Vui khỏe mỗi ngày - Làm đẹp

10/03/2023 GMT+0700

Tản mạn về các phụ kiện chống nắng

BS Phan Minh Trí

Áo chống nắng

Sai lầm phổ biến nhất về áo chống nắng là “miễn có áo là được, áo nào mà chẳng như nhau”(!). Chính vì quan niệm này, nhiều người thường chọn những sản phẩm giá rẻ để tiết kiệm, nhưng thực tế chất lượng rất kém.

Những điều bạn cần lưu ý khi mua áo chống nắng là độ dày mỏng, màu sắc, chất liệu vải.

– Độ dày: không nhất thiết phải mua loại vải áo thật dày vì với khí hậu nhiệt đới ẩm như ở nước ta thì điều đó sẽ là thảm họa khi mặc lâu ngoài trời nắng nóng. Da không thoát được mồ hôi sẽ gây ẩm, bít tắc các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho chàm và nấm phát triển, gây viêm da dị ứng, mẩn ngứa,… Mặc xong lại cho vào cốp xe có nhiệt độ nóng và ẩm, rồi lâu lâu mới giặt một lần sẽ càng làm tăng các bệnh lý ngoài da. Nhưng nếu mỏng quá thì lại không thể cản được tia UV. Cách tốt nhất là kiểm tra bằng cách đưa tấm áo soi dưới ánh mặt trời. Nếu ánh nắng xuyên qua nhiều là sợi vải thưa, hoặc các sợi vải lỏng lẻo, không lèn chặt với nhau, do đó sẽ không cản được tia UV.

– Chất liệu: áo được làm từ vải jeans, cotton, hoặc cao cấp hơn là sợi gốm - ceramic, sợi microfiber, lớp phủ nano chống nắng… sẽ ngăn được tia UV. Một số trang phục chống nắng chuyên nghiệp, sợi vải được trộn hợp chất có tác dụng chống nắng, làm dịu da. Các loại áo này đều ghi rõ có chỉ số UPF (Ultraviolet Protective Factor), là độ che chắn tia UV của vải. Số này càng cao thì vải chống tia UV càng tốt. Ví dụ UPF 25 sẽ cho phép 1/25 (khoảng 4%) bức xạ UV đi qua, nôm na là ngăn được tới 96% tia UV. Áo nào được dán nhãn UPF 50+ xem như là “đỉnh” và chắc chắn giá của nó cũng thuộc hàng “đỉnh”!

– Màu sắc: theo nguyên lý hấp thu nhiệt của màu sắc thì những gam màu tối, sẫm sẽ hấp thu nhiệt nhiều hơn, nên khi mặc áo chống nắng có màu tối bạn sẽ thấy nóng hơn. Tuy nhiên, trang phục có màu tối lại có khả năng chống tia UV tốt hơn màu sáng.

Kem chống nắng

Kem chống nắng thực chất là một loại kem dưỡng da cộng thêm trong thành phần một số hóa chất có khả năng chặn được tia UV. Khi ra nắng, tia UV vẫn có thể xuyên qua lớp vải áo chống nắng, do đó nếu bạn thật sự quan tâm tới làn da thì nên bôi thêm một lớp kem chống nắng.

Lưu ý đến chỉ số SPF (Sun Protective Factor) và PA (Protection Grade of UVA) có ghi trên bao bì khi mua kem. Chỉ số SPF được tính là cứ 1 SPF thì chống nắng được 10  phút. Số này càng cao thì khoảng thời gian làn da được bảo vệ khỏi tia UV được lâu hơn. Ví dụ SPF 15 sẽ bảo vệ da được trong khoảng 150 phút, tức là 2 – 2,5 giờ. Hết thời gian này phải bôi kem tiếp nếu vẫn còn phơi nắng. Còn chỉ số PA đo lường khả năng lọc tia UVA của kem. Chỉ số này thường có dấu (+) theo sau, nói lên khả năng chống nắng. Ví dụ PA+ chống được 40 – 50% tia UVA. Chỉ số PA ++++ là tốt nhất. Tuy nhiên, các chỉ số SPF và PA chỉ có giá trị tương đối, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc kèm theo như thoa đủ lượng kem, thoa lại khi cần và tránh nắng hết mức có thể.

