Khi người cao tuổi bị u tuyến tiền liệt

GS. Phạm Gia Cường

Có những trường hợp, tuy có phì đại tuyến tiền liệt nhưng không rối loạn tiểu tiện (tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu són,…), không ảnh hưởng đến đời sống bệnh nhân thì không cần điều trị. Khi u gây trở ngại cho việc đào thải nước tiểu của bệnh nhân thì phải điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Không có cách điều trị nội khoa nào có thể làm ngừng sự tiến triển của u tuyến tiền liệt. Thuốc điều trị chỉ làm giảm các rối loạn tiểu (tiểu rát, tiểu khó,…) chư không chữa khỏi hẳn được bệnh.

– Thuốc thường dùng:

+ Chẹn alpha-1: Xatral, Hytrin, Tamsulosin. Thuốc làm giãn các sợi cơ nhiễm ở cổ, bàng quang và tuyến tiền liệt. Đánh giá kết quả điều trị sau 2 tháng dùng thuốc.

+ Ức chế 5 alpha-reductase: Finasterid, Dutasterid có tác dụng ngăn chặn testosteron biến đổi thành dihydrotestosteron là một chất góp phần làm tăng sản tuyến tiền liệt. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng dùng thuốc.

Dùng phối hợp chẹn alpha-1 và thuốc ức chế 5 alpha-reductase có hiệu quả tốt hơn dùng từng thuốc riêng lẻ.

+ Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Permixon, Tadenan,… làm giảm sung huyết tuyến tiền liệt. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng dùng thuốc.

+ Thuốc chống viêm không steroid: Voltaren, Mobic,… có thể có tác dụng tốt trong điều trị kịch phát viêm tuyến tiền liệt.

– Theo dõi điều trị:

+ Mỗi 6 tháng một lần: thăm trực tràng (toucher rectal), thử creatinin máu, xét nghiệm nước tiểu toàn bộ.

+ Mỗi năm một lần: siêu âm tuyến tiền liệt, bàng quang, thận, định lượng PSA (Prostate-Specific Antigen: kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt).

Điều trị ngoại khoa

– Khi nào cần mổ u tuyến tiền liệt?

Có hai chỉ định mổ:

+ Cần thiết phải mổ: vì u tuyến có những biểu hiện phức tạp, bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, thậm chí có thể gây tử vong.

+ Mổ để nâng cao chất lượng đời sống bệnh nhân.

– Cần mổ những trường hợp sau:

+ Ứ căng bộ máy tiết niệu (urinary apparatus): bàng quang ứ căng nước tiểu, các thành bàng quang biến dạng do bàng quang ứ tràn, làm nhiễm khuẩn nước tiểu với các biến chứng sỏi bàng quang hoặc tiểu ra máu.

+ Suy thận: là hậu quả của dãn thận.

+ Những giai đoạn bí tiểu cấp tính: ở người cao tuổi bí tiểu cấp tính chưa hẳn đã cần phải mổ vì đó có thể do một yếu tố bất thường nào đó gây nên (ví dụ cơn kịch phát viêm tuyến tiền liệt ở một bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiểu), hoặc dùng thuốc kiểu atropin (như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc điều trị bệnh Parkinson). Nếu thông tiểu (sondage) cho bệnh nhân thì sau đó họ có thể tiểu trở lại được. Nhưng nếu cứ tiếp tục bí tiểu cấp nhiều lần thì nhất thiết phải làm phẫu thuật.

+ Nhiễm khuẩn tiểu tái phát: đây là những trường hợp nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, đôi khi kèm theo các biến chứng viêm mào tinh hoàn hoặc viêm bể thận - thận. Phẫu thuật sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn về sau như nhiễm khuẩn huyết. Sau khi phẫu thuật, vẫn có thể tái nhiễm khuẩn tiểu trở lại. Để phát hiện tình trạng này, phải xét nghiệm nước tiểu đều đặn.

