Thâm mắt không nghiêm trọng nhưng gây mất thẩm mỹ. Ảnh: Shutterstock
Thâm mắt là tình trạng xuất hiện sắc tố nâu hoặc đen quanh khu vực dưới mắt, do nhiều nguyên nhân kết hợp lại như sinh lý, di truyền và yếu tố môi trường cụ thể là quá trình giãn nở và vỡ mạch máu; da mỏng và mất collagen; tăng sản xuất melanin; tác động của các yếu tố như thiếu ngủ, dị ứng, căng thẳng hoặc ánh nắng mặt trời. Sau đây là 7 nguyên nhân gây thâm mắt thường gặp:
1. Thiếu ngủ
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thâm mắt. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản xuất ít collagen hơn, khiến da quanh mắt trở nên mỏng hơn và dễ thấy các mạch máu dưới da. Điều này tạo ra vẻ thâm đen quanh mắt. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm giảm khả năng tái tạo và phục hồi da, khiến các vết thâm khó biến mất.
2. Di truyền
Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quầng thâm quanh mắt. Nếu người thân bạn có quầng thâm mắt, bạn cũng có khả năng mắc phải. Điều này do một số người có da quanh mắt mỏng bẩm sinh hoặc có tĩnh mạch dưới da dễ dàng lộ ra hơn.
3. Viêm da tiếp xúc dị ứng
Dị ứng hoặc các tình trạng viêm da khác có thể làm tăng tích tụ histamin trong cơ thể, gây ra hiện tượng sưng và đổi màu da quanh mắt. Cảm giác ngứa, kích ứng hoặc sưng tấy ở vùng mắt có thể làm tăng sự xuất hiện của quầng thâm. Bên cạnh đó, tình trạng tăng sắc tố sau viêm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm mắt.
4. Lão hóa
Khi tuổi tác gia tăng, da trở nên mỏng hơn và mất đi độ đàn hồi tự nhiên. Điều này làm lộ rõ các mạch máu dưới da và tạo thành quầng thâm. Hơn nữa, sự giảm sút collagen và elastin trong da khiến vùng da quanh mắt trở nên kém săn chắc, dễ xuất hiện vết thâm.
5. Căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Sự thay đổi này cũng làm tăng tích tụ các chất độc trong cơ thể, làm cho da xung quanh mắt trở nên mệt mỏi và thâm đen. Tình trạng mệt mỏi lâu dài có thể dẫn đến hiện tượng thâm mắt kéo dài.
6. Thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin K, vitamin C và sắt, có thể làm giảm khả năng phục hồi của da và khiến quầng thâm xung quanh mắt trở nên rõ rệt hơn. Một chế độ ăn thiếu chất sẽ khiến da trở nên nhợt nhạt và làm các mạch máu dưới da dễ dàng lộ ra.
7. Tăng sản xuất melanin
Melanin là sắc tố tạo màu cho da. Khi da bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời hoặc viêm nhiễm, cơ thểcó thể sản xuất nhiều melanin hơn, gây ra sự tăng sắc tố quanh mắt. Đặc biệt, với những người có làn da nhạy cảm hoặc da dễ bắt nắng, thâm mắt có thể xuất hiện khi tiếp xúc với ánh nắng mà không có biện pháp bảo vệ.
Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm sản sinh melanin dư thừa trong cơ thể, gây ra hiện tượng đen da, trong đó có vùng da quanh mắt. Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng cũng có thể làm da bị lão hóa sớm và mất đi sự đàn hồi, dẫn đến thâm mắt
Theo TSK số 692
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}