Có phải thoái hóa khớp là do sụn bị bào mòn không?
Không hẳn. Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp, trong đó có tình trạng tổn thương sụn. Trong chứng thoái hóa khớp, sức ép cơ học hay sinh học làm dễ vỡ các sụn bào khiến cho sụn bị bào mòn. Cuối cùng sự phá hủy lấn sân sự tái tạo dẫn đến tình trạng sụn bị hư hại, trở nên yếu và dễ vỡ. Nó gây ra viêm nhiễm và thoát dịch trong khớp khiến cho khớp sưng lên và đau. Các cơn viêm nhiễm này thúc đẩy nhanh sự thoái hóa sụn. Đó là cái vòng lẩn quẩn. Xương cũng sẽ bị thoái hóa, chúng tạo thành các gai xương. Kết quả: gây ra đau và thỉnh thoảng nghe các tiếng lụp bụp khi khớp cử động.
Đây là bệnh của người cao tuổi?
Đúng và không đúng. Điều chắc chắn là thoái hoá khớp liên quan đến tuổi già. Tỉ lệ mắc bệnh là 65% ở người trên 65 tuổi và 80% ở người trên 80 tuổi. Tuy nhiên, tuổi trẻ cũng không ngoại lệ, 3% người dưới 45 tuổi mắc phải chứng này. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như bệnh biến dưỡng (đái tháo đường, béo phì), áp lực quá nặng đè lên khớp (béo phì, mang vác nặng, biến dạng của cẳng chân), chấn thương hay di truyền. Các công trình nghiên cứu còn phát hiện ra sự tác động của khuẩn ruột hay sự ô nhiễm.
Phụ nữ mắc phải nhiều hơn nam giới?
Đúng vậy. Sau 50 – 60 tuổi, phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp nhất là khớp gối, khớp háng và bàn tay. 63% bệnh nhân phải đặt thiết bị giả ở đầu gối như là một giải pháp trợ giúp sau cùng. Các sụn bào chứa rất nhiều thụ thể đối với estrogen mà các hormon sinh dục này đóng một vai trò bảo vệ trước thời kỳ mãn kinh.
Bệnh tiến triển rất chậm?
Không đúng. Thông thường bệnh bộc phát từng đợt mà khi viêm màng hoạt dịch sẽ tạo ra chất dịch trong khớp. Nên khớp bị sưng lên rất nhanh gây đau đớn ngay cả ban đêm lẫn khi nghỉ ngơi. Người ta cũng chưa biết tại sao một vài dạng thoái hóa khớp lại gây nên một sự tổn thương khớp nặng trong vòng một năm trong khi những dạng khác không có biểu hiện tiến triển. Để hạn chế sự tiến triển của bệnh, cần thực hiện những liệu pháp chủ yếu như cải thiện đời sống (giảm cân, hoạt động thể lực…) và tập luyện vận động liệu pháp…
Đau khớp, chắc chắn là do thoái hóa khớp?
Không đúng. Đau khớp có thể là biểu hiện của viêm gân bả vai, đầu gối hay là viêm đa khớp dạng thấp. Trong mọi trường hợp, đau ở một khớp xương thì đó không phải điều bình thường. Cần phải đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân.
Nghe tiếng lụp cụp ở ngón tay báo hiệu sự tiến triển của bệnh
Không đúng. Nhiều công trình nghiên cứu đã đối chiếu giữa những người có thói quen bẻ ngón tay với những người không có thói quen này thì thấy những người nhóm đầu không mắc bệnh thoái hóa khớp khi về già. Điều được biết chắc là những bọt nhỏ hiện diện trong dịch khớp đã gây ra tiếng lụp cụp này.
Uống sữa gây thoái hóa khớp?
Không đúng. Không có gì chứng tỏ sữa hay các thức ăn khác (yaourt, các chế phẩm có chứa gluten…) giúp phòng tránh hay ngăn chặn được thoái hóa khớp. Ngược lại, các chất dinh dưỡng có hiệu quả hơn? Các công trình nghiên cứu về omega-3 và chất xơ cho thấy điều đó. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên sử dụng chế độ ăn Địa Trung Hải để cải thiện tình trạng sức khỏe chung. Chúng được biết đến như những chất có lợi cho tim mạch bởi vì chế độ ăn này chứa nhiều trái cây, rau xanh ngũ cốc, cá, thịt trắng và dầu thực vật. Đối với những người béo phì hay nặng cân nên giảm từ 5 – 10% thể trọng để làm giảm áp lực trên khớp.
Thoái hóa khớp không gây đau thường xuyên?
Đúng vậy. Có một số người không biết mình bị thoái hoá khớp nhất là vùng lưng là vùng ít cử động. Tổn thương có thể thấy rõ trên X quang mà bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng gì. Nói chung, đau không tỉ lệ với tình trạng của khớp. Các nhà nghiên cứu có ý định “chọc thủng” cơ chế gây bệnh ở mức cục bộ hay trên não bộ. Do sụn bình thường không chứa thần kinh hay mạch máu nên cơn đau chỉ đến từ màng hoạt dịch hay từ xương. Tuy nhiên, sụn hư biến cũng có thể đóng vai trò chủ yếu.
Bệnh cản trở sự tập luyện thể lực
Không đúng. Ngoài các cơn bộc phát, duy trì vận động thể lực đều đặn là rất quan trọng. Chủ yếu là 3 môn: đi bộ, bơi lội và đạp xe. Bác sĩ khuyên nên đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Để bảo vệ và giúp cho khớp dẻo dai, không có gì tốt hơn là các động tác kéo dãn và tập luyện cho mạnh cơ.
Thuốc men có thể làm giảm tình trạng bệnh nhưng không thể chữa lành?
Đúng vậy. Hiện nay, thuốc men chỉ có thể làm giảm nhẹ triệu chứng mà thôi. Để chống đau, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc chống đau như paracetamol, thuốc kháng viêm (uống hay thoa tại chỗ hay miếng dán) hoặc nếu cần thiết có thể kê các thuốc khác như opioid (tramadol, codein). Trong chứng thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể tiêm corticoid vào trong khớp gối để làm giảm các cơn sưng đau nghiêm trọng. Ngoài ra, có thể sử dụng các liệu pháp thay thế như châm cứu, tập vật lý trị liệu hay yoga,…
Trong tương lai, có thể ra đời các loại thuốc có khả năng làm hết bệnh hay tái tạo mô sụn. Các thử nghiệm đang được tiến hành là tiêm ở khớp các tế bào gốc từ mô mỡ hay huyết tương giàu tiểu cầu để kích thích sự tái tạo sụn bào.
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}