Hiểu lầm về đường tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Ảnh: Benessere
1. Uống nước ép giúp chữa lành đường ruột
Một suy nghĩ khá phổ biến là uống nước ép hàng ngày từ nhiều rau quả khác nhau (cam, dứa, chanh, dưa chuột, gừng, nghệ) sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm đầy hơi và đường ruột khỏe mạnh hơn. Nếu bạn thích làm những loại nước này (hoặc mua chúng ở cửa hàng) thì bạn có thể uống chúng ở mức độ vừa phải. Bác sĩ Morgan Sendzischew Shane, chuyên khoa tiêu hóa của Trường y khoa Miami Miller, đồng ý điều này nhưng bà lưu ý một số loại nước ép có thể chứa nhiều đường và chúng “thực sự không giúp làm sạch bất cứ thứ gì”.
Bổ sung chất xơ bằng cách xay sinh tố hoặc ăn salad tốt cho đường ruột hơn. Ảnhh:Que.es
Trên thực tế, việc ép trái cây và rau quả sẽ loại bỏ chất xơ, thành phần nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và điều hòa nhu động ruột. Tốt hơn hết bạn nên xay sinh tố rau quả hoặc làm salad trái cây vì chất xơ không bị loại bỏ, bác sĩ Shane khuyến cáo. Điều cực đoan của lầm tưởng này là thanh lọc bằng nước ép, theo đó người ta chỉ tiêu thụ nước ép trong nhiều ngày. Theo bác sĩ Shane, điều này rất nguy hiểm.
2. Ung thư đại tràng chủ yếu ở người lớn tuổi
Khi học y khoa vào đầu những năm 2000, bác sĩ Folasade P. May được dạy rằng ung thư đại tràng là bệnh của người lớn tuổi, nhưng thực tế tỷ lệ mắc bệnh này đang gia tăng ở người trẻ tuổi và hiện là sát thủ hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nam giới dưới 50 tuổi, còn ở phụ nữ thì là nguyên nhân phổ biến thứ hai.
Không riêng gì người lớn tuổi, đối tượng nào cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: Freepik
Ngày nay, bác sĩ May cho rằng khi người lớn có những thay đổi về thói quen đi tiêu, sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc có máu trong phân thì ung thư đại tràng nên nằm trong danh sách cần loại trừ. Vì giai đoạn đầu của ung thư đại tràng thường không có triệu chứng nên mọi người cần được sàng lọc bằng nội soi đại tràng hoặc xét nghiệm phân tại nhà từ năm 45 tuổi hoặc sớm hơn nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ.
3. Dùng men vi sinh để có sức khỏe đường ruột
Trong khi một số người được hưởng lợi từ việc bổ sung men vi sinh thì có rất ít bằng chứng giá trị cho thấy mọi người đều cần chúng. Đó là ý kiến của bác sĩ tiêu hóa Brian Lacy, giáo sư y khoa tại Mayo Clinic. Ông cho biết có hàng nghìn loài vi khuẩn sống trong ruột của bạn, vì vậy không có khả năng một viên nang nhỏ chỉ chứa một hoặc vài chủng vi khuẩn sống sẽ giúp mọi chuyện tốt lên.Ngược lại, theo Kayla Hopkins, chuyên gia dinh dưỡng tại Atrium Health - Bắc Carolina, đối với một số người, men vi sinh có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Chăm sóc sức khỏe đường ruột bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Ảnh: Vitaquest
Ví dụ những người bị táo bón có thể bị đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn sau khi dùng men vi sinh. Thay vào đó, bà khuyên bạn nên tiêu thụ các thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, kim chi hoặc dưa cải bắp, cùng với nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hopkinsnói: “Một đường ruột tối ưu chỉ bắt đầu bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng chứ không bắt đầu bằng nhiều viên thuốc và nhiều loại thuốc”.
4. I.B.S. là do “tưởng tượng”
Các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (I.B.S) như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón là có thật và có thể làm cơ thể suy nhược. Trước đây, tình trạng này đi kèm với một số kỳ thị, một phần do không có xét nghiệm chẩn đoán hoặc do các nhà khoa học không hiểu đầy đủ về nguyên nhân của nó, và một số tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh đường ruột phổ biến nhất. Ảnh: Redline Pharmacy
Theo bác sĩ Baha Moshiree, chuyên khoa tiêu hóa tại Atrium Health Wake Forest ở Charlotte - Bắc Carolina, I.B.S. là tình trạng rối loạn tương tác giữa ruột và não khi một số dây thần kinh trong ruột, như dây thần kinh cảm giác đau, trở nên cực kỳ nhạy cảm khiến ngay cả các chức năng tiêu hóa bình thường cũng cảm thấy đau. Moshiree cho biết mặc dù sức khỏe tâm thần có thể có vai trò trong I.B.S, nhưng điều đó không làm cho tình trạng này trở nên phi thực tế hoặc không đáng để điều trị.
Xem thêm: 3 lầm tưởng thường gặp về đường tiêu hóa
Theo TSK số 693
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}