Hiểu bệnh A-Z - Nhi khoa

08/11/2023 GMT+0700

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Đau tăng  trưởng ở trẻ em)

BSCKII. Phạm Thế Hiển

Chưa rõ nguyên nhân của đau do tăng trưởng. Chúng thường xảy ra trong hai giai đoạn trong thời thơ ấu: ở trẻ từ 3 – 5 tuổi và sau đó ở trẻ từ 8 – 12 tuổi. Khoảng 25 – 40% trẻ em trải nghiệm với các tần suất, mức độ đau khác nhau. 

Nguyên nhân gây ra những cơn đau do tăng trưởng có thể là sự chịu lực mà trẻ đặt lên chân vào ban ngày trong khi chạy, nhảy, leo trèo và chơi. Hầu hết các bậc cha mẹ có thể thấy mối liên kết giữa cơn đau và vài hoạt động đặc biệt trong ngày.

Dấu hiệu và triệu chứng

Những cơn đau phát triển đặc trưng xảy ra ngay trước hoặc sau khi trẻ ngủ. Đứa trẻ có thể thức dậy sau giấc ngủ phàn nàn về cơn đau chân là đau nhói hoặc đau ở một hoặc cả hai chân. Cha mẹ thường sẽ chà xát hoặc xoa bóp chân và có thể cho uống paracetamol hoặc ibuprofen. Thông thường, trẻ cảm thấy tốt hơn vào buổi sáng.

Đau tăng trưởng thường ảnh hưởng đến cơ bắp chân chứ không phải khớp. Nếu các khớp bị ảnh hưởng nên nghĩ đến nguyên nhân khác. Đối với hầu hết trẻ có những cơn đau tăng trưởng sẽ dừng lại khi chúng đến tuổi thiếu niên.

Chẩn đoán đau do tăng trưởng

Dấu hiệu giúp các bác sĩ có thể nhận ra, nếu đau do các vấn đề y khoa khác, trẻ sẽ không cho chạm vào, không cho massage, không cho di động vùng bị đau vì sẽ làm tăng cơn đau. Nhưng đau do tăng trưởng trẻ lại cho phụ huynh masssage, xoa bóp, di động chân vì trẻ cảm thấy dễ chịu.

Đâu tăng trưởng được coi là chẩn đoán loại trừ. Nghĩa là bác sĩ sẽ tìm các nguyên nhân gây ra cơn đau, nếu đã tìm các nguyên nhân phổ biến mà không phù hợp thì đau tăng trưởng mới được đặt ra. Trong một số ít trường hợp, xét nghiệm máu và chụp X quang có thể được thực hiện lại trước khi chẩn đoán cuối cùng về các cơn đau tăng trưởng.

Giúp đỡ con bạn

Một số điều có thể giúp giảm đau bao gồm: xoa bóp khu vực đau, kéo giãn, đặt một miếng đệm sưởi ấm trên khu vực đau, sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen (không được dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi do liên quan đến hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.)

Gối chữ O (Bowlegs) là gì?

– Khi trẻ đứng với hai chân chạm nhau, mũi chân hướng về phía trước. Lúc này ta thấy hai gối không chạm nhau, có dạng hình chân cung. 

– Thuật ngữ y học là “genu varum”.

– Nguyên nhân có thể từ xương đùi, xương chày hoặc cả hai.

Gối chữ X (Knock) là gì?

– Khi một đứa trẻ với gối chữ X đứng, hai chân chạm nhau, mũi bàn chân ra phía trước, ta thấy đầu gối chạm vào nhau nhưng mắt cá chân của chúng thì không chạm. 

– Thuật ngữ y học là “genu valgum”. 

– Nguyên nhân có thể từ xương đùi, xương chày hoặc cả hai.

Hai biến dạng gối này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng bò, đi lại, run hoặc chơi của con bạn. Một số trẻ em có thể đi bộ với ngón chân chĩa vào, đi nhiều hơn hoặc có vẻ vụng về hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Điều này là phổ biến và thường xuyên, sẽ hết khi lớn lên.

Nguyên nhân phổ biến

Bowlegs và Knock-Knees là những mối quan tâm rất phổ biến đối với các bậc cha mẹ. Phần lớn là do sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Chỉ có một số lượng rất nhỏ trẻ em cần điều trị. Hiểu được đôi chân của một đứa trẻ thay đổi như thế nào khi chúng lớn lên là điều quan trọng trong việc hiểu những biến dạng này.

Tăng trưởng và phát triển

Chân của một đứa trẻ ban đầu sinh ra thường gối chữ O, biểu hiện hay gặp là trẻ mới biết đi với hai chân dang rộng.

– Khi trẻ từ 1 – 2 tuổi, chân thường duỗi thẳng.

– Từ 3 – 4 tuổi, chân của trẻ thường phát triển thành tư thế gối chữ X (valgus).

