Nhiễm não mô cầu ở trẻ em

BS Đỗ Cao Vân Anh

Dù là quốc gia có ngành y học phát triển hoặc chưa phát triển, nhiễm não mô cầu N. meningitidis đều là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm vì tỷ lệ tử vong, biến chứng, di chứng rất cao (8 – 15%).

Ảnh chụp vi khuẩn N. meningitidis dưới kính hiển vi. Ảnh: microbiologyinpictures

Não mô cầu lây lan và gây bệnh ra sao?

Não mô cầu đi vào cơ thể người là do tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người có mang vi khuẩn. Sau khi vào được, Não mô cầu sẽ bám lên bề mặt niêm mạc đường hô hấp trên của người. Đây là những bước đầu tiên trong quá trình tạo ra trạng thái mang mầm bệnh ở người và gây bệnh não mô cầu xâm lấn. Tình trạng người lành mang vi khuẩn não mô cầu có trong 8 – 25% dân số trong cộng đồng mà thanh thiếu niên là thành phần chủ yếu. Thời gian mang trùng có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tháng.

Nhiễm Não mô cầu khuẩn chủ yếu là ảnh hưởng đến trẻ em dưới 2 tuổi. 2/3 số ca mắc bệnh não mô cầu trong năm đầu đời ở Hoa Kỳ xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi do kháng thể bảo vệ từ người mẹ bị suy giảm. Nhưng trong các đợt bùng phát dịch bệnh thì trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên có tỷ lệ mắc bệnh cao. 1/3 đến 1/2 số trường hợp lẻ tẻ được thấy ở người lớn trên 18 tuổi.

50% các trường hợp ở trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ mắc bệnh là do nhiễm nhóm huyết thanh B. Nhóm huyết thanh C hầu hết thấy ở thanh thiếu niên và nhóm huyết thanh B và Y thì ở người lớn tuổi. Bệnh não mô cầu xâm lấn thường xảy ra 1 – 14 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn.

Biện pháp phòng ngừa

(1) Tiếp xúc gần gũi: Tiếp xúc gần gũi với những người mắc bệnh hoặc mang vi khuẩn trong họng có thể tăng nguy cơ nhiễm N. meningitidis.

(2) Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em có hệ miễn dịch yếu đang đối diện với nguy cơ cao hơn về việc nhiễm N. meningitidis.

(3) Điều kiện sống và môi trường: Môi trường sống không sạch sẽ, đặc biệt là trong những khu vực có mức độ ô nhiễm cao, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

Bệnh nhiễm N. meningitidis xâm lấn ở trẻ em có phổ biến không?

Không phổ biến nhưng rất nguy hiểm vì tỷ lệ biến chứng, di chứng và tử vong rất cao (8 – 15%). Gần 90% số ca tử vong ở trẻ em xảy ra trong vòng 24 giờ đầu tiên và các di chứng tàn tật vĩnh viễn (ví dụ như cắt cụt chi do hoại tử chi và tổn thương thần kinh) xảy ra ở 20% số người sống sót. Quan trọng là nhận diện sớm được bệnh và sử dụng kháng sinh nhạy vi khuẩn, áp dụng các biện pháp hồi sức sớm và thích hợp.

Trẻ em nhiễm não mô cầu khuẩn có triệu chứng gì?

Cánh tay của trẻ bị phát ban do mắc não mô cầu. Ảnh: KidsHealth

Trẻ nhiễm não mô cầu khuẩn thường có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao, có thể xảy ra rất đột ngột
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Cảm giác khó chịu với ánh sáng
  • Cảm giác đau ở cổ
  • Lừ đừ, quấy khóc
  • Ban đỏ trên da, thường xuất hiện ở những chỗ kín đáo trong những giờ đầu của bệnh (nách, thắt lưng, mông,...),

Biện pháp phòng ngừa

(1) Tiêm chủng: tiêm chủng vaccin phòng ngừa N. meningitidis có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

(2) Tăng cường giáo dục sức khỏe cộng đồng: Cung cấp thông tin và giáo dục về cách phòng ngừa và nhận biết triệu chứng nhiễm N. meningitidis cho cộng đồng.

(3) Cải thiện vệ sinh cá nhân và môi trường: Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. 

Từ năm 2012, một nghiên cứu tiến hành trên các mẫu dịch não tủy của bệnh nhân trẻ em Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đã cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi chiếm hơn 50% trường hợp phát hiện được Não mô cầu khuẩn trong dịch não tủy. Tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở trẻ dưới 5 tuổi xảy ra nhiều nhất ở Việt Nam tiếp theo là Hàn Quốc rồi đến Trung Quốc.

