Hội chứng thừa cân hậu COVID-19

BS. Phan Minh Trí

Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, hầu hết mọi người đều có những thay đổi trong lối sống và thói quen, ít nhiều không có lợi cho sức khỏe. Trên tinh thần “Ở nhà là yêu nước”, hầu hết mọi người chỉ quanh quẩn trong nhà, ngủ nhiều, thiếu vận động, cộng với suy nghĩ (lượm lặt từ chuyên gia… trên mạng!) là phải ăn uống bồi dưỡng để tăng sức đề kháng, ăn quá nhiều thức ăn nhanh hoặc đặt qua mạng, ăn nhiều mỳ gói, đồ hộp (do lỡ mua dự trữ quá nhiều),… nên tăng cân chỉ là chuyện một sớm một chiều.

 

Phát phì do… tránh dịch

Theo The Guardian, một báo cáo do Liên đoàn Béo phì Thế giới vừa  công bố cho thấy các quốc gia có tỉ lệ người béo phì cao như Anh, Mỹ, Ý cũng là những nước có tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới. Báo cáo này cũng kêu gọi chính phủ các nước giải quyết tình trạng béo phì cũng như ưu tiên những người thừa cân được tiêm chủng (may mắn là nước ta được xếp vào những nước có tỉ lệ thừa cân trong dân số thấp nhất).

Mối tương quan giữa béo phì và tử vong do COVID-19 là rõ ràng và thuyết phục, do lẽ tình trạng thừa cân béo phì là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của cơ thể và có thể kéo theo những bệnh khác như tim mạch, mỡ máu cao, đái tháo đường,… Báo cáo này cũng cho thấy mức thu nhập không liên quan gì đến tỉ lệ này, nghĩa là các nước có thu nhập đầu người thấp vẫn có tỉ lệ người thừa cân béo phì tăng cao. 

Cuống cuồng giảm cân hậu COVID-19

Thừa cân, béo phì từ lâu đã là nỗi lo thường trực của nhiều người, đặc biệt là quý bà, quý cô, nhất là tình hình cơ thể phì nhiêu hơn sau thời gian dài chỉ có ăn và ngủ. Khi dịch đã tạm lắng, các phòng tập mở cửa, mọi người tấp nập trở lại mong vứt bỏ lượng mỡ thừa đã “lỡ” tích lại lúc tránh dịch.

Một số người muốn giảm cân nhưng ngại tập luyện đã chọn cách đơn giản hơn là… nhịn đói, với suy nghĩ không nạp năng lượng thì cơ thể sẽ đốt mỡ thừa để tạo năng lượng cho cơ thể sống… qua ngày. Một số người thì nhịn đói theo cách cực đoan hơn, nhưng cũng ráng diễn giải cho có vẻ “khoa học” là detox cơ thể, cụ thể là nhịn ăn hoàn toàn trong 5 – 7 ngày, chỉ uống nước lọc hoặc nước ép trái cây không ngọt. Thậm chí có người còn áp dụng detox “khô”, nghĩa là tuyệt đối không ăn và uống nước từ 2 – 4 ngày, có tập thể dục nhẹ. Nhưng nhiều người tham gia cách này cho biết là đến ngày thứ hai đã không chịu nổi vì quá khát, mồ hôi rất nặng mùi mặc dù tắm rửa thường xuyên, không thể ngủ được, và dĩ nhiên cũng chẳng có sức để tập tành nữa.

Mặc dù đây chỉ là phương pháp lan truyền trên mạng với những bài giảng tào lao, không rõ ràng về tính khoa học nhưng nhiều người vẫn tin “sái cổ”, thậm chí có cả những người có học vấn, có bằng cấp vẫn tham gia.

Làm sao để không tăng cân?

Cân nặng vốn dĩ là thứ “đi dễ khó về”, một khi đã tăng thì rất khó xuống, do đó dự phòng vẫn là thượng sách. Cần nhớ rằng hiện nay dịch bệnh vẫn đang còn diễn biến phức tạp, nên không thể đợi hết dịch mới tiến hành chiến dịch giảm cân mà hãy hành động ngay từ bây giờ. 

Hãy để ý theo dõi cân nặng từ hôm nay, xây dựng lại một chế độ ăn uống nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không dự trữ quá nhiều thức ăn vì đa số là các loại để lâu được như đồ hộp, mỳ gói, xúc xích, lạp xưởng, cá khô,… có chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe. Và tuy là đồ dự trữ, nhưng vẫn nhìn thấy chúng mỗi ngày, do đó khó tránh khỏi việc lôi ra nhấm nháp. Nếu được, hãy đi chợ hoặc siêu thị mua thực phẩm tươi sống mỗi 1 – 3 ngày (nhớ lưu ý nguyên tắc 5K).

Tranh thủ vận động ngay cả khi ở nhà như dọn dẹp, lau chùi, hút bụi, chạy lên xuống cầu thang trong nhà, xỏ giày đi bộ, nếu được ra ngoài có thể đi xe đạp (nhớ đeo khẩu trang).

Nếu lỡ tăng, làm sao cho xuống?

Giảm cân chưa bao giờ là một cuộc chiến dễ dàng; do đó, cần phải hết sức kiên trì, cộng với một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học thì mới mong đạt kết quả. 

– Đầu tiên là thiết kế một thực đơn hợp lý. Dĩ nhiên không cần phải quá cứng nhắc như dân tập thể hình chuyên nghiệp, vốn dĩ là loại thực đơn mà người bình thường khó có thể theo nổi. Và cũng không cần phải kiêng khem đến mức khổ sở. Quan trọng là thực đơn đó phải duy trì được lâu dài, không bỏ cuộc nửa chừng.

