Y học cổ truyền

21/01/2025 GMT+0700

Sống dưỡng sinh bốn mùa trong năm

TS.BS Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3

Xuân, Hạ, Thu, Đông nối tiếp nhau quanh năm như lẽ thường tình của đất trời và cuộc sống. Để sống an lành qua bốn mùa này, y học cổ truyền (YHCT) lưu ý một số nguyên tắc dưỡng sinh sau:

Dưỡng sinh YHCT là phương pháp chăm sóc sức khỏe được nhiều người lựa chọn.

Mùa Xuân: Khởi đầu tươi mới, dưỡng Can

Mùa Xuân là thời điểm Dương khí bắt đầu sinh sôi, vạn vật đâm chồi nảy lộc mang lại cảm giác phấn chấn, hy vọng. Trong YHCT, mùa Xuân thuộc hành Mộc, ứng với Can – cơ quan quản lý khí huyết và cảm xúc. Can khỏe mạnh giúp cơ thể linh hoạt, tinh thần sáng suốt và tăng cường khả năng chống chọi bệnh tật.

Nguyên tắc dưỡng sinh vào mùa Xuân

Sinh hoạt: Xuân đến mang theo không khí ấm áp, rất thích hợp để bạn ra ngoài hít thở khí trời, tản bộ trong công viên hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như Thái cực quyền, Yoga. Sáng sớm là thời điểm tốt nhất để vận động, giúp cơ thể hấp thụ.Dương khí của đất trời. Để phát huy giá trị tích cực, bạn nên giữ tâm trạng thư thái, tránh căng thẳng hoặc lo nghĩ nhiều.

Dinh dưỡng: Đầu Xuân, cơ thể cần được thanh lọc và hỗ trợ chức năng Can. Rau xanh, đặc biệt là các món ăn thanh mát như rau má, cải xoong, giá đỗ rất phù hợp để bổ sung vào thực đơn. Ngoài ra những loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà atisô sẽ giúp giải độc và tăng cường sức đề kháng. Bạn nên hạn chế các
món ăn nhiều dầu mỡ hoặc quá cay nóng vì chúng dễ gây “Can khí uất”, khiến cơ thể cảm thấy nặng nề, bức bối.

Phong tục và sức khỏe: Người Việt thường bắt đầu năm mới với các món ăn nhẹ nhàng như canh khổ qua nhồi thịt hay các loại trái cây mát lành. Theo YHCT, những món ăn này không chỉ mang ý nghĩa cầu may mà còn giúp cơ thể cân bằng Âm Dương, hỗ trợ thanh lọc và kích thích tiêu hóa sau những ngày lạnh giá mùa Đông.

Mùa Hạ: Lưu ý thanh nhiệt, dưỡng Tâm

Mùa Hạ là thời điểm Dương khí đạt cực thịnh, sự oi bức của khí trời dễ làm cơ thể mệt mỏi, mất nước. Trong YHCT, mùa Hạ thuộc hành Hỏa, chủ về Tâm – cơ quan điều tiết huyết mạch và tinh thần. Vì thế vào mùa này bạn cần chú trọng dưỡng Tâm để giữ cơ thể mát mẻ và tâm trạng thư thái.

Nguyên tắc dưỡng sinh vào mùa Hạ

Sinh hoạt: Hạn chế làm việc hoặc vận động mạnh vào buổi trưa, thời điểm nhiệt độ lên cao nhất. Thay vào đó, hãy chọn các hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ buổi sáng hoặc thiền định vào chiều muộn. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để Tâm khí không bị tổn hao bởi nhiệt tà.

Dinh dưỡng: Ưu tiên các thực phẩm thanh nhiệt, giải độc như đậu xanh, bí đao, dưa hấu, và mướp đắng. Nước ép hoa quả, chè thảo mộc hay nước sâm là lựa chọn tuyệt vời để làm dịu cơ thể. Đồng thời nên hạn chế rượu bia, cà phê hoặc các loại đồ uống có đường cao vì chúng dễ làm mất nước và gây nóng trong người.

Phong tục và sức khỏe: Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch là dịp người Việt dùng rượu nếp, trái cây chua để “diệt sâu bọ”. Dưới góc nhìn YHCT, đây là cách hỗ trợ tiêu hóa và giải trừ thấp nhiệt, những yếu tố thường gây bệnh trong mùa Hạ nóng bức.

Mùa Thu: Không quên điều hòa khí, dưỡng Phế

Thu đến, trời đất dịu mát hơn nhưng lại dễ hanh khô, ảnh hưởng đến Phế – cơ quan chủ quản khí và hô hấp. Đây là mùa của sự giao hòa Âm Dương, rất phù hợp để điều chỉnh khí huyết và tăng cường hệ miễn dịch.

Nguyên tắc dưỡng sinh vào mùa Thu

Sinh hoạt: Mùa Thu là thời điểm lý tưởngđể thực hiện các bài tập thở sâu, giúp dưỡng Phế. Bạn nên giữ cơ thể ấm áp vào sáng sớm và tối muộn để tránh nhiễm phong hàn.

Dinh dưỡng: Thực phẩm nhuận Phế như lê hấp mật ong, củ sen, hạt sen rất phù hợp cho mùa này. Một ly trà gừng mật ong vào buổi sáng sẽ giúp cổ họng bạn dịu nhẹ và bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự hanh khô.

