Hiểu bệnh A-Z - Tim mạch

19/12/2024 GMT+0700

Phát hiện mới: Nguy cơ tim mạch sau Covid- 19 kéo dài nhiều năm

BS.CK1 Lưu Minh Tú, Viện Tim TP.HCM

Ảnh hưởng của Covid-19 lên sức khỏe tim mạch không chỉ trong giai đoạn cấp tính mà còn kéo dài nhiều năm sau khỏi bệnh.

Chế độ ăn DASH có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch sau hậu Covid -19. Ảnh: Freepik

Đó là kết quả của nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Thrombosis, and Vascular Arteriosclerosis,Biology do Đại học Southern California và Cleveland Clinic thực hiện, cho thấy người từng mắc Covid-19 phải đối mặt với các vấn đề tim mạch nghiêm trọng cao gấp đôi trong vòng 3 năm sau nhiễm bệnh. Đối với người mắc Covid-19 nặng, nguy cơ này còn cao hơn cả những người từng bị nhồi máu cơ tim trước đó.

Qua phân tích dữ liệu những bệnh nhân Covid-19, nhóm nghiên cứu - đứng đầu là tiến sĩ Ziyad Al-Aly - nhận thấy trong vòng một năm sau nhiễm, cứ 1.000 bệnh nhân thì có thêm 23 người gặp biến cố tim mạch nghiêm trọng, gần 20 trường hợp rối loạn nhịp tim và 10 ca liên quan đến các vấn đề đông máu so với nhóm chứng. Sau ba năm, nguy cơ gặp biến cố tim mạch giảm xuống mức cơ bản đối với những bệnh nhân chưa nhập viện nhưng vẫn còn cao đối với những bệnh nhân đã từng nhập viện vì Covid-19.

Cho đến nay y học vẫn cố gắng tìm hiểu sâu hơn về cách thức mà Covid-19 gây tổn thương hệ tim mạch. Bốn cơ chế được đặt ra là:
- Gây viêm mạch máu, vỡ mảng bám: Virus làm tổn thương các tế bào nội mô mạch máu, dẫn đến viêm, khiến các mảng bám tích tụ từ cholesterol vỡ ra gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
- Kích hoạt phản ứng viêm toàn thân: Phản ứng viêm quá mức do virus gây ra có thể khiến tiểu cầu kết tụ lại, hình thành cục máu đông ngay cả khi không có sự tích tụ mảng bám trước đó.
- Viêm mạn tính kéo dài: Trong một số trường hợp, cơ thể không loại bỏ hoàn toàn virus, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính kéo dài, gây tổn thương cho cơ tim.
- Liên quan đến nhóm máu: Một phát hiện mới là người thuộc nhóm máu A, B hoặc AB có nguy cơ mắc bệnh tim sau Covid cao hơn so với nhóm máu O, mặc dù nguyên nhân cụ thể vẫn đang được nghiên cứu.

Nhận định về nghiên cứu này, tiến sĩ David Goff, giám đốc bộ phận tim mạch của Viện Máu, Phổi và Tim quốc gia Hoa Kỳ, cho biết Covid-19 đã làm gia tăng nguy cơ vốn đã rất cao của bệnh tim, nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, không chỉ các chuyên gia y tế mà mỗi cá nhân đều cần chú ý hơn đến sức khỏe tim mạch của mình sau đại dịch.

Từ nghiên cứu này, câu hỏi đặt ra vậy chúng ta cần làm gì để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hậu Covid 19? Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên:
- Tiêm ngừa đầy đủ: Tiêm vắc-xin và liều nhắc lại không chỉ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh mà còn tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể loại bỏ virus nhanh hơn, giảm nguy cơ viêm mạn tính.
- Khám sức khỏe định kỳ: Đối với người từng mắc Covid 19, đặc biệt là những trường hợp nặng, cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số quan trọng như cholesterol, huyết áp và đường huyết.
- Điều chỉnh lối sống: Một lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ bệnh tim, bao gồm ăn uống cân bằng (ví dụ chế độ ăn DASH), duy trì vận động, tránh thuốc lá và ngủ đủ giấc.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Ví dụ với những người có nguy cơ cao, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thuốc giảm cholesterol (statins) hoặc aspirin liều thấp để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

 

Theo TSK số 689

Ngày đăng: 19/12/2024
 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Ăn uống thế nào vào ngày nắng nóng?

5 ngày trước

Mùa nắng nóng, cơ thể thường mất nước và nhiều thành phần quan trọng khiến chúng ta nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi và chán ăn. Tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây bạn có thể tối ưu hóa chế độ ăn uống để thích nghi với thời tiết nóng bức.

sile

Bớt muối để bớt nguy cơ tăng huyết áp

5 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có đến 1,28 tỉ người lớn từ 30 – 79 bị tăng huyết áp, trong đó hai phần ba sống ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình; khoảng 46% người lớn tăng huyết áp nhưng không biết mình bị bệnh; 42% người tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị, nhưng chỉ có 21% người bệnh mắc tăng huyết áp được kiểm soát bệnh.

sile

7 lầm tưởng phổ biến về cholesterol cần điều chỉnh

6 ngày trước

Cholesterol thấp đồng nghĩa không bị nhồi máu cơ tim, phải kiêng trứng tuyệt đối để giảm cholesterol, đó là hai trong số những lầm tưởng thường gặp của nhiều người về cholesterol.

sile

Lo ngại khi 50% người tăng huyết áp không được chuẩn đoán

16/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Thế giới có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành (30-79 tuổi) bị tăng huyết áp (THA), trong đó khoảng 2/3 sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đáng lo có khoảng 46% người trưởng thành bị THA mà không biết họ mắc bệnh.

sile

5 sự thật về cholesterol bạn cần biết

08/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Cholesterol tốt và cholesterol xấu là gì? Ăn trứng sẽ làm tăng cholesterol? Để giảm cholesterol máu tôi có thể thay đổi lối sống mà không dùng thuốc được không? Những giải đáp sau đây có thể giúp bạn không còn quá lo sợ cholesterol

sile

Daniel Timms cha đẻ trái tim nhân tạo kỳ diệu của Úc

06/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Có người cha bị suy tim nên Daniel Timms quyết tâm nghiên cứu tim nhân tạo để cứu sống cha. Tháng qua, quả tim nhân tạo toàn phần (Total Artificial Heart: TAH) do ông chế tạo đã giúp một người sống 105 ngày, thời gian lâu nhất từ trước đến nay.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}