Tầm quan trọng của vitamin C với sức khỏe

DS. Huỳnh Văn Nhiệm

Vitamin C hòa tan trong nước nên dễ dàng được cơ thể hấp thu, chuyển hóa và bài tiết. Do vitamin C không tích lũy trong cơ thể như các loại vitamin tan trong chất béo (gồm vitamin A, D, E, K) nên để duy trì đủ lượng vitamin C, chúng ta cần tiêu thụ thực phẩm có chứa vitamin C hàng ngày.

Cũng may là vitamin C có tự nhiên trong rất nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong các loại trái cây và rau tươi.

Vai trò của vitamin C trong cơ thể

● Giúp tạo collagen, một loại protein quan trọng cho da và mô liên kết

● Giúp vết thương mau lành

● Cải thiện sự hấp thụ sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật

● Giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.

Vitamin C là một chất dinh dưỡng mà cơ thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

–  Hoạt động như một chất chống oxy hóa, có nghĩa là nó giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các chất oxy hóa phản ứng (ROS). ROS là các chất như các gốc tự do sinh ra từ các quá trình hoạt động tự nhiên của cơ thể, hoặc do tiếp xúc với ô nhiễm và các yếu tố khác. Tuy nhiên, chúng có thể dẫn đến stress oxy hóa gây tổn thương tế bào, dẫn đến nhiều bệnh chứng khác nhau như viêm nhiễm, suy nhược, thoái hóa, ung thư…

– Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, chữa lành vết thương, giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, sản xuất collagen và một số chất dẫn truyền thần kinh,… Collagen là một thành phần quan trọng trong các mô sợi như: gân, sụn, da, xương, mạch máu, dây chằng, giác mạc, ruột…

Vitamin C cũng cần thiết để tạo L-carnitin. L-carnitin góp phần vào việc vận chuyển acid béo vào ty thể để sản xuất năng lượng, do đó có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động và quá trình  chống lão hóa của cơ thể.

Vitamin C cũng cần thiết cho sức khỏe tim mạch nhờ các tác dụng đặc biệt như cải thiện sản xuất nitric oxid, giúp mở rộng các mạch máu, chống tăng huyết áp, giảm sự mất ổn định của mảng bám trong xơ vữa động mạch…

Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt, và một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên nên bổ sung vitamin C và sắt để cải thiện khả năng hấp thụ ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng sự kết hợp giữa vitamin C và vitamin E có thể có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Vitamin C cũng giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường: Một nghiên cứu năm 2019 đã xem xét 31 người ở độ tuổi khoảng 60 thường không được dinh dưỡng đủ lượng vitamin C cần thiết. Sau khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin C trong 4 tháng, lượng đường trong máu và huyết áp của những người tham gia được cải thiện hơn so với khi dùng giả dược.

Tình trạng thiếu vitamin C

Thường gặp ở những người dinh dưỡng kém, thiếu rau quả tươi, hoặc có tình trạng đường ruột bị xáo trộn, kém hấp thu chất dinh dưỡng; cùng những người nghiện thuốc lá, người sống trong môi trường bị ô nhiễm; trẻ nhỏ chỉ dùng sữa hộp đã tiệt trùng ở nhiệt độ cao mà không bổ sung vitamin C,…

Thiếu vitamin C về lâu dài khiến cơ thể giảm sức đề kháng với các bệnh tật và có thể dẫn đến bệnh scorbut (hoặc scurvy), với các triệu chứng như sưng khớp, thiếu máu và mệt mỏi, vết thương lâu lành, răng lung lay, chảy máu nướu,…

Liều dùng

Theo các tài liệu chuyên môn, nhu cầu vitamin C hàng ngày được khuyến nghị (RDA) cho người trưởng thành bình thường là: khoảng 90mg cho nam giới, 75mg cho phụ nữ, và 120mg cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Trẻ em dùng liều thấp hơn tùy theo lứa tuổi.

Những người nghiện thuốc lá cần bổ sung thêm mỗi ngảy khoảng 35mg vitamin C. Liều tối đa vitamin C mỗi ngày cho một người lớn là 2.000mg.