Theo một công bố của Việt Nam vào tháng 8.2022, đối với bệnh nhiễm não mô cầu khuẩn xâm lấn thì nhóm huyết thanh B chiếm ưu thế ở nhiều khu vực trên thế giới. Tại Việt Nam, 82% trường hợp bệnh nhiễm Não mô cầu khuẩn xâm lấn là do nhóm huyết thanh B (dữ liệu giám sát từ năm 2012 đến 2021)

Các loại vaccin phòng ngừa nhiễm não mô cầu 

Uỷ ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) không khuyến cáo thường xuyên tiêm vắc-xin MenACWY cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em từ 2 tháng đến 10 tuổi, trừ khi trẻ có nguy cơ mắc bệnh não mô cầu cao hơn. Ảnh: AAFP

Vaccin não mô cầu liên hợp: Vaccin não mô cầu đơn giá (A hoặc C), giúp bảo vệ ngừa bệnh do não mô cầu nhóm A và C.

Vaccin kết hợp Haemophilus influenzae týp B (HIB) cộng với vaccin não mô cầu C đơn giá

Vaccin tứ giá (A, C, Y và W135)

Vaccin não mô cầu polysaccharid

  • Vaccin não mô cầu polysaccharid nhị giá giúp bảo vệ ngừa bệnh do não mô cầu nhóm A và C
  • Vaccin não mô cầu polysaccharid tam giá giúp bảo vệ ngừa bệnh do não mô cầu nhóm A, C và W-135
  • Vaccin não mô cầu polysaccharid tứ giá giúp bảo vệ ngừa bệnh do não mô cầu nhóm A, C, Y và W-135
  • Vaccin não mô cầu polysaccharid nhóm huyết thanh B giúp bảo vệ ngừa bệnh do não mô cầu nhóm B.

Vaccin não mô cầu menB

Giải pháp tiêm chủng ngược (reverse vaccinology)

Để chế tạo vaccin ngừa não mô cầu nhóm B thì giai đoạn thăm dò gặp nhiều khó khăn do protein bề mặt của MenB thường thay đổi và có sự tương đồng giữa nang của MenB với các tế bào khác trong cơ thể người bệnh. Để vượt qua rào cản đầu tiên và khó khănnày, giải pháp tiêm vaccin ngược (reverse vaccinology) đã được ứng dụng cho Neisseria meningitidis MenB.

Tiêm vaccin ngược được mô tả lần đầu tiên bởi Dennis Burton vào năm 2002. Các kháng thể đơn dòng của người (hmAbs) được nhân bản từ máu của những người khỏe mạnh hoặc của những bệnh nhân đang khỏi bệnh trước khi xác định kháng nguyên tương ứng trên vi sinh vật có thể là vaccin tiềm năng. Đây là một quá trình sàng lọc toàn bộ bộ gen và sử dụng các công cụ sinh hóa để xác định các gen khác nhau làm ứng viên kháng nguyên. Những kháng nguyên này sau đó được chọn lọc thêm các thuộc tính có khả năng tạo ra các vaccin mục tiêu an toàn và hiệu quả.

Não mô cầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các trường hợp viêm màng não mủ rất trầm trọng ở trẻ em và người lớn trẻ. Việc nhận diện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để giảm thiểu hậu quả của bệnh. Chủng ngừa cũng là một giải pháp can thiệp cần thiết.

Theo: TSK số 682

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Bệnh viện phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước 1/10

6 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước khẩn trương thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước 1/10 sau thời gian dài chậm trễ.

sile

Tai biến kem trộn xử lý phức tạp và tốn kém

02/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Bất chấp nhiều cảnh báo từ giới chuyên môn, tai biến da do kem trộn vẫn liên tục diễn ra và để lại nhiều hậu quả phức tạp, xử lý tốn kém.

sile

Đánh thuế nặng: Giải pháp đúng đắn để kiểm soát dịch thuốc lá

04/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Việc Quốc hội nước ta quyết định tăng thuế thuốc lá, thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 qua, đã cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá.

sile

Thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới

19/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt lenacapavir, thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới.

sile

Trung tâm TP.HCM có điểm khám, chữa bệnh hiện đại

18/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM mở phòng khám vệ tinh, phòng khám chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại ngay trung tâm thành phố.

sile

Tránh tiếp xúc với PFAS như thế nào?

14/06/2025 00:00:00 GMT+0700

PFAS ngày càng được nói nhiều vì hiện diện âm thầm khắp nơi và gây hại sức khỏe con người bằng nhiều cách khác nhau. Vì thế y học khuyến cáo mọi người tránh xa độc chất này. Sau đây là 5 giải pháp phòng tránh PFAS trong tầm tay.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}