– Cuối cùng, ở độ tuổi từ 8 – 10 tuổi, đôi chân của đứa trẻ đã ổn định với trục cơ thể của người lớn.

Có thể ngăn chặn Bowlegs hoặc Knock-Knees không?

Không, không có phương pháp đảm bảo nào để ngăn trẻ phát triển Bowlegs hoặc Knock-Knees. Trên thực tế, trong quá trình tăng trưởng, trẻ em thường trải qua giai đoạn gối chữ O và gối chữ X.

Vài trẻ em có biểu hiện gối vẹo ngoài vẹo trong quá mức. Lúc này các bác sĩ sẽ nhận định và đưa lời khuyên.

Lựa chọn điều trị

Đa số điều trị là quan sát trẻ lớn lên (để cho trẻ tự tăng trưởng và thời gian để điều chỉnh chân) và trấn an của cha mẹ. Vật lý trị liệu, chiropractic (phương pháp trị liệu thần kinh cột sống), giày đặc biệt, vitamin và nẹp không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của chân bình thường.

Hai bệnh có thể cần điều trị bao gồm còi xương và Blount's dis-ease.

Còi xương (Rickets)

Còi xương là một rối loạn do thiếu vitamin D, calci hoặc phosphat. Nó dẫn đến mềm và suy yếu xương. Có thể gây ra Bowlegs hoặc Knock-Knees. Còi xương ở trẻ thường được chẩn đoán bởi bác sĩ nhi khoa của bạn bằng các xét nghiệm máu hoặc chụp X quang. Điều trị bằng cách sử dụng thuốc, nẹp hoặc phải phẫu thuật.

Bệnh Blount

Bệnh Blount là rối loạn tăng trưởng ở sụn tăng trưởng (một lớp sụn làm xương dài ra ) ở đầu trên xương chày. Nguyên nhân không rõ. Nó có thể xuất hiện đến trẻ mới biết đi và thanh thiếu niên. Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật và tuổi của trẻ. 

Có thể điều trị bằng quan sát để trẻ tự phát triển, nẹp chỉnh hình, hoặc phẫu thuật.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Đau tăng  trưởng ở trẻ em)

08/11/2023 00:56:00 GMT+0700

Chưa rõ nguyên nhân của đau do tăng trưởng. Chúng thường xảy ra trong hai giai đoạn trong thời thơ ấu: ở trẻ từ 3 – 5 tuổi và sau đó ở trẻ từ 8 – 12 tuổi. Khoảng 25 – 40% trẻ em trải nghiệm với các tần suất, mức độ đau khác nhau. 

sile

Khô mắt ở trẻ em

24/10/2023 13:00:00 GMT+0700

Mặc dù khô mắt thường xảy ra ở người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên. Khô mắt ở trẻ em là một bệnh bị bỏ quên và chưa được hiểu đầy đủ. Do trước đây còn thiếu dữ liệu dịch tễ học nên khô mắt ở trẻ em được xem là một bệnh hiếm gặp và chỉ thường gặp trong các rối loạn bẩm sinh hoặc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm.

sile

Thường nhìn màn hình khi còn nhỏ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành

30/08/2023 07:06:00 GMT+0700

Một nghiên cứu được thực hiện trong hơn 50 năm và được công bố trên tạp chí trực tuyến Nhi khoa mới đây cho biết: Những người nhìn màn hình nhiều khi còn nhỏ thường gặp các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành, chẳng hạn như huyết áp cao và béo phì. Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo WebMD)

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Nhóm bàn chân ngoài)

30/08/2023 06:44:00 GMT+0700

Nhóm chân xoay ngoài hoặc còn gọi là “chân vịt” ít phổ biến hơn so với ở ngón chân vẹo trong ở trẻ em. Khi trẻ bắt đầu đi lại, biểu hiện bàn chân xoay ngoài ngày càng rõ rệt.

sile

Các biểu hiện bàn chân phổ biến ở trẻ nhỏ

20/08/2023 14:18:00 GMT+0700

Ngón chân hướng vào trong hay còn gọi là “Ngón chân chim bồ câu” là một tật phổ biến khi trẻ lớn lên. Dạng ngón chân này thường là mối quan tâm của cha mẹ khiến họ phải đưa trẻ đi khám, nhưng biểu hiện này hiếm khi cần điều trị.

sile

Ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng 

16/05/2023 03:30:00 GMT+0700

Các bà mẹ đưa con đến khám dinh dưỡng thường than về vấn đề trẻ con biếng ăn. Nhưng bên cạnh nguyên nhân phổ biến này, cũng có một số thắc mắc có vẻ ngược đời khi “con ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng”. Tìm hiểu chuyện gì thật sự đã xảy ra và tư vấn cách xử trí là cả một vấn đề của chuyên gia dinh dưỡng.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}