Hiểu bệnh A-Z - Nhi khoa

23/02/2023 GMT+0700

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cần quan tâm

ThS Lê Quốc Thịnh

Not found!

Dự báo số ca COVID-19 và ca mắc sốt xuất huyết thời gian tới có thể tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bộ Y tế nhắc các địa phương phải vừa chống dịch COVID-19, vừa nỗ lực phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác, tránh để dịch chống dịch.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh gây thành dịch và bùng phát ở nhiều nơi nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển; bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có các dấu hiệu từ ngày thứ ba của bệnh trở đi như vật vã, lừ đừ, li bì; Đau bụng hoặc tăng cảm giác đau vùng gan. Người bị sốt xuất huyết có thể bị nôn ói, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít, có dấu hiệu mất nước… Nên đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Bệnh nhân thường được theo dõi chặt chẽ và dùng các dịch truyền như Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương (NaCl 0,9%). Dung dịch cao phân tử (Dextran 40 hoặc 70), dung dịch albumin cũng có thể được sử dụng tùy từng trường hợp. Sốt xuất huyết Dengue thể não rất nguy hiểm do bị rối loạn tri giác, co giật hoặc có dấu hiệu thần kinh khu trú.

Dịch sốt xuất huyết đã và đang gây ra những hậu quả to lớn đến an sinh xã hội do số người nghỉ ốm có xu hướng tăng và các bệnh viện đang phải tích cực điều trị cho nhiều ca bệnh. Mùa mưa là mùa sinh sản nhiều của muỗi và cũng là cơ hội cho bệnh sốt xuất huyết hay gặp ở trẻ em. Tình hình bệnh sốt xuất huyết trong những năm gần đây rất đa dạng, trẻ em mắc nhiều và có thể bị sốc, suy hô hấp, rối loạn đông máu và rối loạn tri giác nặng dẫn đến tử vong.

Triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ nhũ nhi biểu hiện sốt xuất huyết thường kèm triệu chứng ho, sổ mũi hay tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, làm phụ huynh dễ chủ quan với bệnh cảm mạo hay rối loạn tiêu hóa thông thường. Vì thế các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu gợi ý bệnh sốt xuất huyết nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Đó là: trẻ sốt cao trên 2 ngày và có một trong các dấu hiệu như bứt rứt, quấy khóc, trăn trở hoặc li bì, lơ mơ, nói sảng. Chảy máu cam, máu răng hoặc nôn ra máu, đi tiêu thấy phân đen. Đau bụng, tay chân lạnh, lừ đừ, nằm một chỗ không chơi hoặc bỏ bú, bỏ ăn uống là triệu chứng bên ngoài hay gặp nên các bà mẹ cần chú ý quan sát trẻ để đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, thường ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn và nhỏ. Có thể phân biệt các nốt xuất huyết với nốt của bệnh phát ban bằng cách kéo căng da ở vùng nghi ngờ. Với bệnh phát ban, nốt sẽ biến mất trong khi nốt xuất huyết lại giữ nguyên màu, Bên cạnh đó, người bệnh còn có các biểu hiện khác như sốt cao, kéo dài từ 2 – 7 ngày, không ho hay sổ mũi nhưng lại đau khắp người, nhức cơ và khớp; chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu. Với trẻ mắc bệnh, có thể đau bụng ở hạ sườn do gan to lên... Đây đều là những triệu chứng thường thấy của sốt xuất huyết.

Khi trẻ mắc bệnh

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol và lau mát bằng nước ấm để tránh chứng co giật. Tuyệt đối không dùng aspirin vì có thể tăng nguy cơ xuất huyết. Nên cho trẻ uống nhiều nước và các thức ăn lỏng. Khi trẻ có những biểu hiện như chảy máu cam, đau bụng... cần phải đưa ngay đến bệnh viện hoặc các trạm y tế gần nhất.

