên 200 nhịp trong một phút, đưa đến triệu chứng thở nhanh, đau ngực, chóng mặt, ngất. Theo GS Richard L. Page ở Đại học Y khoa Wisconsin (Madison) thì nhịp tim trên 130 lần một phút trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến suy yếu chức năng của tim. Một điều may mắn là có thể giải quyết tình trạng suy yếu chức năng tim trong trường hợp này bằng cách kiểm soát nhịp tim về mức bình thường. Thường thì người ta dùng thuốc hoặc sốc điện để chuyển nhịp tim. Một số bệnh nhân đòi hỏi phải phá hủy các cấu trúc mô nhỏ ở cơ tim để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp.

Nhịp tim tốt nhất là từ 60 đến 100 lần mỗi phút?

Đúng là như vậy đối với người trưởng thành nhưng càng ở mức trên của khoảng này dễ bị các tình trạng bệnh. Theo các chuyên gia thì nhiều nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi nhịp tim trong giới hạn bình thường nêu trên thì nhịp tim lúc nghỉ ngơi mà cao sẽ liên quan đến tăng nguy cơ bị bệnh mạch vành, tai biến não và đột tử do tim. Nghiên cứu ở Na Uy gần đây cho thấy mỗi mức tăng nhịp tim 10 nhịp khi nghỉ ngơi thì nguy cơ tử vong do đột quỵ tim tăng 18% ở nữ và 10% ở nam. Một nghiên cứu khác của Nhật Bản cho thấy nhịp tim lúc nghỉ cao hơn 80 nhịp mỗi phút là tăng nguy cơ béo phì hoặc khởi phát bệnh lý tim mạch sau đó một thập kỷ. Đái tháo đường và béo phì là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Các nghiên cứu này không chứng minh được nhịp tim tăng lúc nghỉ gây ra đột quỵ tim, béo phì hoặc đái tháo đường. Như vậy nhịp tim tăng bao nhiêu lúc nghỉ là quá cao? vấn đề chưa được đồng thuận nhưng phần lớn đồng ý là nhịp tim cao lúc nghỉ ngơi là không tốt so với nhịp tim thấp hơn. Theo nghiên cứu của các tác giả Na Uy đăng trên tạp chí Journal of Epidemiology and Public Health, 1.2010 thì cho rằng nhịp tim trên 90 lần mỗi phút là không tốt cho sức khỏe tim mạch. Để biết nhịp mạch của mình bao nhiêu, có thể ấn nhẹ hai ngón trỏ và giữa lên vùng trước cổ tay (phía ngón cái) để cảm nhận mạch đập và đếm trong 30 giây rồi nhân lên gấp đôi. Để chính xác thì trước khi đếm mạch phải ngồi nghỉ hoàn toàn 10 phút trước đó.

Nhịp tim chậm có nghĩa là tim bị yếu?

Thường mọi người hay nghĩ rằng nhịp tim quá chậm thể hiện người đó đang ở “sườn dốc” cuộc đời, tim chuẩn bị ngừng đập hoàn toàn. Nhưng sự thật là suy nghĩ này không đúng. Quả tim có cấu trúc gần như toàn bộ là cơ, nó tăng trưởng mạnh hơn khi tập luyện. Mạnh hơn có nghĩa là nó hoạt động hiệu quả hơn, chỉ cần vài lần bóp là bơm máu đi khắp cơ thể. Cho nên tim đập dưới 60 lần mỗi phút lúc nghỉ (một tình trạng gọi là nhịp tim chậm) có thể thật sự đủ dùng. Điều này hay xảy ra ở các vận động viên thể thao, thường nhịp tim lúc nghỉ của họ chỉ khoảng 40 – 60 nhịp mỗi phút. Nói chung, nhịp tim chậm mà không gây bất cứ triệu chứng nào thì không gây ra tác hại gì cho cơ thể, điều này đặc biệt đúng ở những người trẻ tuổi. Ở những người có tuổi thì nhịp chậm (thậm chí không triệu chứng) có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Một số trường hợp nhịp tim chậm gây ra do dùng thuốc nào đó (thuốc ức chế bêta, thuốc chậm nhịp tim). Triệu chứng của nhịp tim chậm gồm mệt mỏi, chóng mặt và ngất.