+ Sỏi bàng quang: biến chứng này hay gây đau ở phần trên xương mu (pubis), tiểu ra máu, nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nếu chỉ là sỏi nhỏ hoặc không to lắm, có thể lấy sỏi qua đường mổ nội soi. Nếu là sỏi lớn, phải mổ bàng quang để lấy sỏi.

– Kỹ thuật mổ:

+ Cắt u tuyến tiền liệt qua đường bàng quang: áp dụng cho những bệnh nhân dưới 80 tuổi có u lớn hơn 50 – 60g. Chỉ cắt bỏ u tuyến còn vẫn để lại tuyến tiền liệt nguyên tại chỗ.

+ Mổ nội soi:

  • Cắt bỏ u tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo: kỹ thuật này áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người trên 80 tuổi có khối u dưới 50g. Kỹ thuật này thường không lấy hết được khối u.

  • Đường rạch cổ bàng quang - tuyến tiền liệt: áp dụng cho những ca u tuyến nhỏ hoặc tăng trương lực cổ bàng quang, điều trị nội khoa thất bại.

  • Liệu pháp quang đông laser qua đường niệu đạo: áp dụng cho những ca u tuyến nhỏ và vừa.

+ Những kỹ thuật không chảy máu:

  • Lắp bộ phận giả (prothèse) trong lòng niệu đạo tuyến tiền liệt (prostatic urethra): áp dụng cho những ca không có chỉ định phẫu thuật.

  • Liệu pháp nhiệt vi sóng qua đường niệu đạo.

  • Đặt sonde lưu tại chỗ: áp dụng cho những bệnh nhân không làm được phẫu thuật hoặc đã mất tính tự quản (nằm liệt giường, di chứng tai biến mạch máu não nặng, thể lực suy yếu). Cần thay sonde đều đặn

Biến chứng sau mổ u tuyến tiền liệt

Các rối loạn tiểu sau mổ sẽ còn tồn tại trong khoảng 4 tháng. Sau thời gian này mới có thể đánh giá kết quả điều trị một cách khách quan.

Hẹp niệu đạo: vùng cổ bàng quang hoặc niệu đạo tuyến tiền liệt có thể bị chít hẹp. Biến chứng này hay gặp sau mổ nội soi hơn là sau mổ đường bàng quang. Nguyên nhân gây hẹp là chấn thương niệu đạo tại chỗ do dao mổ gây ra. Nếu chít hẹp nhiều quá, bệnh nhân sẽ tiểu rất khó, như vậy mọi kết quả phẫu thuật sẽ bị hủy. Để xử trí biến chứng này, bác sĩ sẽ phẫu thuật mở niệu đạo phía trong theo đường nội soi, nhưng sau này bệnh vẫn có thể tái phát.

Tiểu dầm (tiểu không kiềm chế được): tiểu dầm do cơ thắt vân niệu đạo bị tổn thương do dao mổ gây nên. Nguyên nhân hay gặp nhất là bàng quang không ổn định do nhiều lần nhiễm khuẩn và ổ tuyến tiền liệt (là ổ trống còn lại sau khi đã cắt bỏ u tuyến) chưa liền được hẳn. Vì thế, nếu muốn đánh giá kết quả phẫu thuật phải chờ đến tháng thứ tư sau mổ nếu bệnh nhân dưới 75 tuổi, thậm chí đến tháng thứ sáu ở bệnh nhân trên 80 tuổi (vì ở tuổi này ít có khả năng liền sẹo nhanh).

Phóng tinh ngược: hiện tượng này bao giờ cũng xuất hiện sau các loại phẫu thuật tuyến tiền liệt do yếu tố giải phẫu cổ bàng quang nhưng sự cương dương và cực khoái (orgasm) vẫn giữ được nguyên vẹn.

Trào ngược nước tiểu vào túi tinh khi tiểu: nếu thấy các triệu chứng chức năng vẫn tồn tại hoặc vẫn có những cơn buồn tiểu gấp, đau khi bắt đầu tiểu, thậm chí tiểu dầm là phải nghĩ đến hiện tượng trào ngược này. Để khẳng định điều này, bác sĩ sẽ chụp đường niệu tiêm tĩnh mạch khi bệnh nhân đang tiểu hoặc tốt hơn là chụp X quang niệu đạo.