Với căn bệnh này, nếu không có dấu hiệu trở nặng thì có thể điều trị ngoại trú và theo dõi mỗi ngày tại cơ sở y tế cho đến hết ngày thứ 7 kể từ khi mắc bệnh. Tuy nhiên, cần phải theo dõi trẻ sát sao nếu điều trị ở nhà. Nguy hiểm nhất là khi đã hết sốt, trẻ có thể trở nặng, sốc và dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Các triệu chứng thường thấy khi trẻ bị sốc là vã mồ hôi, chân tay lạnh, nôn và đi ngoài ra máu, bứt rứt khó chịu... Lúc này, cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do virus gây ra mà vật chủ trung gian là muỗi vằn. Do đó, biện pháp duy nhất để phòng tránh bệnh chính là không tạo điều kiện cho muỗi sinh trưởng. Cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp các nơi bùn lầy, nước đọng, phun thuốc diệt hoặc đốt nhang muỗi... Ngoài ra, nên cho trẻ mặc quần áo dài tay, thoa kem chống muỗi và nhớ mắc màn khi đi ngủ.

Mặc dù sốt xuất huyết là một bệnh thường niên, thế nhưng những biến chứng của bệnh cũng có thể khiến bệnh nhân tử vong. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Tốt nhất, nên có những biện pháp phòng ngừa cho con em và bản thân, tránh để nhiễm bệnh từ trước.

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Đau tăng  trưởng ở trẻ em)

08/11/2023 00:56:00 GMT+0700

Chưa rõ nguyên nhân của đau do tăng trưởng. Chúng thường xảy ra trong hai giai đoạn trong thời thơ ấu: ở trẻ từ 3 – 5 tuổi và sau đó ở trẻ từ 8 – 12 tuổi. Khoảng 25 – 40% trẻ em trải nghiệm với các tần suất, mức độ đau khác nhau. 

sile

Khô mắt ở trẻ em

24/10/2023 13:00:00 GMT+0700

Mặc dù khô mắt thường xảy ra ở người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên. Khô mắt ở trẻ em là một bệnh bị bỏ quên và chưa được hiểu đầy đủ. Do trước đây còn thiếu dữ liệu dịch tễ học nên khô mắt ở trẻ em được xem là một bệnh hiếm gặp và chỉ thường gặp trong các rối loạn bẩm sinh hoặc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm.

sile

Thường nhìn màn hình khi còn nhỏ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành

30/08/2023 07:06:00 GMT+0700

Một nghiên cứu được thực hiện trong hơn 50 năm và được công bố trên tạp chí trực tuyến Nhi khoa mới đây cho biết: Những người nhìn màn hình nhiều khi còn nhỏ thường gặp các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành, chẳng hạn như huyết áp cao và béo phì. Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo WebMD)

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Nhóm bàn chân ngoài)

30/08/2023 06:44:00 GMT+0700

Nhóm chân xoay ngoài hoặc còn gọi là “chân vịt” ít phổ biến hơn so với ở ngón chân vẹo trong ở trẻ em. Khi trẻ bắt đầu đi lại, biểu hiện bàn chân xoay ngoài ngày càng rõ rệt.

sile

Các biểu hiện bàn chân phổ biến ở trẻ nhỏ

20/08/2023 14:18:00 GMT+0700

Ngón chân hướng vào trong hay còn gọi là “Ngón chân chim bồ câu” là một tật phổ biến khi trẻ lớn lên. Dạng ngón chân này thường là mối quan tâm của cha mẹ khiến họ phải đưa trẻ đi khám, nhưng biểu hiện này hiếm khi cần điều trị.

sile

Ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng 

16/05/2023 03:30:00 GMT+0700

Các bà mẹ đưa con đến khám dinh dưỡng thường than về vấn đề trẻ con biếng ăn. Nhưng bên cạnh nguyên nhân phổ biến này, cũng có một số thắc mắc có vẻ ngược đời khi “con ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng”. Tìm hiểu chuyện gì thật sự đã xảy ra và tư vấn cách xử trí là cả một vấn đề của chuyên gia dinh dưỡng.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}