Đau khớp khi trời trở lạnh

BS. Phan Minh Trí

Những người trung niên, cao tuổi bị thoái hóa khớp hoặc các bệnh về xương khớp khác đều cho biết những triệu chứng của họ đều trở nên nghiêm trọng hơn khi trời chuyển lạnh đột ngột hoặc nhiệt độ giảm quá thấp, ẩm ướt như khi mưa nhiều. Thậm chí, có người còn đùa rằng họ có thể dự báo trước sự thay đổi thời tiết chính xác hơn cả chương trình trên ti-vi.

Các bệnh gây đau ở hệ thống xương khớp thường tái phát triệu chứng và người bệnh thấy đau nhiều hơn khi thay đổi thời tiết:

Viêm xương khớp: là tình trạng mô đệm giữa các khớp xương bị thoái hóa, sưng khớp, và gây đau khi vận động.

Viêm khớp dạng thấp: là nguyên nhân gây đau xương khớp thường gặp nhất khi hệ miễn dịch của cơ thể tự sản xuất ra các chất tiêu diệt các tế bào mô xương khiến các khớp bị viêm sưng. Ðây là bệnh mạn tính do bao hoạt dịch xung quanh khớp bị viêm, khiến chúng bị dày lên làm viêm và sưng đau các khớp, khiến người bệnh không thể cử động.

Thoái hóa khớp: là tình trạng các sụn khớp dần bị thoái hóa, các gai xương mọc lên và gây ra tình trạng mòn xương. Khi đầu xương không còn được bảo vệ, cử động sẽ làm đầu xương va vào nhau gây đau đớn và dẫn đến hạn chế vận động. Bệnh thường gặp ở các khớp cử động nhiều như tay, cột sống, háng, đầu gối. Tuổi tác, cân nặng, các tư thế hoặc hoạt động thường xuyên tạo áp lực lên các khớp chính là các nguyên nhân gây thoái hóa khớp.

Bệnh gout: bệnh gây ra do sự lắng đọng acid uric ở các khớp.

Vì sao nhiệt độ giảm lại gây đau khớp?

Hiện vẫn chưa rõ các nguyên nhân gây đau khớp khi trời lạnh.

Các nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa thời tiết lạnh, ẩm và tình trạng sưng, cứng khớp gia tăng vẫn chưa đi đến kết luận rõ ràng. Áp suất không khí (ASKK), độ ẩm, nhiệt độ là các yếu tố xảy ra cùng lúc và đều có thể tác động lên khớp. Do đó, các nhà khoa học khó có thể xác định chính xác tác nhân khiến người bệnh cảm thấy đau khi trời lạnh. Tuy vậy, cũng có vài giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng này:

– Những người viêm khớp, đau khớp có thể nhạy cảm hơn với những thay đổi của áp suất không khí. Khi lớp sụn đệm giữa 2 đầu xương bị bào mòn, các dây thần kinh tiếp xúc với xương có thể cảm nhận sự thay đổi của áp suất không khí. Ngoài ra, sự thay đổi của áp suất không khí còn làm cho gân, cơ và các mô sẹo bị giãn ra và co lại, làm cho khớp bị đau.

– Nhiệt độ hạ thấp cũng có khả năng làm dịch bên trong khớp đặc lại, khiến khớp bị cứng và đau khi di chuyển. Trời lạnh cũng làm cho tuần hoàn máu trong cơ thể kém hơn, mạch máu co lại và từ đó giảm tưới máu đến khớp, có thể gây tổn thương sụn cũng như màng hoạt dịch khớp.

– Mối liên hệ giữa tinh thần và thể chất cũng rất quan trọng. Khi thời tiết ấm áp, dễ chịu, có lẽ bạn cũng cảm thấy cơ thể khoẻ mạnh hơn, vận động nhiều hơn, ngược lại với khi trời lạnh, bạn thường có xu hướng… lười vận động hơn, thích làm bạn với chăn ấm, nệm êm. Chính điều này làm cho xương khớp kém vận động và dễ trở nên cứng và đau.

Mặc dù thời tiết không phải là nguyên nhân gây viêm khớp hoặc làm bệnh trở nên nặng hơn, tuy nhiên chúng có thể tạm thời làm tăng cơn đau khớp. Y học cổ truyền cũng gọi các yếu tố gây bệnh đau khớp (còn gọi là chứng Tý) với các tên gọi Phong (gió), Hàn (lạnh), Thấp (độ ẩm) xâm nhập cơ thể khiến cho sự vận hành của khí huyết không thông suốt, làm cho các khớp, gân xương, cơ bắp đau mỏi, tê dại, nặng nề, co duỗi khó khăn, sưng đau nóng đỏ.

