Tuổi thọ người được quyết định bởi di truyền hay lối sống?

TS Y học lâm sàng Lê Thị Quỳnh Nhi (Singapore)

Có thể bạn từng gặp một cụ ông hoặc cụ bà nào đó hút thuốc lá mà sống đến 90 hay 100 tuổi, nhưng sự thật đó chỉ là những người… “trúng số di truyền”.

Tuổi thọ người được quyết định bởi yếu tố di truyền hay lối sống?.Ảnh: Vector Mine

Có gen ảnh hưởng đến lão hóa

Năm 2001 khi bác sĩ Nir Barzilai, giám đốc Viện Nghiên cứu lão hóa tại Viện Y khoa Albert Einstein, gặp Helen Reichert lúc bà 100 tuổi thì bà vẫn phì phèo điếu thuốc trên môi và hút thoải mái. Reichert thừa nhận bác sĩ đã nhiều lần khuyên bà bỏ thuốc nhưng bà không nghe. Ấy vậy mà những bác sĩ này lần lượt qua đời còn bà vẫn sống khỏe. Reichert sống thêm gần một thập kỷ trước khi mất vào tháng 9/2011, chỉ vài tuần trước khi bà tròn 110 tuổi. Còn nhiều những câu chuyện như thế về người sống đến 100 tuổi, và thông thường những người này đều phớt lờ những lời khuyên y học như ăn uống khoa học, siêng tập thể dục, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Có gì mâu thuẫn ở đây khi nhiều thập kỷ qua y học đã chứng minh rằng lối sống lành mạnh giúp con người phòng tránh được bệnh tật và kéo dài tuổi thọ? Và liệu tuổi thọ của một người phụ thuộc bao nhiêu vào lối sống, bao nhiêu vào di truyền?Trong thực tế di truyền quả thật có ảnh hưởng đến tuổi thọ con người.

Bà Helen Reichert sống đến 110 tuổi. Ảnh: Alchetron

Tiến sĩ Michael Province, giáo sư Trường Y khoa Đại học Washington (Hoa Kỳ), người cách đây nhiều năm đồng chủ trì một nghiên cứu về gia đình trường thọ của Viện Lão hóa quốc gia Hoa Kỳ, cho biết thực chất những người lười tập luyện hoặc hút thuốc lá mà sống thọ là do họ mang những biến thể gen đặc biệt có thể giúp họ tránh được bệnh tật và sống lâu hơn.

Ví dụ gen APOE có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc Alzheimer, trong đó người mang biến thể APOE4 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, còn người mang biến thể APOE2 lại có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Theo Province, những gia đình sống lâu có tỷ lệ người mang biến thể gen APOE2 cao hơn so với dân số trung bình. Một số gen khác dường như cũng ảnh hưởng đến quá trình lão hóa người, như gen FOXO3 liên quan đến sức khỏe tế bào.

Tiến sĩ Sofiya Milman, giáo sư y khoa và di truyền học tại Viện Y khoa Albert Einstein cho rằng, vì những gen này ảnh hưởng đến quá trình lão hóa nên có lẽ chúng giúp bảo vệ chống lại một số bệnh tật liên quan đến tuổi tác. Nhưng vấn đề là các gen trường thọ này rất hiếm gặp trong dân chúng. Đồng thời không có một gen đơn lẻ nào có khả năng bảo vệ chống lại mọi quá trình lão hóa và các bệnh liên quan đến tuổi tác, mà nhiều khả năng là hàng trăm gen kết hợp lại mới tạo nên sự khác biệt.

Lối sống đóng vai trò quyết định

Lối sống lành mạnh quyết định tuổi thọ con người .Ảnh: Steemit

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu các nhà khoa học vẫn khẳng định đối với phần lớn con người rằng, nếu không quan tâm và duy trì lối sống lành mạnh, sức khỏe của họ sẽ bị tác động tiêu cực và tuổi thọ cũng ngắn đi. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí uy tín Nature Medicine tháng 2/2025 cho thấy yếu tố lối sống và môi trường có vai trò lớn hơn đáng kể so với yếu tố gen di truyền trong việc xác định sức khỏe và tuổi thọ.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Ngân hàng sinh học Anh Quốc (UK Biobank) - nơi tập trung rất nhiều mẫu bệnh sử chi tiết như mẫu máu, nước tiểu, nước bọt, mẫu giải trình tự gen hay hình chụp MRI. Dữ liệu của hơn 490.000 người được các nhà khoa học phân tích để đánh giá về tác động của gen và hơn 100 yếu tố môi trường trên 22 loại bệnh khác nhau.

