Cần hiểu rõ đường tiêu hóa để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Cary Gastro
1. Phải “đi vệ sinh” mỗi ngày
Nhiều người lo lắng rằng nếu họ không đại tiện mỗi ngày thì chắc chắn có gì đó không ổn. Nhưng theo bác sĩ Folasade P. May, chuyên khoa tiêu hóa của Trường Y khoa David Geffen, việc đi vệ sinh từ 3 lần/ngày đến ba lần/tuần có thể là bình thường. Theo bà, điều quan trọng ở đây là phân như thế nào (không quá cứng, vón cục hoặc loãng) và cảm giác khi đi đại tiện (không quá đau hoặc khó khăn).
Nhiều người lầm tưởng đi vệ sinh mỗi ngày mới tốt cho việc trao đổi chất. Ảnh: Getty Images
Nếu thường xuyên bị rặn, đau, cần đi vệ sinh hơn 10 phút hoặc có cảm giác không thể đại tiện hoàn toàn thì có thể bạn cần đi khám bác sĩ, nhất là nếu có máu trong phân, thay đổi đột ngột về tần suất đi vệ sinh hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, vì đây có thể là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng như viêm ruột, bệnh celiac (không dung nạp gluten) hoặc ung thư đại tràng.
2. Hạn chế ăn để giảm triệu chứng đường ruột
Tamara Duker Freuman, chuyên gia dinh dưỡng của Hội Tiêu hóa ở TP New York, thường gặp những bệnh nhân gặp vấn đề đầy hơi hoặc táo bón và họ tự ý cắt bỏ nhiều thực phẩm kết hợp như ngũ cốc, đậu, sữa, trứng và đậu nành. Họ làm thế vì nghĩ rằng điều này giúp làm dịu tình trạng viêm và chữa lành đường ruột.
Sức khỏe đường ruột bị ảnh hưởng nếu cắt giảm không đúng thực phẩm .Ảnh: Getty Images
Nhưng Freuman cho biết điều này không đúng vì có thể làm xấu đi sức khỏe đường ruột vốn được hỗ trợ tốt nhất bằng cách tiêu thụ những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và đậu. Ngoài ra chế độ ăn hạn chế cũng có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng hoặc rối loạn ăn uống.
Nếu thường xuyên gặp vấn đề về đường ruột, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Có thể bạn vẫn cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định, thí dụ bệnh celiac cần phải tránh gluten nhưng không cần cắt giảm một sốnhóm thực phẩm khỏi chế độ ăn.
3. Stress có thể gây loét
Các bác sĩ từng nghĩ rằng loét dạ dày - tá tràng là do stress hoặc các yếu tố lối sống khác như ăn đồ cay. Theo bác sĩ William D. Chey, trưởng khoa tiêu hóa Michigan Medicine, suy nghĩ đó đã bị bác bỏ vào những năm 1980 khi khoa học phát hiện rằng Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn xâm nhập vào lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày gây ra các vết loét dạ dày-tá tràng.
Stress không phải là nguyên nhân gây ra loét dạ dày-tá tràng Ảnh: Getty Images
Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen và naproxen cũng có thể gây loét. Theo bác sĩ Chey, việc không điều trị ‘nguyên nhân gốc rễ’ của loét, như dùng thuốc kháng sinh nếu loét do H. pylori gây ra hoặc giảm sử dụng NSAID nếu chúng là thủ phạm, có thể khiến loét tái phát và làm tăng nguy cơ chảy máu, tắc nghẽn hoặc hình thành lỗ thủng ở dạ dày hoặc ruột non. Ngoài ra, nhiễm H. pylori không được điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Xem thêm: Điều chỉnh 4 lầm tưởng khác về đường tiêu hóa
Theo TSK số 693
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}