Phong tục và sức khỏe: Tết Trung Thu với ánh trăng tròn và mâm cỗ đoàn viên không chỉ mang ý nghĩa sum họp gia đình mà còn là dịp để thư giãn tinh thần, điều hòa khí huyết. Theo quan điểm dưỡng sinh, sự ấm áp trong mối quan hệ gia đình giúp Phế khí lưu thông và hỗ trợ sức khỏe tinh thần.

Mùa Đông: Tích trữ năng lượng, dưỡng Thận

Mùa Đông là thời điểm Âm khí thịnh nhất trong năm, thiên nhiên chìm vào trạng thái nghỉ ngơi. Đây là lúc cơ thể cần được bảo tồn năng lượng để duy trì sức khỏe. Trong YHCT, mùa Đông thuộc hành Thủy, chủ về Thận – cơ quan tàng trữ tinh khí và điều hòa cơ thể. 

Nguyên tắc dưỡng sinh vào mùa Đông

Sinh hoạt: Ngủ sớm, dậy muộn để bảo toàn Dương khí. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng chân và lưng dưới, là điều cần thiết để bảo vệ Thận khí. Các bài tập nhẹ như khí công hoặc thiền định rất phù hợp trong mùa này.

Dinh dưỡng: Các món ăn bổ Thận như thịt dê, táo đỏ, hay gừng rất tốt để duy trì sức khỏe trong mùa đông. Hãy uống các loại trà ấm để cơ thể không bị mất nhiệt.

Phong tục và sức khỏe: Tục lệ gói bánh chưng, bánh tét vào cuối năm không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn giúp cơ thể tích trữ năng lượng cần thiết để chống lại cái lạnh giá của mùa Đông.

Một năm mới tràn đầy hy vọng đang chờ đón bạn. Hãy bắt đầu bằng việc quan tâm đến chính mình, sống cân bằng và hài hòa với môi trường xung quanh. Một tâm trí thư thái trong một cơ thể khỏe mạnh là nền tảng vững chắc để bạn vượt qua mọi thách thức trong năm mới. 

XÔNG LÁ ĐẦU NĂM ĐỂ THANH LỌC, PHÒNG BỆNH

Vào ngày đầu năm mới, nhiều người Việt vẫn giữ thói quen chuẩn bị một nồi nước xông từ các loại lá thảo dược như lá bưởi, lá chanh, hương nhu, hay sả. Sau lễ bái tổ tiên và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mọi người trong nhà cùng nhau xông hơi, vừa để làm sạch cơ thể sau một mùa Đông giá rét, vừa mang lại sự nhẹ nhõm, sảng khoái cho tinh thần.

Người già thường nói xông lá đầu năm không chỉ để trừ bệnh mà còn “xua đi cái cũ”, giúp cơ thể đón nhận trọn vẹn nguồn khí mới của mùa Xuân. Theo YHCT, xông hơi bằng thảo dược đầu năm có ý nghĩa dưỡng sinh rất quan trọng. Hơi nóng và tinh dầu từ các loại lá giúp khai thông kinh lạc, kích thích tuần hoàn khí huyết và đẩy lùi tà khí tích tụ trong mùa Đông. Đây là cách khởi đầu năm mới đầy ý nghĩa, thể hiện sự kết nối giữa sức khỏe, thiên nhiên và phong tục cổ truyền.

 

Theo TSK số 690+ 691

Ngày đăng: 21/01/2025








 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Thận trọng khi dùng thuốc thảo dược

12/04/2025 09:00:00 GMT+0700

Mặc dù thuốc thảo dược thường được coi là an toàn hơn so với thuốc tây y nhưng việc sử dụng không đúng cách hoặc thiếu hiểu biết có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

sile

Lại phải cảnh báo về sự an toàn của thuốc thảo dược

10/04/2025 12:00:00 GMT+0700

Đầu năm nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành ghép gan cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị suy gan có nguy cơ tử vong sau khi dùng thuốc Nam.

sile

Thanh lọc cơ thể với 3 vị thuốc y học cổ truyền phổ biến

04/04/2025 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại dẫn đến sự thay đổi của nhiều thói quen sinh hoạt con người, trong đó không ít thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và điều này đặt ra nhu cầu thanh lọc cơ thể.

sile

Những điều cần biết về đông trùng hạ thảo

11/03/2025 00:00:00 GMT+0700

Chúng ta thường nghe tên “Đông trùng hạ thảo”, một trong những vị thuốc quý của Đông y, nhưng chắc ít người biết rõ nguồn gốc và đặc điểm của vị thuốc này.

sile

Phóng sự ảnh: "Vào rừng tìm thuốc quý"

23/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Nằm trên cao nguyên M’Nông với độ cao trung bình từ 600- 700 mét so với mặt nước biển, Đắk Nông có địa hình và khí hậu rất đa dạng, phong phú. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi này, Đắk Nông đã sở hữu tài nguyên rừng phong phú với thảm thực vật đa dạng được ví như “mỏ vàng dược liệu”.

sile

Kỷ Tử "báu vật" giúp trẻ lâu sống thọ

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngoài mong muốn sống hạnh phúc, không lo lắng cuộc sống vật chất, con người thời nào cũng mong sống trẻ khỏe, trường thọ. Kỷ tử là một trong những giải pháp giúp họ thực hiện được ước mơ sau này.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}