Đầu tiên các nhà khoa học phân tích hàng ngàn loại protein để so sánh tuổi vật lý với tuổi sinh học con người. Austin Argentieri, nghiên cứu viên dự án cho biết, “khoảng cách tuổi theo protein” có thể ước tính tốc độ lão hóa sinh học của từng người nhanh hay chậm so với tuổi theo năm. Yếu tố nhận diện về mặt phân tử này cũng có thể dự báo tử vong cũng như các đặc điểm lão hóa quan trọng ví dụ sự già yếu và chức năng nhận thức. Ngoài ra các nhà khoa học cũng phân tích các yếu tố về môi trường và hành vi như thu nhập, việc làm, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, chế độ ăn uống, môi trường sống xung quanh, có hút thuốc hay tập thể dục thường xuyên hay không.

Về mặt di truyền, họ phân tích bộ gen của người để xem mối liên quan với 22 bệnh chủ yếu và tình trạng bệnh sử của người tham gia về các bệnh này. Kết quả nhận được rất bất ngờ: Trong số các nguy cơ tử vong thì di truyền chỉ chiếm 2% nhưng các yếu tố khác như hút thuốc, tình trạng kinh tế xã hội và hoạt động thể chất đóng góp đến 17% vào nguy cơ tử vong do bệnh. Trong đó thiếu tập luyện liên quan 17 bệnh, các yếu tố kinh tế-xã hội như thu nhập gia đình, môi trường sống và tình trạng việc làm liên quan 19 bệnh; và hành vi hút thuốc lá có nguy cơ cao nhất, liên quan đến 21 bệnh.

Nghiên cứu này cho thấy thật sự “di truyền” đóng vai trò lớn nhất trong việc xác định nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tiền liệt và cả chứng mất trí nhớ ở người. Còn “môi trường” tác động lớn nhất đến các bệnh phổi, tim và gan. Tác động của môi trường bắt đầu từ rất sớm trong cuộc sống. Cân nặng cơ thể cao hay thấp ngay từ khi mới 10 tuổi và việc bà mẹ hút thuốc lá hay không có ảnh hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ tử vong của con người trong nhiều thập kỷ sau đó.


Theo TSK số 693

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Tuổi thọ người được quyết định bởi di truyền hay lối sống?

4 ngày trước

Có thể bạn từng gặp một cụ ông hoặc cụ bà nào đó hút thuốc lá mà sống đến 90 hay 100 tuổi, nhưng sự thật đó chỉ là những người… “trúng số di truyền”.

sile

Sống dưỡng sinh bốn mùa trong năm

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Xuân, Hạ, Thu, Đông nối tiếp nhau quanh năm như lẽ thường tình của đất trời và cuộc sống. Để sống an lành qua bốn mùa này, y học cổ truyền (YHCT) lưu ý một số nguyên tắc dưỡng sinh sau:

sile

Tập luyện thế nào sau uống rượu, bia ngày Tết

20/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Uống bia, rượu trong các buổi họp mặt ngày Tết là điều khó tránh khỏi. Đối với những người vẫn duy trì tập luyện trong những ngày này, việc tuân thủ những nguyên tắc sau có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tập luyện và tránh khỏi những vấn đề sức khỏe.

sile

Để tìm lại niềm vui trong tập luyện

19/12/2024 00:00:00 GMT+0700

Trong tập luyện, không ít người cảm thấy mất hứng thú vì duy trì cùng một loại bài tập hoặc cường độ trong thời gian dài. Để lấy lại niềm vui này, có lẽ bạn cần phải thay đổi thói quen tập luyện.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}