Tìm hiểu bệnh vảy nến

BS. Huỳnh Huy Hoàng

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là tình trạng tăng sinh lành tính của lớp tế bào thượng bì của da. Biểu hiện trên da là mảng màu hồng, đóng nhiều lớp vảy trắng, dày. Vảy nến là bệnh lành tính, có ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không lây lan cho người chung quanh. Bệnh diễn tiến từng đợt, nguyên nhân chưa hiểu rõ một cách đầy đủ. Bệnh khó chữa trị khỏi hẳn nhưng có thể kiểm soát được.

Triệu chứng bệnh như thế nào?

Triệu chứng căn bản của bệnh vảy nến là:

- Vảy: màu trắng, gồm có nhiều lớp gồ cao trên da, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng hoặc như nến vụn. Lớp vảy tái tạo rất nhanh, bong hết lớp này thì lớp khác lại đùn lên, làm rớt ra chung quanh.

- Mảng màu hồng: hơi nhô trên da, giới hạn rõ, đè mất. Vị trí: thường gặp ở vùng tỳ ép như cùi chỏ, đầu gối, xương cùng, đối xứng.

Đa số các trường hợp bị bệnh vảy nến là vảy nến mảng với triệu chứng đặc hiệu kể trên.

- Triệu chứng chủ quan: ít ngứa, đau khớp khi bệnh xảy ra ở khớp.

Có bao nhiêu dạng bệnh?

Triệu chứng căn bản của bệnh vảy nến tương đối đơn dạng nhưng hình ảnh có thể biến đổi theo vị trí, mức độ, giai đoạn, hình thể.

- Vảy nến giọt: thường theo sau một nhiễm trùng cấp tính như nhiễm liên cầu trùng, virus đường hô hấp trên 1 – 2 tuần. Triệu chứng là những sẩn đỏ hình hạt đậu, ít vảy, số lượng nhiều, rải rác khắp nơi, thường chừa mặt, da đầu.

- Vảy nến vòng: mảng màu hồng có giới hạn là vòng rìa đỏ đậm, phía trong là viền vảy.

- Vảy nến mủ: gồm có nhiều mụn mủ nằm trong những mảng màu hồng có vảy.

- Vảy nến da đầu: chiếm khoảng 50% trường hợp kèm với da. Da đầu đóng nhiều lớp vảy trên mảng màu hồng, có khi có một vài chỗ, có khi lan rộng khắp cả da đầu, khi lan rộng đến trán thì mảng màu hồng rõ hơn. Thường kèm theo cảm giác ngứa.

- Vảy nến ở mặt: màu đỏ, vảy mỏng.

- Vảy nến ở niêm mạc: niêm mạc quy đầu, miệng, thường có màu đỏ, ít hoặc không có vảy.

- Vảy nến ở nếp gấp: mảng da đỏ, ranh giới rõ, ít có vảy, ở nếp gấp: nách, bẹn, dưới vú,…

- Vảy nến ở móng: thường xảy ra trên bệnh vảy nến ở da đã lâu hoặc là triệu chứng đầu tiên, nhiều móng cùng bị tổn thương. Hai vị trí của móng bị tổn thương:

  • Bờ tự do của móng bị dội lên, phần dưới móng bị dày.
  • Phần móng mọc ra bị hư lõm ngang, dọc khi phần da dưới móng bị ảnh hưởng.

- Vảy nến toàn thân: sau vài cơn tái phát hay bệnh vảy nến mạn điều trị corticoid toàn thân, hiếm khi xuất hiện thình lình. Toàn thân da đỏ còn ít vùng da lành, đóng nhiều vảy.

- Vảy nến khớp: đa số trường hợp có tổn thương da từ trước khi có tổn thương ở khớp. Thường gặp ở các đốt ngón xa, cổ tay, đầu gối, đốt sống. Lâu ngày có thể làm co cứng, biến dạng.

- Vảy nến ở trẻ em: có thể gặp vảy nến hình đồng xu, vảy nến giọt, vảy nến da đầu, lòng bàn tay, bàn chân, đầu ngón, móng, kẽ, nang lông.

Tại sao bị bệnh?

