Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu là dị ứng và thông thường từ ô nhiễm môi trường. Trước hết, môi trường không khí khói bụi trong sinh hoạt, chất thải trong nhà máy sản xuất... Môi trường thứ hai là nước, ở đồng bằng sông Cửu Long, cứ đến mùa nước nổi tình trạng đau mắt đỏ lại tăng lên trong cộng đồng, lúc đầu một vài người trong gia đình, trong trường học hay trong xí nghiệp cơ quan; nếu không cách ly sẽ phát triển thành dịch đau mắt đỏ cấp tính. Môi trường thứ ba là môi trường sinh hoạt do thức ăn, do sử dụng thuốc, do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hằng ngày.
Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng gồm mắt sưng ngứa, chảy nước mắt sống, sợ ánh sáng, cảm giác bụi trong mắt, trầy sướt giác mạc vùng rìa, khi lan rộng có thể ảnh hưởng thị lực. Có điều kiện xét nghiệm tìm dị nguyên, xét nghiệm máu bạch cầu ưa kiềm tăng. Nhuộm Gram tìm vi khuẩn gây bệnh. Chẩn đoán loại trừ nhiễm siêu vi như sởi, herpes… Biểu hiện lâm sàng có thể có mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhiễm siêu vi adeno thì có hạch ở trước tai đi kèm hoặc đau họng. Tiến triển: trong vòng 2 tuần, chất tiết lúc đầu thường có màu vàng sau đó trắng ra và khỏi bệnh.
Ngoài ra, viêm kết mạc còn có thể do nhiễm các vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, lậu cầu, Hemophilus… hoặc có thể nhiễm Chlamydia thể hiện trên lâm sàng bệnh kéo dài đến vài tháng. Điều trị tùy theo tác nhân gây bệnh. Nếu do dị ứng thì dùng các loại thuốc kháng histamin, chích kháng nguyên, loại trừ tác nhân gây dị ứng nếu có thể. Trong các trường hợp sưng mi mắt do bất cứ nguyên nhân nào có thể chườm ấm hay chườm lạnh để giúp dễ chịu.
Phòng bệnh
– Rửa tay với xà phòng và dùng khăn riêng.
– Tránh hóa chất gây kích thích và dị ứng nguyên được biết.
– Khi mắt sưng cần mang kính bảo vệ, tránh mọi kích thích làm tăng sang thương tại mắt.
– Dùng khăn giấy sạch thấm chất tiết và rửa tay sau khi thấm để tránh lây lan.
– Tuân thủ điều trị khi dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Tránh tiếp xúc với những người khác cho đến khi khỏi hẳn bệnh.
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}