– Không bao giờ bỏ bữa ăn sáng. Việc bỏ qua một bữa ăn sẽ làm giảm lượng Calo trong cơ thể nhưng khiến ta đói hơn và sẽ ăn bù sau đó quá nhiều. Ngoài ra, sau một giấc ngủ dài, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại, nếu bỏ ăn sáng sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả và lượng Calo bị đốt cháy sẽ giảm.

– Ăn thật chậm, nhai thật kỹ. Thông thường, thời gian để ta cảm thấy no sau khi bắt đầu ăn là sau 15 – 20 phút, vì vậy nếu ăn quá nhanh bạn sẽ nạp thức ăn nhiều hơn so với ăn chậm. 

– Giảm các loại thức ăn nhiều năng lượng như đồ chiên, quay, xào, thịt mỡ, da, lòng, bột, đường, đồ ăn ngọt như kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm chế biến sẵn như jambon, xúc xích, gà rán,… đồng thời tăng cường các loại rau, trái cây không ngọt, thay dần thịt bằng cá, đậu hũ,.. Không ăn vặt ngoài các bữa ăn chính. Nếu thèm chỉ nên chọn các loại hạt ít năng lượng để nhai như hạt bí, hạt hạnh nhân, hoặc trái cây ít ngọt… Một bí quyết để tránh ăn vặt là chải răng sau khi ăn sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn.

– Uống 1 – 2 ly nước trước bữa ăn sẽ làm giảm lượng thức ăn nạp vào. Ngoài ra, uống nhiều nước hàng ngày cũng là một bí quyết giảm cân khôn ngoan. Nước lọc, nước trái cây ít ngọt, nước rau củ như cần tây, chanh, cà chua, dứa,.. vừa giúp giảm cân vừa đảm bảo bạn có một làn da mịn màng trắng sáng.

– Ngủ đủ giấc là cách giảm cân tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể ngủ sâu, quá trình đốt cháy năng lượng cũng diễn ra tốt hơn. Muốn ngủ tốt cần tránh dùng điện thoại hoặc đèn ngủ, tạm thời gác mọi chuyện gây khó chịu qua một bên.

– Vận động tích cực và vừa sức. Tập luyện khoảng 30 phút/lần và 4 – 5 lần/tuần là cách giảm cân nhanh nhất. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây,… là những môn thể thao đơn giản nhưng hiệu quả được đề cử trong mùa dịch bệnh hoành hành.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Lá gan: cơ quan đa chức năng

12/09/2023 09:13:00 GMT+0700

Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1,2 – 1,6kg ở người lớn và có khả năng phục hồi kỳ lạ. Thật kỳ lạ vì nó thực hiện đến 300 chức năng. Chúng ta không thể sống mà thiếu lá gan.

sile

Đau đầu đột ngột có thể do vỡ túi phình mạch máu não

12/09/2023 09:10:00 GMT+0700

Đau đầu là một triệu chứng rất hay gặp và ai cũng từng trải qua trong đời sống. Đau đầu dữ dội, đột ngột đôi khi lại là dấu hiệu của một chứng bệnh nguy hiểm đó là phình mạch máu não. Phình mạch máu não (hay còn gọi là túi phình mạch máu não) là tình trạng phình lên của mạch máu trong não, giống như một trái nho treo trên cành. Túi phình mạch máu não có thể bị rách hoặc vỡ gây ra tình trạng chảy máu trong não (tình trạng đột quỵ xuất huyết).

sile

Hội chứng thừa cân hậu COVID-19

12/09/2023 09:02:00 GMT+0700

Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, hầu hết mọi người đều có những thay đổi trong lối sống và thói quen, ít nhiều không có lợi cho sức khỏe. Trên tinh thần “Ở nhà là yêu nước”, hầu hết mọi người chỉ quanh quẩn trong nhà, ngủ nhiều, thiếu vận động, cộng với suy nghĩ (lượm lặt từ chuyên gia… trên mạng!) là phải ăn uống bồi dưỡng để tăng sức đề kháng, ăn quá nhiều thức ăn nhanh hoặc đặt qua mạng, ăn nhiều mỳ gói, đồ hộp (do lỡ mua dự trữ quá nhiều),… nên tăng cân chỉ là chuyện một sớm một chiều.

sile

Khi người cao tuổi bị u tuyến tiền liệt

07/09/2023 08:50:00 GMT+0700

U tuyến tiền liệt (prostatic adenoma) còn gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt (benign prostatic hypertrophy: BPH) là sự tăng sản lành tính một u tuyến (adenoma) ôm sát quanh đoạn gốc niệu đạo giáp cổ bàng quang, thường gặp ở người trên 50 tuổi gây trở ngại cho đào thải nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ nhưng có thể do rối loạn cân bằng hormon ở người cao tuổi.

sile

Nhiễm Papillomavirus, những điều cần biết

06/09/2023 08:06:00 GMT+0700

Việc phát hiện virus HPV (Human Papillomavirus) gây ung thư cổ tử cung đã được trao giải Nobel Y học từ năm 2008. HPV là một virus sinh dục thường gặp. Từ papilloma trong tiếng Anh có nghĩa là u nhú, mụn cóc.

sile

Viêm tiểu phế quản

04/09/2023 14:00:00 GMT+0700

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ từ 2 – 6 tháng nhập viện. Bệnh thường khởi phát vào mùa Thu và mùa Đông, hoặc mùa mưa ở vùng nhiệt đới.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}