Cho đến nay nguyên nhân sinh bệnh vẫn còn đang tìm hiểu. Ở người bị bệnh vảy nến, sự sinh sản từ lớp tế bào đáy lên lớp sừng là 3 – 4 ngày, trong khi người bình thường là 3 – 4 tuần. Dưới đây là một số yếu tố có thể liên quan đến bệnh:

– Yếu tố di truyền. Vai trò của tế bào T, cytokin,

– Khí hậu: trời lạnh, phơi nắng lâu, nóng ẩm,

– Kích thích da: xà bông, bột giặt, kem bôi,

– Thai nghén,

– Chấn thương,

– Nhiễm trùng: ở đường hô hấp trên,

– Rối loạn chuyển hóa, tiêu hóa,

– Yếu tố tâm lý thần kinh: lo âu, xúc động mạnh,

– Nội tiết: có kinh, mãn kinh,

– Thuốc: ức chế beta, Lithium, Corticosteroid, sốt rét.

Diễn biến bệnh ra sao?

Đây là bệnh diễn tiến từng cơn, có lúc bộc phát, có lúc giảm. Nói chung, đây là bệnh mãn tính, lành tính, ngoại trừ biến chứng có thể xảy ra: đỏ da toàn thân, tổn hại khớp xương, chàm hóa, bội nhiễm, ung thư da…

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Lá gan: cơ quan đa chức năng

12/09/2023 09:13:00 GMT+0700

Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1,2 – 1,6kg ở người lớn và có khả năng phục hồi kỳ lạ. Thật kỳ lạ vì nó thực hiện đến 300 chức năng. Chúng ta không thể sống mà thiếu lá gan.

sile

Đau đầu đột ngột có thể do vỡ túi phình mạch máu não

12/09/2023 09:10:00 GMT+0700

Đau đầu là một triệu chứng rất hay gặp và ai cũng từng trải qua trong đời sống. Đau đầu dữ dội, đột ngột đôi khi lại là dấu hiệu của một chứng bệnh nguy hiểm đó là phình mạch máu não. Phình mạch máu não (hay còn gọi là túi phình mạch máu não) là tình trạng phình lên của mạch máu trong não, giống như một trái nho treo trên cành. Túi phình mạch máu não có thể bị rách hoặc vỡ gây ra tình trạng chảy máu trong não (tình trạng đột quỵ xuất huyết).

sile

Hội chứng thừa cân hậu COVID-19

12/09/2023 09:02:00 GMT+0700

Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, hầu hết mọi người đều có những thay đổi trong lối sống và thói quen, ít nhiều không có lợi cho sức khỏe. Trên tinh thần “Ở nhà là yêu nước”, hầu hết mọi người chỉ quanh quẩn trong nhà, ngủ nhiều, thiếu vận động, cộng với suy nghĩ (lượm lặt từ chuyên gia… trên mạng!) là phải ăn uống bồi dưỡng để tăng sức đề kháng, ăn quá nhiều thức ăn nhanh hoặc đặt qua mạng, ăn nhiều mỳ gói, đồ hộp (do lỡ mua dự trữ quá nhiều),… nên tăng cân chỉ là chuyện một sớm một chiều.

sile

Khi người cao tuổi bị u tuyến tiền liệt

07/09/2023 08:50:00 GMT+0700

U tuyến tiền liệt (prostatic adenoma) còn gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt (benign prostatic hypertrophy: BPH) là sự tăng sản lành tính một u tuyến (adenoma) ôm sát quanh đoạn gốc niệu đạo giáp cổ bàng quang, thường gặp ở người trên 50 tuổi gây trở ngại cho đào thải nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ nhưng có thể do rối loạn cân bằng hormon ở người cao tuổi.

sile

Nhiễm Papillomavirus, những điều cần biết

06/09/2023 08:06:00 GMT+0700

Việc phát hiện virus HPV (Human Papillomavirus) gây ung thư cổ tử cung đã được trao giải Nobel Y học từ năm 2008. HPV là một virus sinh dục thường gặp. Từ papilloma trong tiếng Anh có nghĩa là u nhú, mụn cóc.

sile

Viêm tiểu phế quản

04/09/2023 14:00:00 GMT+0700

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ từ 2 – 6 tháng nhập viện. Bệnh thường khởi phát vào mùa Thu và mùa Đông, hoặc mùa mưa ở vùng nhiệt đới.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}