8 yếu tố có thể khiến bạn mắc cúm nặng

ThS.BS Nguyễn Nhật Quỳnh - Trung tâm Bác sĩ gia đình, Đại học Y Dược TP.HCM (Theo The New York Times)

Cuối năm thời tiết chuyển mùa và bước vào mùa lạnh, số ca mắc cúm cũng bắt đầu gia tăng. Sau đây là những điều bạn cần biết để tránh nguy cơ nhiễm cúm nặng.

1. Độ tuổi:

Trẻ em có hệ miễn dịch kém nên nằm trong nhóm có tỷ lệ nhập viện cao nhất. Ảnh: Freepik

Trẻ nhỏ và người cao tuổi luôn nằm trong nhóm có tỷ lệ nhập viện do cúm cao nhất bởi hai đối tượng này có hệ miễn dịch kém, điều này có nghĩa họ ít có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Có hai týp virus cúm hoành hành hàng năm: týp A và týp B. Kể từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ nhập viện cao nhất vì cúm mùa là khi các virus týp A chiếm ưu thế. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, đó là do người lớn tuổi dễ bị nhiễm H3N2, một virus cúm týp A.

2. Các nhóm bệnh rối loạn thần kinh:

Trẻ mắc chứng ADHD, động kinh, bại não có vấn đề về phổi  dễ khiến bệnh cúm nặng hơn. Ảnh: Freepik

Một số trẻ có các bệnh thần kinh như động kinh, bại não, tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể có vấn đề với chức năng cơ bắp và phổi, làm ảnh hưởng đến quá trình ho và tống xuất đàm nhớt từ đường thở ra ngoài. Tình trạng này khiến các triệu chứng cúm trở nên nặng hơn hoặc dẫn đến biến chứng viêm phổi.

3. Bệnh phổi

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đáp ứng miễn dịch không tốt nên một khi bị cúm họ mất nhiều thời gian để lành bệnh. Ảnh: Freepik

Cúm có thể khởi phát các cơn hen cấp ở trẻ em hen phế quản, đồng thời dẫn đến viêm phổi và các vấn đề hô hấp khác, khiến trẻ phải nhập viện. Ở người lớn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), do đáp ứng miễn dịch không tốt nên một khi bị cúm họ mất nhiều thời gian để lành bệnh. Lúc này, tình trạng nhiễm trùng có thể gây viêm nhiễm đường thở khiến người bệnh tăng khó thở.

4. Mang thai

Cúm là tình trạng rất thường gặp ở mọi đối tượng, kể cả bà bầu. Ảnh: Freepik

Thống kê của CDC Hoa Kỳ trong 13 mùa cúm có gần 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhập viện vì cúm là phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy các hormone thai kỳ làm suy giảm miễn dịch, khiến bệnh nặng hơn và tỷ lệ nhập viện cao hơn. Nhiễm cúm trong thời kỳ mang thai có thể gây ra một số rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

5. Béo phì và các bệnh chuyển hóa mạn tính

Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh. Ảnh: Freepik

Béo phì là yếu tố nguy cơ gây bệnh cúm nặng đối với cả trẻ em và người lớn. Lý do là tình trạng thừa cân khiến việc hít thở sâu để làm sạch đường thở trở nên khó khăn. Béo phì cũng thường liên quan đến các bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường và tăng huyết áp. Ở bệnh nhân đái tháo đường, nhiễm cúm có thể khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn. Đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng bạch cầu, một thành phần của hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể, khiến bệnh cúm trở nên nặng hơn và kéo dài thời gian hồi phục của người bệnh.

6. Bệnh tim mạch

Cúm làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người mắc bệnh tim mạch. Ảnh: Freepik

Thống kê CDC cho thấy một nửa số người lớn nhập viện vì cúm mắc bệnh lý tim mạch. Người mắc bệnh tim mạch, thường là người lớn tuổi, cũng có hệ miễn dịch kém. Cúm đồng thời có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người mắc bệnh tim mạch.

7. Tăng huyết áp

Cac huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm nếu bị cúm tình trạng này còn nặng nề hơn. Ảnh: Freepik

1/4 số bệnh nhân từ 18-49 tuổi nhập viện vì cúm tại Hoa Kỳ trong 2 mùa cúm gần nhất có bệnh lý tăng huyết áp. Người tăng huyết áp vốn đã có tình trạng tăng áp lực lên hệ thống tuần hoàn, trong đó có tim và mạch máu. Nếu bị nhiễm cúm, tình trạng này càng nặng nề hơn ảnh hưởng đến các chỉ số huyết áp và tim mạch.

8. Tiêm ngừa

Vắc xin cúm chỉ cung cấp khả năng phòng ngừa các chủng cúm đang lưu hành trong mùa cúm năm đó. Ảnh: Freepik

Vắc-xin cúm đã được chứng minh làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện ở trẻ em và người lớn. Phân tích mới đây của CDC cho thấy việc tiêm vắc-xin làm giảm được 34,5% tỷ lệ nhập viện trong năm 2024 tại 5 quốc gia Nam Mỹ, những nước có mùa cúm diễn ra sớm hơn.

Khi nhiễm cúm, bạn sẽ có các triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, sốt, đau nhức cơ thể và mệt mỏi, Ở người có hệ miễn dịch tốt, các triệu chứng này có thể khỏi hẳn trong vòng một tuần. Ở một số trường hợp đặc biệt, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng và làm bệnh nhân tử vong.

 

Theo TSK số 689

Ngày đăng: 19/12/2024

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Bệnh viện phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước 1/10

6 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước khẩn trương thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước 1/10 sau thời gian dài chậm trễ.

sile

Tai biến kem trộn xử lý phức tạp và tốn kém

02/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Bất chấp nhiều cảnh báo từ giới chuyên môn, tai biến da do kem trộn vẫn liên tục diễn ra và để lại nhiều hậu quả phức tạp, xử lý tốn kém.

sile

Đánh thuế nặng: Giải pháp đúng đắn để kiểm soát dịch thuốc lá

04/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Việc Quốc hội nước ta quyết định tăng thuế thuốc lá, thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 qua, đã cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá.

sile

Thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới

19/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt lenacapavir, thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới.

sile

Trung tâm TP.HCM có điểm khám, chữa bệnh hiện đại

18/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM mở phòng khám vệ tinh, phòng khám chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại ngay trung tâm thành phố.

sile

Tránh tiếp xúc với PFAS như thế nào?

14/06/2025 00:00:00 GMT+0700

PFAS ngày càng được nói nhiều vì hiện diện âm thầm khắp nơi và gây hại sức khỏe con người bằng nhiều cách khác nhau. Vì thế y học khuyến cáo mọi người tránh xa độc chất này. Sau đây là 5 giải pháp phòng tránh PFAS trong tầm tay.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}