Phòng ngừa cơn đau khớp do thời tiết

– Cố gắng giữ ấm cơ thể, đặc biệt tại các vị trí khớp thường trở chứng khi thời tiết thay đổi. Mặc quần áo ấm (có thể mang tất và bao tay), tắm bằng nước nóng, làm ấm giường nệm trước khi ngủ, sử dụng máy sưởi nếu quá lạnh.

– Thử chườm nóng lên các khớp hay đau nhức.

– Lưu ý quan trọng là nếu khớp đang sưng, nóng và đau thì tuyệt đối không chườm nóng, mà chỉ chườm lạnh cho dịu bớt cơn đau và giảm sưng.

– Giảm áp lực cho các khớp bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, hay nói một cách dễ hiểu là giảm cân nặng cơ thể. Giảm cân như thế nào là hợp lý thì mời các bạn chịu khó tham khảo chỉ số BMI (dành cho người châu Á) hoặc tìm gặp các thầy thuốc chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn.

– Vận động thường xuyên, tùy theo tuổi tác, sức khỏe, điều kiện thực tế để tránh tác động lực quá mức lên các khớp. Ví dụ thay vì đi bộ nhiều km (có thể khiến khớp gối và cổ chân phải chịu áp lực nhiều), bạn có thể thay bằng đạp xe (đi trên đường hoặc trên máy đạp xe). Ðiều này có tác dụng lưu thông khí huyết và giúp các mô sụn hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng tiết dịch để bôi trơn các khớp.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng, uống đủ nước để tăng cường lưu thông máu giúp các khớp được nuôi dưỡng tốt hơn.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh loãng xương

07/01/2024 06:03:00 GMT+0700

Loãng xương đôi khi được gọi là “căn bệnh thầm lặng” vì nó không có triệu chứng, nhiều trường hợp, chứng loãng xương đã tiến triển trong nhiều năm nhưng người bệnh chỉ được chẩn đoán khi họ bị gãy xương.

sile

Hội chứng cổ, vai và tư thế của bạn

20/08/2023 14:08:00 GMT+0700

Bây giờ là buổi chiều và bạn đã có một ngày dài làm nhiều chuyện ở bàn làm việc. Cơ bắp vùng cổ vai trở nên cứng đờ, cơn đau âm ỉ bắt đầu từ cổ, lan xuống vai, đôi khi lan xuống cánh tay hay bàn tay. Đấy, “nó” đấy! “Nó” chính là hội chứng cổ vai.

sile

Đau khớp khi trời trở lạnh

20/08/2023 14:03:00 GMT+0700

Một trong những nỗi sợ của người mắc bệnh xương khớp là khi thời tiết thay đổi; đặc biệt, là khi thời tiết chuyển lạnh hoặc trời có mưa nhiều, khiến họ phải đối mặt với những cơn đau khó chịu dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

sile

Thoái hóa khớp: Những điều cần biết

15/08/2023 15:51:00 GMT+0700

Trong chứng thoái hóa khớp, sức ép cơ học hay sinh học làm dễ vỡ các sụn bào khiến cho sụn bị bào mòn. Cuối cùng sự phá hủy lấn sân sự tái tạo dẫn đến tình trạng sụn bị hư hại, trở nên yếu và dễ vỡ. Nó gây ra viêm nhiễm và thoát dịch trong khớp khiến cho khớp sưng lên và đau.

sile

Viêm khớp giống gút ở người lớn

16/05/2023 03:41:00 GMT+0700

Gút là một bệnh khá phổ biến và được nhiều người biết, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin làm tăng acid uric máu. Bệnh đặc trưng ở nam trung niên với triệu chứng viêm khớp khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm sưng nóng đỏ ở khớp tổn thương (thường gặp ở khớp chi dưới như khớp bàn ngón chân cái, gối, bàn ngón khác, khớp cổ chân...). Tuy nhiên, có một tình trạng viêm khớp giống như gút nhưng lại do lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci và có thể bị chẩn đoán nhầm với gút. Bệnh khớp do lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci thường gặp ở người lớn tuổi và biểu hiện lâm sàng đa dạng.

sile

Viêm đa cơ & viêm da cơ

16/05/2023 02:53:00 GMT+0700

Viêm đa cơ là tình trạng viêm các sợi cơ và viêm da cơ thì có tổn thương cơ và tổn thương da. Ngay từ năm 1975 các chuyên gia đã phân biệt hai bệnh này dù triệu chứng viêm cơ giống hệt nhau. Cho đến nay nguyên nhân gây ra bệnh cũng chưa được biết rõ, tiên lượng của bệnh tùy thuộc vào tổn thương cơ và tổn thương cơ quan kết hợp. Viêm đa cơ và viêm da cơ gặp ở nữ nhiều gấp 2 lần nam giới, viêm đa cơ thường gặp ở người trên 20 tuổi (đặc biệt ở lứa tuổi 45 – 60).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}