Chăm sóc bệnh tay chân miệng tại nhà & những dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng

BS Đỗ Anh Khuê

Bệnh tay chân miệng bùng phát dịch xảy ra theo chu kỳ vài năm một lần tại nhiều nơi trên thế giới. Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây tại các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương và châu Á ghi nhận nhiều vụ dịch và gia tăng số trường hợp mắc tay chân miệng.

Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng lưu hành quanh năm với hai đỉnh dịch, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Hàng năm có khoảng 50.000 – 100.000 trường hợp bệnh tay chân miệng được báo cáo trong đó có một số ca tử vong.

Bệnh tay chân miệng do các loại virus thuộc họ virus đường ruột (Enterovirus) gây ra. Tác nhân thường gặp nhất là virus Coxsackie A16. Enterovirus 71 (EV71) thì ít gặp hơn nhưng gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường bắt đầu với triệu chứng sốt, chán ăn, khó chịu và đau họng. Sau khi bị sốt từ 1 đến 2 ngày, trẻ có thể bị loét miệng. Vị trị loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, có từ một đến vài vết loét trong miệng, kích thước khoảng 2 – 3mm, màu trắng đục. Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống là lý do trẻ không chịu ăn, không chịu bú và thường chảy nước miếng liên tục. Vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần, không để lại sẹo.

Lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân cũng có thể xuất hiện những nốt hồng ban không ngứa, phẳng hoặc gồ nhẹ lên mặt da, một số kèm theo bóng nước, cũng có thể gặp ở mông hoặc đầu gối của trẻ.

Trẻ cũng có thể không có triệu chứng điển hình hoặc có thể chỉ bị phát ban hoặc chỉ có loét miệng. Ða số trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 – 38oC. Tuy nhiên có những trẻ bị sốt cao trên 39oC liên tục là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng đã nghiêm trọng cần nhập viện để điều trị tốt hơn.

Bệnh tay chân miệng có thể bị tái nhiễm nhiều lần

Trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần, thậm chí đến lần thứ 4 hoặc nhiều hơn vì những lý do sau:

– Sau khi mắc bệnh tay chân miệng, cơ thể của trẻ có sinh kháng thể bảo vệ nhưng lượng kháng thể này không nhiều và không bền vững theo thời gian nên không đủ để bảo vệ trẻ khi có sự lây nhiễm lần sau.

– Ngoài hai chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em Việt Nam hiện nay là EV71 và Coxsackie A16 còn có hơn 10 chủng virus khác thuộc nhóm virus đường ruột có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Kháng thể sinh ra sau khi bị bệnh chỉ có thể chống lại loại virus mà trẻ vừa bị nhiễm, không có tác dụng với chủng virus khác, do đó trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần.

Nhận biết dấu hiệu báo trước bệnh nặng ở trẻ bị tay chân miệng

Dấu hiệu quan trọng nhất và đầu tiên ở trẻ là giật mình. Gần như tất cả những trẻ bị tay chân miệng trở nặng đều có dấu hiệu báo trước là giật mình. Bình thường khi trẻ thức sẽ không thấy trẻ giật mình nhưng khi bắt đầu ngủ, trẻ nằm ngửa nhắm mắt thì đột ngột giật nảy mình, mở mắt, 2 tay chới với, sau đó trẻ nằm yên ngủ lại và tiếp tục giật mình. Nếu trong vòng 30 phút mà trẻ giật mình 2 lần trở lên thì chắc chắn sẽ trở nặng.

Dấu hiệu quan trọng thứ hai là khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 2 ngày và sốt cao, trẻ sốt cao liên tục trên 38,5oC, dùng thuốc paracetamol cũng không hạ, hoặc nếu có sốt cao co giật là phải đem đi bệnh viện ngay.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng khác như: tay run (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm), trẻ đi đứng loạng choạng, ngồi không vững, trẻ đảo mắt bất thường, trẻ nôn ói nhiều, trẻ quấy khóc nhiều (dỗ không nín), vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân. Trẻ thở nhanh, thở không đều, có dấu khó thở: co rút lõm ngực, khò khè…

Ðiều trị và chăm sóc đúng cách trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà

Nếu trẻ bị tay chân miệng nhưng chỉ có sang thương ở da và chỉ sốt nhẹ, trẻ vẫn tươi tỉnh, ăn ngủ bình thường, không giật mình thì cha mẹ có thể chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà. Ưu điểm của chăm sóc tại nhà là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường chung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

Hầu hết những trẻ mắc tay chân miệng độ nhẹ đều được bác sĩ cho theo dõi và chăm sóc tại nhà theo những nguyên tắc quan trọng như sau:

– Cách ly trẻ bệnh để tránh lây

● Trẻ bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát để tránh lây bệnh cho các trẻ khác trong trường học. Phụ huynh nên gọi điện thoại báo cho nhà trường để các thầy cô sàng lọc theo dõi và thực hiện các biện pháp chống lây bệnh, bảo đảm các em bé khác trong trường, lớp đó không bị lây.

