Tiêu chảy là tình trạng tăng số lần đi phân lỏng bất thường. Cảm giác bị “Tào tháo rượt” hẳn ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Viêm đại tràng, dị ứng hay không hấp thu thức ăn, hội chứng ruột kích thích, tác động tâm lý,… Nhưng nguyên nhân thông thường nhất là nhiễm khuẩn thức ăn do vi khuẩn hay vi rút.
Đối với trẻ em và người già, tình trạng mất nước quá nhanh gây ra do tiêu chảy rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng! Trong trường hợp này, việc bù nước và chất điện giải là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Loperamid là một hoạt chất tổng hợp thuộc nhóm pyridin. Khi vào cơ thể, loperamid sẽ gắn vào thụ thể opioid ở ruột, ức chế sự phóng thích acetylcholin và prostaglandin làm giảm nhu động ruột, nên có tác dụng cầm tiêu chảy.
Khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra một phản xạ tự nhiên: Tăng nhu động ruột để đẩy vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Trong trường hợp này, nếu chúng ta vội vàng uống loperamid để cầm tiêu chảy, tác dụng giảm nhu động ruột của thuốc đã vô tình “nhốt vi khuẩn” gây bệnh ở lại trong ruột. Và chính điều đó sẽ gây tác hại cho cơ thể (vì vậy sử dụng loperamid cần có sự chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, loperamid có hiệu quả rất tốt trong những trường hợp tiêu chảy cấp và mạn tính không do nguyên nhân nhiễm khuẩn thức ăn.
Đối với các trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, thuốc loperamid được dùng với liều khởi đầu là 2 viên. Với đợt đi phân lỏng kế tiếp uống 1 viên nhưng không quá 4 viên/1 ngày.
Để tăng hiệu quả điều trị, loperamid có thể được bác sĩ phối hợp với thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn đường ruột. Sự phối hợp này giúp chúng ta cầm được tiêu chảy và tiêu diệt được những vi khuẩn gây bệnh còn “lưu trú” ở trong ruột. Và sau đó, nếu cần thiết, chúng ta sử dụng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc đường ruột (như Smecta), thuốc tạo cân bằng tạp khuẩn đường ruột (như Bio Lactyl).
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}