Nếu nhịp tim của tôi là bình thường thì huyết áp cũng bình thường?

Không có mối liên hệ một cách đơn giản giữa nhịp tim (nhịp đập trong một phút) và huyết áp (đơn vị mmHg). Một người có nhịp tim bình thường lúc nghỉ ngơi thì vẫn có thể có tình trạng cao huyết áp. Ngược lại, một số người có nhịp tim bất thường nhưng lại có huyết áp bình thường. Trong thí nghiệm, người ta cố gắng tăng nhịp tim lên một cách nhanh chóng thì chỉ làm tăng huyết áp một cách khiêm tốn. Có thể khẳng định là nhịp tim và huyết áp không giống nhau nên cách duy nhất để biết huyết áp như thế nào là phải đo huyết áp chứ không căn cứ vào nhịp tim trong một phút.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phòng đột quỵ khi tập thể dục chơi thể thao

07/01/2024 06:50:00 GMT+0700

Đột quỵ khi chơi thể thao, tập luyện thể dục có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào ngay cả ở những người còn trẻ; tuy vậy, thường gặp nhất vẫn là ở người đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền, tuổi cao kết hợp thời tiết nóng, lạnh đột ngột. Vì vậy, đối với các đối tượng có nguy cơ cao cần hết sức cảnh giác khi tập thể dục, chơi thể thao, đặc biệt khi thời tiết khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá).

sile

Hiểu đúng về nhịp tim nhanh - chậm

08/09/2023 04:04:00 GMT+0700

Có một tình trạng diễn ra trong cơ thể liên quan đến quả tim mà chúng ta sẽ rất ngạc nhiên, đó là tim hoạt động không mệt mỏi với gần 100.000 lần đập (co bóp) trong một ngày, như vậy mỗi năm tim đập 37 triệu lần và nói chung một đời người trung bình có đến 3 tỉ lần tim đập. Đúng là một bộ phận hoạt động bền bỉ và hiệu quả. Bình thường tim co bóp đều đặn (tiếng tim nghe được với khoảng cách thời gian đều nhau) nhưng đôi khi tim của chúng ta đập nhanh đột ngột mà không có lý do gì.

sile

Hẹp van 2 lá

05/09/2023 01:54:00 GMT+0700

Van 2 lá có cấu trúc từ tổ chức xơ sợi gồm có 2 lá van: lá van trước với sợi xơ liên tục vòng van động mạch chủ và lá van sau được cố định bởi vòng van. Van 2 lá là nơi nối liền nhĩ trái và thất trái. Máu sẽ di chuyển một chiều từ nhĩ xuống thất, buồng tâm nhĩ có áp suất thấp, thành mỏng (như là một bình chứa máu đưa về tâm thất), trong khi đó tâm thất là một cái bơm (bơm máu ra động mạch chủ).

sile

COVID-19 & bệnh lý tim mạch

27/08/2023 06:40:00 GMT+0700

Từ tháng 12.2019, chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) đã gây dịch nhiễm trùng hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới, đến mức tháng 3.2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy mối liên quan giữa COVID-19 và bệnh lý tim mạch.

sile

COVID-19 & bệnh nhân tăng huyết áp

27/08/2023 06:30:00 GMT+0700

Tăng huyết áp (hay huyết áp cao) là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Các thống kê tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước đều cho thấy: hơn 60% những người từ 60 tuổi trở lên đều có triệu chứng tăng huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều người đang bị tăng huyết áp nhưng do chủ quan hoặc không có điều kiện kiểm tra huyết áp nên không biết mình đang mắc bệnh này.

sile

Phòng ngừa bệnh lý tim mạch không dùng thuốc

20/08/2023 03:14:00 GMT+0700

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây ra tử vong đứng hàng đầu, ở mọi quốc gia. Ngoài yếu tố bẩm sinh, đa số trường hợp là do mắc phải, trong đó có sai lầm trong lối sống.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}