● Ở nhà, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng cách gởi tạm trẻ khỏe ở nơi khác. Tránh không cho trẻ bệnh chơi chung với trẻ lành trong thời gian mắc bệnh, cần trông chừng theo sát các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.

● Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh. Sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ bệnh và những người xung quanh

● Nên tắm hằng ngày và thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bệnh bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy, nhằm loại bớt virus gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay và trên người của trẻ bệnh giúp hạn chế sự lây bệnh và phòng ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn gây thêm biến chứng.

● Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.

● Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi sau khi sử dụng và dùng riêng biệt cho từng trẻ.

● Người chăm sóc trẻ như cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ… cần giữ sạch đôi tay bằng cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi làm vệ sinh, thay tã lót cho trẻ nhằm tránh lây lan bệnh tay chân miệng cho những trẻ lành khác trong gia đình.

● Ðồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được ngâm rửa sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn được ngành Y tế khuyên dùng như dung dịch Cloramin B 2%, hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Ðiều trị tại nhà theo toa của bác sĩ

● Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc đặc trị, điều trị cơ bản chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm:

● Giảm đau miệng và hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10 15mg/kg c_â_n nặng, mỗi 4 6 giờ. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em.

● Giảm ngứa cho trẻ bằng các loại thuốc kháng histamine thông thường theo toa chỉ định của bác sĩ điều trị.

Tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện chưa có vaccin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Do đó, chú trọng phòng bệnh trong cộng đồng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ và gia đình.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Lá gan: cơ quan đa chức năng

12/09/2023 09:13:00 GMT+0700

Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1,2 – 1,6kg ở người lớn và có khả năng phục hồi kỳ lạ. Thật kỳ lạ vì nó thực hiện đến 300 chức năng. Chúng ta không thể sống mà thiếu lá gan.

sile

Đau đầu đột ngột có thể do vỡ túi phình mạch máu não

12/09/2023 09:10:00 GMT+0700

Đau đầu là một triệu chứng rất hay gặp và ai cũng từng trải qua trong đời sống. Đau đầu dữ dội, đột ngột đôi khi lại là dấu hiệu của một chứng bệnh nguy hiểm đó là phình mạch máu não. Phình mạch máu não (hay còn gọi là túi phình mạch máu não) là tình trạng phình lên của mạch máu trong não, giống như một trái nho treo trên cành. Túi phình mạch máu não có thể bị rách hoặc vỡ gây ra tình trạng chảy máu trong não (tình trạng đột quỵ xuất huyết).

sile

Hội chứng thừa cân hậu COVID-19

12/09/2023 09:02:00 GMT+0700

Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, hầu hết mọi người đều có những thay đổi trong lối sống và thói quen, ít nhiều không có lợi cho sức khỏe. Trên tinh thần “Ở nhà là yêu nước”, hầu hết mọi người chỉ quanh quẩn trong nhà, ngủ nhiều, thiếu vận động, cộng với suy nghĩ (lượm lặt từ chuyên gia… trên mạng!) là phải ăn uống bồi dưỡng để tăng sức đề kháng, ăn quá nhiều thức ăn nhanh hoặc đặt qua mạng, ăn nhiều mỳ gói, đồ hộp (do lỡ mua dự trữ quá nhiều),… nên tăng cân chỉ là chuyện một sớm một chiều.

sile

Khi người cao tuổi bị u tuyến tiền liệt

07/09/2023 08:50:00 GMT+0700

U tuyến tiền liệt (prostatic adenoma) còn gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt (benign prostatic hypertrophy: BPH) là sự tăng sản lành tính một u tuyến (adenoma) ôm sát quanh đoạn gốc niệu đạo giáp cổ bàng quang, thường gặp ở người trên 50 tuổi gây trở ngại cho đào thải nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ nhưng có thể do rối loạn cân bằng hormon ở người cao tuổi.

sile

Nhiễm Papillomavirus, những điều cần biết

06/09/2023 08:06:00 GMT+0700

Việc phát hiện virus HPV (Human Papillomavirus) gây ung thư cổ tử cung đã được trao giải Nobel Y học từ năm 2008. HPV là một virus sinh dục thường gặp. Từ papilloma trong tiếng Anh có nghĩa là u nhú, mụn cóc.

sile

Viêm tiểu phế quản

04/09/2023 14:00:00 GMT+0700

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ từ 2 – 6 tháng nhập viện. Bệnh thường khởi phát vào mùa Thu và mùa Đông, hoặc mùa mưa ở vùng nhiệt đới.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}