Hiểu bệnh A-Z - Ung thư

23/02/2023 GMT+0700

Tình hình ung thư tại việt nam

DS Trí Mai

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng.

Những bệnh ung thư phổ biến ở nước ta

Tại Việt Nam, các ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến (chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư); còn ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư); chung cho cả 2 giới các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.

Vì sao số lượng người bị ung thư tăng?

Nhiều người cho rằng, hiện nay do ô nhiễm môi trường, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo đã khiến số người bị bệnh ung thư tăng, nhưng theo các chuyên gia, ung thư là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố phối hợp nhưng tựu chung lại là 2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thay đổi được (như hành vi lối sống, môi trường…) và nhóm yếu tố không thay đổi được (tuổi, gen…). Cụ thể như sau:

Tuổi: Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay đã tăng (73,6 tuổi). Tuổi càng cao, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ mắc ung thư càng cao.

Dân số tăng: Hiện nay dân số Việt Nam gần 97,8 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới. Dân số tăng lên, dẫn tới tăng số người mắc và tử vong do ung thư.

Rượu bia, thuốc lá: Các yếu tố về hành vi lối sống phải kể tới là hút thuốc lá (là nguyên nhân của 30% các loại ung thư, gây ra 20 loại ung thư khác nhau và 90% nguyên nhân của ung thư phổi); lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây ra các loại ung thư như ung thư miệng, họng; ung thư gan; ung thư vú, ung thư đại trực tràng;...

Chế độ ăn ăn uống không hợp lý: đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh; chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ, dùng thực phẩm bị mốc (gạo, lạc…), hay thực phẩm chế biến sẵn (như thịt xông khói, cá muối…) đóng vai trò 35% nguyên nhân gây ung thư (như ung thư vú, thực quản, đại trực tràng…).

Ít vận động: Thói quen ít vận động cũng là nguyên nhân gây nên một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại trực tràng.

Môi trường sống: Ô nhiễm không khí và môi trường cũng là những yếu tố gây ung thư.

Người dân nhận thức tốt hơn về việc chủ động khám tầm soát ung thư. Trong thời gian gần đây, nhờ công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư, người dân quan tâm hơn tới việc đi khám sức khỏe, trong đó có việc sàng lọc ung thư nên phát hiện nhiều trường hợp hơn.

– Một nguyên nhân nữa đó chính là hệ thống ghi nhận ung thư tốt hơn. Nhờ vậy, nhiều bệnh nhân mắc và tử vong do ung thư được ghi nhận cũng dẫn tới số người mắc và tử vong tăng lên.

Cùng với đó, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chẩn đoán ung thư ngày càng cao cũng giúp phát hiện ra bệnh nhiều hơn.

Làm gì để kiểm soát tình hình ung thư tại Việt Nam

Sàng lọc phát hiện sớm có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ hiệu quả và tiết kiệm về chi phí, ngược lại nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì điều trị gặp nhiều khó khăn và để lại gánh nặng lớn về kinh tế.

Điều trị ung thư là điều trị phối hợp bởi nhiều phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng, dinh dưỡng, tâm lý xã hội... Có thể nói, những năm gần đây các phương pháp điều trị tân tiến, kỹ thuật và thuốc mới trong điều trị ung thư được nghiên cứu và tiến bộ vượt bậc. Việt Nam cũng là quốc gia cập nhật rất nhanh các tiến bộ này. Nếu như trước đây, phải sau nhiều năm các thuốc mới mới được sử dụng trên bệnh nhân Việt Nam thì ngày nay khoảng cách này đã được rút ngắn lại. Đặc biệt, các kỹ thuật xạ trị hiện đại như VMAT, IMRT,… phẫu thuật nội soi, Robot, xạ phẫu Gamma Knife,... cũng đã được triển khai tại các bệnh viện chuyên khoa cũng như một số trung tâm ung bướu khác trên cả nước.

