Hiểu bệnh A-Z - Nhi khoa

20/08/2023 GMT+0700

Các biểu hiện bàn chân phổ biến ở trẻ nhỏ

BSCKII. Phạm Thế Hiển

Hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng ngón chân hướng vào trong là do vị trí thai nhi trong lòng tử cung (lòng mẹ) lúc đó, em bé cuộn bên trong lòng mẹ với cẳng chân và bàn chân quay vào để phù hợp nhất với không gian nhỏ. Sau khi sinh ra em bé duy trì vị trí xoay này. Chính sự xoắn dai dẳng này gây ra tình trạng ngón chân hướng vào bên trong. Phải mất vài năm để đứa trẻ “tháo xoắn”. Những đứa trẻ có dạng ngón chân hướng vào trong có vẻ vụng về hơn những đứa trẻ không bị. Ngón chân vẹo trong thường là do xoắn dai dẳng ở một đến ba vị trí: bàn chân, cẳng chân hoặc khớp háng. Một nguyên nhân vị trí hoặc kết hợp các vị trí có thể gây ra tình trạng của con bạn.

Bàn chân trước vẹo trong (Metatarsus Adductus)

Gọi là Metatarsus Adductus khi nửa bàn chân trước của đứa trẻ cong vào ở giữa làm cho bàn chân có vẻ ngoài “hình hạt đậu”. Phần lớn các bàn chân trước vẹo trong tự nó phục hồi.

Khi dùng tay nắn chỉnh, nếu bàn chân trước có biểu hiện cứng, khó thay đổi thì lúc này cần can thiệp bằng nẹp.

Bác sĩ sẽ giới thiệu một số loại kỹ thuật nắn chỉnh bằng bột hay các đôi giầy đặc biệt. Hầu hết bàn chân vẹo trong được cải thiện, ít khi cần đến phẫu thuật.

Người lớn có bàn chân vẹo trong cũng ít khi mất vững hay xuất hiện đau chân trừ các nguyên nhân khác.

Ðánh giá tình trạng bằng đường thẳng giả định  nối từ ngón đến giữa gót:

– Qua ngón 2: bình thường

– Qua ngón 3: nhẹ

– Qua ngón 4: trung bình

– Qua ngón 5: nặng

Xoắn xương chày

Bàn chân vẹo trong do nguyên nhân xoắn tại xương chày. Biểu hiện sẽ rõ ràng khi đứa trẻ lần đầu tiên bắt đầu đi bộ. Chúng ta sẽ thấy đầu gối hướng thẳng về phía trước nhưng bàn chân quay vào trong vì xương cẳng chân bị xoắn. Hầu hết trẻ em thấy rõ hơn các triệu chứng này vào thời điểm trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo. Chân xoắn vào trong không cần thiết phải điều trị.

Ðầu xương đùi ra nghiêng trước nhiều

Ở khớp háng, đầu xương đùi có thể nghiêng ra trước trên 15 độ . Ở trẻ em xương đùi nghiêng ra trước nhiều sẽ khiến bàn chân vẹo trong để giữ vững khớp. Những đứa trẻ này có xu hướng ngồi ở  tư thế “W” và có thể có kiểu chạy giống "đánh trứng" nơi hai chân của trẻ đánh sang một bên.

Ðiều trị hiếm khi được chỉ định và hầu hết trẻ em đều phát triển về bình thường vào thời điểm chúng 10 tuổi.

Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi dáng đi, chạy và sử dụng các test lâm sàng. X quang hiếm khi cần.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Đau tăng  trưởng ở trẻ em)

08/11/2023 00:56:00 GMT+0700

Chưa rõ nguyên nhân của đau do tăng trưởng. Chúng thường xảy ra trong hai giai đoạn trong thời thơ ấu: ở trẻ từ 3 – 5 tuổi và sau đó ở trẻ từ 8 – 12 tuổi. Khoảng 25 – 40% trẻ em trải nghiệm với các tần suất, mức độ đau khác nhau. 

sile

Khô mắt ở trẻ em

24/10/2023 13:00:00 GMT+0700

Mặc dù khô mắt thường xảy ra ở người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên. Khô mắt ở trẻ em là một bệnh bị bỏ quên và chưa được hiểu đầy đủ. Do trước đây còn thiếu dữ liệu dịch tễ học nên khô mắt ở trẻ em được xem là một bệnh hiếm gặp và chỉ thường gặp trong các rối loạn bẩm sinh hoặc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm.

sile

Thường nhìn màn hình khi còn nhỏ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành

30/08/2023 07:06:00 GMT+0700

Một nghiên cứu được thực hiện trong hơn 50 năm và được công bố trên tạp chí trực tuyến Nhi khoa mới đây cho biết: Những người nhìn màn hình nhiều khi còn nhỏ thường gặp các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành, chẳng hạn như huyết áp cao và béo phì. Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo WebMD)

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Nhóm bàn chân ngoài)

30/08/2023 06:44:00 GMT+0700

Nhóm chân xoay ngoài hoặc còn gọi là “chân vịt” ít phổ biến hơn so với ở ngón chân vẹo trong ở trẻ em. Khi trẻ bắt đầu đi lại, biểu hiện bàn chân xoay ngoài ngày càng rõ rệt.

sile

Các biểu hiện bàn chân phổ biến ở trẻ nhỏ

20/08/2023 14:18:00 GMT+0700

Ngón chân hướng vào trong hay còn gọi là “Ngón chân chim bồ câu” là một tật phổ biến khi trẻ lớn lên. Dạng ngón chân này thường là mối quan tâm của cha mẹ khiến họ phải đưa trẻ đi khám, nhưng biểu hiện này hiếm khi cần điều trị.

sile

Ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng 

16/05/2023 03:30:00 GMT+0700

Các bà mẹ đưa con đến khám dinh dưỡng thường than về vấn đề trẻ con biếng ăn. Nhưng bên cạnh nguyên nhân phổ biến này, cũng có một số thắc mắc có vẻ ngược đời khi “con ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng”. Tìm hiểu chuyện gì thật sự đã xảy ra và tư vấn cách xử trí là cả một vấn đề của chuyên gia dinh dưỡng.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}