U tuyến tiền liệt “mọc lại”: u tuyến tiền liệt có thể phát triển lại sau khi đã mổ được 15 – 20 năm, dù trước đó phẫu thuật u đã rất thành công.

Ung thư tuyến tiền liệt phát triển ở vỏ tuyến tiền liệt còn lại: ung thư tuyền liệt tuyến là bệnh khác hẳn với u tuyến tiền liệt. Ung thư phát triển ở phần đuôi tuyến tiền liệt, còn u tuyến tiền liệt lại phát triển ở phần gốc tuyến tiền liệt (sát với cổ bàng quang).

Lưu ý: Tuyệt đối không mổ để phòng ngừa trước những biến chứng của u tuyến tiền liệt có thể xảy ra ở một bệnh nhân hoàn toàn không có rối loạn tiểu ở thời điểm khám bệnh lúc đó.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Lá gan: cơ quan đa chức năng

12/09/2023 09:13:00 GMT+0700

Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1,2 – 1,6kg ở người lớn và có khả năng phục hồi kỳ lạ. Thật kỳ lạ vì nó thực hiện đến 300 chức năng. Chúng ta không thể sống mà thiếu lá gan.

sile

Đau đầu đột ngột có thể do vỡ túi phình mạch máu não

12/09/2023 09:10:00 GMT+0700

Đau đầu là một triệu chứng rất hay gặp và ai cũng từng trải qua trong đời sống. Đau đầu dữ dội, đột ngột đôi khi lại là dấu hiệu của một chứng bệnh nguy hiểm đó là phình mạch máu não. Phình mạch máu não (hay còn gọi là túi phình mạch máu não) là tình trạng phình lên của mạch máu trong não, giống như một trái nho treo trên cành. Túi phình mạch máu não có thể bị rách hoặc vỡ gây ra tình trạng chảy máu trong não (tình trạng đột quỵ xuất huyết).

sile

Hội chứng thừa cân hậu COVID-19

12/09/2023 09:02:00 GMT+0700

Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, hầu hết mọi người đều có những thay đổi trong lối sống và thói quen, ít nhiều không có lợi cho sức khỏe. Trên tinh thần “Ở nhà là yêu nước”, hầu hết mọi người chỉ quanh quẩn trong nhà, ngủ nhiều, thiếu vận động, cộng với suy nghĩ (lượm lặt từ chuyên gia… trên mạng!) là phải ăn uống bồi dưỡng để tăng sức đề kháng, ăn quá nhiều thức ăn nhanh hoặc đặt qua mạng, ăn nhiều mỳ gói, đồ hộp (do lỡ mua dự trữ quá nhiều),… nên tăng cân chỉ là chuyện một sớm một chiều.

sile

Khi người cao tuổi bị u tuyến tiền liệt

07/09/2023 08:50:00 GMT+0700

U tuyến tiền liệt (prostatic adenoma) còn gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt (benign prostatic hypertrophy: BPH) là sự tăng sản lành tính một u tuyến (adenoma) ôm sát quanh đoạn gốc niệu đạo giáp cổ bàng quang, thường gặp ở người trên 50 tuổi gây trở ngại cho đào thải nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ nhưng có thể do rối loạn cân bằng hormon ở người cao tuổi.

sile

Nhiễm Papillomavirus, những điều cần biết

06/09/2023 08:06:00 GMT+0700

Việc phát hiện virus HPV (Human Papillomavirus) gây ung thư cổ tử cung đã được trao giải Nobel Y học từ năm 2008. HPV là một virus sinh dục thường gặp. Từ papilloma trong tiếng Anh có nghĩa là u nhú, mụn cóc.

sile

Viêm tiểu phế quản

04/09/2023 14:00:00 GMT+0700

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ từ 2 – 6 tháng nhập viện. Bệnh thường khởi phát vào mùa Thu và mùa Đông, hoặc mùa mưa ở vùng nhiệt đới.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}