Có quan niệm cho rằng: vitamin C liều cao giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật (như cảm cúm). Tuy nhiên, các nhà chuyên môn không ủng hộ quan điểm này. Lý do: cơ thể chúng ta không dự trữ vitamin C. Thay vào đó, cơ thể chỉ sử dụng lượng vitamin C cần thiết và bài tiết phần còn lại. Khi một người tiêu thụ qua ăn uống với liều 30 – 180mg vitamin C mỗi ngày, cơ thể họ sẽ hấp thụ khoảng 70 – 90% trong số đó. Khi một người tiêu thụ 1.000mg vitamin C mỗi ngày, cơ thể họ chỉ hấp thụ 50% trong số đó. Thận lọc phần còn lại từ máu và cơ thể bài tiết nó.

Uống vitamin C với liều cao dường như không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào cho sức khỏe, nhưng có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy cũng như gây mất ngủ. Tránh uống vitamin C liều cao khi bụng đói hoặc trước khi ngủ.

Dùng vitamin C liều cao về lâu dài cũng có thể dẫn đến sỏi thận oxalat ở một số người.

Trường hợp đặc biệt, vitamin C liều cao có thể dẫn đến tổn thương mô ở những người mắc bệnh hemochromatosis, một chứng rối loạn hấp thu sắt di truyền. Trường hợp này cần trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bổ sung vitamin C.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Sáu biểu hiện định mệnh của sức khỏe

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Đi bộ chậm, leo cầu thang khó khăn, khó đứng vững trên một chân, đó không phải dấu hiệu bình thường ở người lớn tuổi mà có thế là cảnh báo tử vong sớm.

sile

Thức ăn chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ

08/09/2023 02:37:00 GMT+0700

Các tác giả Trung Quốc đã phân tích 19 nghiên cứu được công bố trước đó và kết hợp dữ liệu từ 17 nghiên cứu, liên quan đến hơn 560.000 người với gần 37.000 biến cố tim mạch lớn, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo HealthDay)

sile

Ăn ít vẫn mập, tại sao?

08/09/2023 02:14:00 GMT+0700

Kiểm soát cân nặng là một mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, có lẽ do cân nặng gắn liền với ngoại hình của một người, giúp cho người đó tự tin hài lòng với cuộc sống hay luôn mặc cảm, tự ti, đánh mất niềm vui trong cuộc sống, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và học tập hàng ngày cũng như dẫn tới nhiều bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,...

sile

Chế độ ăn chay có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

05/09/2023 01:27:00 GMT+0700

Mới đây. các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney và Bệnh viện Hoàng gia Prince Alfred ở Úc và Đại học Brescia ở Ý đã tìm hiểu xem chế độ ăn chay ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố chính gây rủi ro chuyển hóa tim mạch ở những người mắc bệnh, hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.Nguồn: DS Huỳnh Trà Kiệu (theo MedicalNewsToday)

sile

Tầm quan trọng của vitamin C với sức khỏe

04/09/2023 08:05:00 GMT+0700

Vitamin C còn có tên là acid L-ascorbic, là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của mọi người. Nó giúp hình thành và duy trì hoạt động của xương, sụn, da, mạch máu… và hỗ trợ hệ thống miễn dịch...

sile

Bàn luận về “Đói ăn rau đau uống thuốc”

04/09/2023 06:49:00 GMT+0700

Từ xa xưa, con người luôn tin tưởng rằng mỗi loại thực phẩm ăn vào đều là những vị thuốc đem đến cho ta sức khỏe và thậm chí còn giúp phòng chống hoặc chữa trị một số bệnh tật. Các danh sư y học ngày xưa như Hoa Đà, Biển Thước của Đông y và cả Hippocrates của Tây y mấy ngàn năm về trước đều nhìn nhận sự liên hệ mật thiết giữa thức ăn và sức khỏe. Hippocrates đã phát biểu: “Hãy để thức ăn trở thành những vị thuốc”. Còn người dân nước ta ai cũng biết câu nói của ông bà xưa để lại: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}