Ngành ung thư cũng đã có nhiều nỗ lực giảm nhẹ gánh nặng ung thư trên phạm vi cộng đồng như tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về dự phòng ung thư, phát hiện sớm ung thư, triển khai tăng cường khám sàng lọc ung thư ở quy mô rộng hơn, đặc biệt ưu tiên sàng lọc các ung thư thường gặp, có khả năng điều trị hiệu quả và phát hiện bằng các phương tiện có thể tiến hành trên quy mô lớn.

Tại Việt Nam, ung thư là một trong các bệnh lý không lây nhiễm, Việt Nam không tách riêng chương trình phòng chống ung thư như nhiều nước mà gộp chung thành chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm và đã được Chính phủ đưa vào Chương trình quốc gia y tế - dân số và Chương trình sức khỏe Việt Nam nhằm tiến tới mục tiêu kiểm soát tình trạng ung thư tại Việt Nam.

Lời khuyên của chuyên gia trong việc phòng ngừa bệnh ung thư

Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm, tỉ lệ chữa khỏi càng cao, tiết kiệm về chi phí; ngược lại nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và hiệu quả điều trị cũng giảm đáng kể. Do vậy, mỗi người dân cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.

Ngoài ra nên thực hiện những khuyến cáo dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh:

– Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích...

– Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả. Hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối, tránh đồ uống có đường. Không ăn thực phẩm mốc, ôi thiu, thực phẩm nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng...

– Xây dựng chế độ tập luyện; nghỉ ngơi hợp lý; giữ tinh thần thoải mái; tích cực

– Sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn

– Thực hiện tiêm chủng đầy đủ: viêm gan B; HPV…

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện sớm & phòng ngừa ung thư gan

26/08/2023 14:34:00 GMT+0700

Đó là đề tài bài nói chuyện của GSBS. Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM – tại Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM vào ngày 22.4.2011. Ở nước ta, ung thư gan rất thường gặp, bệnh thường được phát hiện trễ nên khó trị, nhưng phòng ngừa được.

sile

Ung thư đại trực tràng

26/08/2023 14:31:00 GMT+0700

Ung thư đại trực tràng là một trong 10 loại ung thư thường gặp ở Việt Nam, đứng hàng thứ 4 ở nam giới và hàng thứ 6 ở nữ giới.

sile

Thực phẩm giàu chất xơ phòng chống ung thư

20/08/2023 15:24:00 GMT+0700

Ðối với thực phẩm, đã có những chứng cứ chắc chắn về tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư của một số loại, ví dụ thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, đậu khô, trái cây và rau xanh giúp cơ thể có một sự bảo vệ chống lại ung thư đại - trực tràng. Những chất xơ này tác động theo nhiều cơ chế khác nhau đến cơ chế sinh ra ung thư, chẳng hạn như tích lũy quá cao nồng độ insulin hay hormon sinh dục và yếu tố tăng trưởng trong máu.

sile

Ung thư tiền liệt tuyến

20/08/2023 03:38:00 GMT+0700

Tình hình ung thư tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng, theo Globocan – IARC, trong năm 1998 có 52.991 ca mới và 38.234 ca tử vong, đến năm 2008 có 111.600 ca mới và 82.000 ca tử vong. Ung thư tiền liệt tuyến đứng thứ 8 trong các loại ung thư thường gặp ở nam giới tại Việt Nam.

sile

Ung thư túi mật bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm

20/08/2023 03:24:00 GMT+0700

Ở Việt Nam trước đây ung thư túi mật ít được đề cập đến do thiếu phương tiện phát hiện, chỉ có một số trường hợp phát hiện qua phẫu thuật đường mật tụy; hiện nay nhờ phương tiện siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT scanner), chụp đường mật ngược dòng và đặc biệt với sự phổ biến của phẫu thuật nội soi, ngày càng có nhiều báo cáo về ung thư mà trước đó hoàn toàn không có dấu hiệu nào nghi ngờ trước và trong khi mổ.

sile

Ung thư thực quản

15/05/2023 03:06:00 GMT+0700

Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính đứng hàng thứ tư sau các ung thư tiêu hóa là ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}