Hiểu bệnh A-Z - Tiêu hóa

15/05/2023 GMT+0700

Tiêu chảy do rotavirus

BS. Cẩm Viên

Khi rotavirus xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, nó làm tổn thương lớp niêm mạc của ruột non. Tùy mức độ phá hủy mà trẻ có thể mắc tiêu chảy từ nhẹ đến nặng. Sau khi bị nhiễm rotavirus, ruột bị tổn thương có thể trở lại bình thường trong vòng 2 đến 3 tuần với chế độ dinh dưỡng tốt.

Đa số các trường hợp tiêu chảy do rotavirus gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, nhưng có khi cũng gặp trước 6 tháng tuổi, thậm chí trước 3 tháng tuổi. Vì thế điều quan trọng là cần phải bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt trước khi bé đến tuổi có nguy cơ bị mắc bệnh.

Rotavirus tồn tại quanh năm ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Ở miền Bắc, bệnh phát triển cao điểm trong suốt những tháng lạnh. Ở miền Nam, bệnh thường gặp quanh năm nhưng cao điểm khoảng từ tháng 9 đến tháng 12. Tỉ lệ mắc bệnh là như nhau ở những quốc gia nghèo và những quốc gia giàu.

Sau khi nhiễm rotavirus, bé sẽ bị sốt, buồn nôn và nôn ói dữ dội. Sau 24 đến 48 giờ, triệu chứng tiêu chảy sẽ xuất hiện. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần.

Vì lớp niêm mạc của ruột non bị hư hỏng nên ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn, đặc biệt là sữa. Khi đó, trẻ có thể không dung nạp lactose, khiến trẻ tạm thời không thể hấp thu sữa hoàn toàn và tiếp đến có những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn và đầy hơi, khó tiêu. Điều này dẫn đến sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy.

Bởi vì trẻ nhỏ nôn ói và tiêu chảy dữ dội nên dễ bị mất nước và chất điện giải một cách nhanh chóng, và là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy do rotavirus thường phải nhập viện cao hơn so với các trường hợp khác.

Nhiễm rotavirus lần đầu thường là nặng nhất. Các lần nhiễm sau nhẹ hơn vì trẻ đã có miễn dịch.

Tiêu chảy do rotavirus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh, không giống như các trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn. Kháng sinh thậm chí có thể còn làm cho tiêu chảy nặng hơn.

Nên cho trẻ uống các dung dịch bù nước càng sớm càng tốt, ngay khi trẻ bắt đầu tiêu chảy, để ngừa mất nước, như dung dịch Orésol (ORS), được bào chế với công thức phù hợp cho tiêu chảy, có bán tại các nhà thuốc tây. Nếu không có sẵn dung dịch này, có thể dùng nước dừa tươi, nước cháo,... Những thức uống dành cho thể thao, nước uống có gaz và nước trái cây đóng hộp không được cho bé uống vì những thức uống này chứa rất nhiều đường, có thể gây tiêu chảy nặng hơn (tiêu chảy ưu trương hay tiêu chảy do thẩm thấu).

Nên tiếp tục cho bé ăn, nếu bé đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú. Nếu bé không bú mẹ thì nên tiếp tục cho bé uống sữa và điều cần thiết là không nên pha loãng sữa ra hay thay đổi loại sữa. Nên cho bé ăn những thức ăn có nhiều Kali như chuối chín. Thức ăn phải được nấu chín kỹ, nghiền nát, để giúp tiêu hóa dễ hơn và cung cấp năng lượng cho trẻ. Một bữa ăn thêm mỗi ngày trong khoảng 2 tuần sẽ giúp cho trẻ phục hồi nhanh hơn.

Các biện pháp thông thường như rửa tay, bú mẹ, cải thiện vệ sinh môi trường là các biện pháp làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh tiêu chảy khác nhưng không hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus. Những nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi tiêu chảy do rotavirus là chủng ngừa. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo nên chủng ngừa rotavirus cho tất cả trẻ nhỏ, tốt nhất là vào lúc 6 tuần tuổi và nên hoàn tất việc chủng ngừa trước 6 tháng tuổi.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Probiotic không chỉ tốt cho đường ruột mà cả não bộ

05/09/2023 06:16:00 GMT+0700

Nhiều người tìm đến men vi sinh (probiotic) để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, nhưng một nghiên cứu sơ bộ cho thấy, những gì tốt cho đường ruột cũng có thể tốt cho não bộ…Nguồn: Thu Hương (theo Drugs)

sile

Ngộ độc do ăn quả Hồng trâu

05/09/2023 01:05:00 GMT+0700

Theo các nguồn tin trên mạng, trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc nguy kịch, suy đa tạng, thậm chí tử vong, do ăn quả rừng có tên Hồng trâu. Xin nhắc lại một số trường hợp:

sile

Hẹp môn vị

26/08/2023 14:16:00 GMT+0700

Hẹp môn vị là hội chứng với biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn; hậu quả dẫn đến dạ dày bị dãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ vẫn chưa lưu thông hết. Nguyên nhân thường gặp nhất là do ung th­ư hang - môn vị dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, toàn thân suy kiệt và đe dọa tử vong.

sile

Ngộ độc thực phẩm do botulinum

20/08/2023 15:32:00 GMT+0700

Bệnh ngộ độc botulinum chính là ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum. Ðộc tố này do một loại vi khuẩn tiết ra khi chúng có mặt trong thực phẩm. Botulinum thuộc loại ngoại độc tố, vì được sinh ra khi vi khuẩn Clostridium botulinum còn sống. Ngoại độc tố của bất kỳ một loại vi khuẩn nào cũng mạnh gấp rất nhiều lần so với nội độc tố.

sile

Người cao tuổi & bệnh thực quản thường gặp

20/08/2023 15:29:00 GMT+0700

Thực quản thuộc hệ tiêu hóa, đó là đoạn nối họng miệng ở trên với dạ dày ở dưới. Thức ăn sau khi được nhai ở miệng sẽ được đưa vào thực quản để xuống dạ dày, đây được xem như động tác nuốt. Ðộng tác nuốt bình thường bao gồm: giãn cơ sụn nhẫn hầu, nhu động thực quản, giãn cơ tròn thực quản dưới. Khi có tuổi, sự lão hóa gây ra rối loạn động tác nuốt, đó là vấn đề thường gặp ở người già khi đang ăn đột nhiên bị nghẹn phải uống nước.

sile

U lympho ruột non tiên phát

20/08/2023 03:46:00 GMT+0700

U lympho ruột non tiên phát ác tính là các tổn thương khu trú chủ yếu ở ruột non, và ngay từ đầu không có tổn thương hạch ngoại biên; các triệu chứng lâm sàng khởi phát liên quan đến tổn thương ở ống tiêu hóa.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}