Năm 2018, thông qua một nghiên cứu trên mắt heo chết, các nhà nghiên cứu Israel tuyên bố họ đã tìm ra một phương pháp vượt trội có thể cải thiện thị lực mà không cần đến kính hay kính áp tròng. Hiện tại, nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục với giai đoạn 2 – nghiên cứu trên động vật sống. Công nghệ được tin là chữa hết cận thị này được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Shaare Zedek ở Jerusalem và Viện Công nghệ Nano và Vật liệu tiên tiến của Đại học Bar-Ilan. Họ hy vọng tạo ra một hệ thống mà mọi người đều có thể tự sử dụng tại nhà để cải thiện thị lực. Hệ thống sử dụng gồm điện thoại thông minh, tia laser nhỏ và thuốc nhỏ mắt được bào chế ở dạng nano.
Bản chất của nghiên cứu là dùng một loại thuốc nano làm thay đổi chiết suất quang học của giác mạc, nơi chiếm 60% công suất quang học của mắt, nhằm thay đổi công suất của toàn bộ mắt và điều chỉnh tật khúc xạ. Thí nghiệm tiến hành trên mắt lợn đã chết (hệ thống quang học của mắt lợn rất giống với mắt người) cho kết quả khả quan. Hệ thống có thể điều chỉnh độ khúc xạ trong một khoảng thời gian nhất định, có nghĩa là những người đang phải đeo kính có thể sẽ không cần tới mắt kính nữa.
Quy trình điều trị bao gồm 3 bước:
– Bước đầu tiên: bệnh nhân cần đo mắt bằng một ứng dụng trên điện thoại thông minh.
– Bước thứ hai: đòi hỏi bệnh nhân sử dụng một ứng dụng khác được các nhà nghiên cứu thiết kế riêng, trong đó sẽ có một thiết bị chiếu tia laser. Thiết bị này sẽ cung cấp các xung laser đến mắt trong chưa đầy một giây, khắc một vết nông lên giác mạc.
– Bước cuối cùng: các giọt nanno được tạo thành từ các hạt nano không độc hại của protein, được đưa vào mắt và kích hoạt vết khắc nông trên giác mạc, điều chỉnh thị lực của bệnh nhân.
Mitch Smadja giải thích: “Có thể hiểu đơn giản giống như khi bạn viết một cái gì đó bằng nhiên liệu trên mặt đất và nhiên liệu khô lại, và sau đó bạn ném một ngọn lửa vào nhiên liệu và ngọn lửa có hình dạng của văn bản vừa viết. Thuốc sẽ làm cho vết khắc nông trở nên hiệu quả”.
Ông con nói thêm “Công nghệ này không giống như các hoạt động laser hiện nay giúp điều chỉnh thị lực, không loại bỏ mô và do đó không xâm lấn, vì vậy nó phù hợp với hầu hết mọi người, mở rộng phạm vi bệnh nhân có thể điều chỉnh thị lực”. Ông cho biết, ba nhà nghiên cứu cùng làm việc trong dự án, bắt đầu nghiên cứu ngay sau khi Smadja nói rằng ông ta có một giấc mơ của người Hồi giáo về việc thoát khỏi cặp kính cận: “Tôi đã nói rằng chúng tôi phải làm một cái gì đó, vì vậy chúng tôi đã cùng nhau động não và trong vài giờ chúng tôi đã nghĩ ra ý tưởng này”.
Trong thí nghiệm trên lợn, hiệu quả điều chỉnh tật khúc xạ kéo dài trong hai giờ. Các nhà nghiên cứu đang gây quỹ để thử nghiệm trên lợn hoặc thỏ sống và theo dõi tác động của thuốc trong một khoảng thời gian dài hơn. Những phát minh đã được cấp bằng sáng chế bởi bộ phận thương mại hóa của Đại học Bar-Ilan và các nhà nghiên cứu đang nghĩ về việc thành lập một công ty khởi nghiệp để tiếp tục phát triển sản phẩm, và không có nghi ngờ gì về tiềm năng của nghiên cứu do đã có một số nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm đến công nghệ này.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào có khả năng chữa được cận thị và được cấp phép lưu hành. Mặc dù nghiên cứu về thuốc nhỏ mắt nano chữa cận thị đang mang đến những kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn cần thêm rất nhiều nỗ lực và thử nghiệm sâu hơn để đưa ra một phương pháp thật sự an toàn và hiệu quả để chữa dứt tật khúc xạ. Chúng ta cần sáng suốt khi lựa chọn sử dụng những phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ cho mắt của mình, trước khi các nhà thẩm định đưa ra những phương pháp mới thật sự an toàn và hiệu quả.
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}