Một số loại kem của Anh, Mỹ hoặc châu Âu không có chữ PA mà thay vào đó là nhãn “Broad Spectrum”, “Multi Spectrum” tức là quang phổ rộng, bạn cứ yên tâm mà dùng. Hoặc nếu bạn muốn đi bơi thì ráng tìm cho được loại kem có ghi “waterproof” hoặc “water-resistant”, nghĩa là “không thấm nước”.

Thị trường hiện có hai loại kem chống nắng là kem vật lý và kem hóa học. Phân biệt hai loại này dựa vào thành phần ghi trên vỏ hộp. Kem vật lý (sunblock) có chứa titanium dioxid và zinc dioxid. Kem hóa học (sunscreen) có chứa thành phần chính là avobenzon, oxybenzon, sulisobenzon,… Hai loại kem này có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp cho các đối tượng khác nhau. Muốn chọn được loại kem phù hợp, bạn phải hiểu rõ về làn da và nhu cầu của chính mình chứ không thể chỉ dựa vào các chỉ số chống nắng.

Nếu da bạn nhạy cảm, dễ bị kích ứng hay mắc hội chứng Rosacea (hội chứng đỏ mặt) nên chọn kem vật lý vì các thành phần vô cơ trung tính, ít kích ứng da, và phù hợp với cả da khô. Kem hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và dễ tiệp màu da áp dụng cho da dầu hoặc cho bạn nào muốn biến nó thành kem nền trang điểm nhẹ nhàng. Nhược điểm của nhóm này là kém bền và khoảng bảo vệ kém hơn kem vô cơ.

Thận trọng khi dùng kem chống nắng ở phụ nữ cho con bú vì một số hóa chất có thể qua sữa mẹ. Không dùng kem cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Nếu dùng cho trẻ nên chọn loại vô cơ vì ít thấm vào da.

Kính chống nắng

Nếu chỉ chống nắng bằng áo và kem nhưng lại lơ là việc mang kính bảo vệ đôi mắt thì cũng không đủ vì đã có nhiều bằng chứng khoa học về tác hại của tia UV đến “cửa sổ tâm hồn”. Thấy ngay và luôn là gây bỏng mắt, về sau có thể gây mờ, lòa, mù mắt. Lâu dài sẽ gây đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Nặng nhất có thể ung thư biểu mô ở mi mắt. Tuy nhiên việc chọn mắt kính để chống tia UV tốt cũng không hề đơn giản vì nó liên quan đến màu sắc, kiểu dáng, sở thích của mỗi người, thậm chí là… giá cả.

Xin tóm tắt vài điều cần chú ý khi chọn kính râm như sau:

– Màu sắc: không phải tròng kính càng tối màu càng chống tia UV tốt mặc dù màu càng tối càng dịu mắt hơn khi ra nắng và làm bạn “ngầu” hơn(!) Bạn nên chọn màu kính tùy thuộc việc phải phơi nắng bao lâu, môi trường nào (đô thị, biển, đồi núi, tuyết rơi…), thời điểm trong ngày, cuối cùng mới đến sở thích.

– Tròng kính phải là loại chống tia UV: có nhãn ghi UV 400 hoặc 100% UV Protection, hoặc… hỏi người bán hàng. Tốt nhất bạn đem đến các cửa hàng mắt kính uy tín, hoặc phòng khám bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ được kiểm tra trên máy quang kế một cách chính xác nhất trong vòng một nốt nhạc!

– Nếu bị cận thị, tốt nhất là dùng tròng kính cận đổi màu có tráng lớp chống tia UV.

– Kính áp tròng (có chống tia UV) chỉ che chắn được giác mạc, do đó bạn vẫn phải cần đeo thêm kính râm để che toàn bộ mắt.

– Chọn kiểu dáng theo sở thích nhưng chú ý chọn các loại gọng to và ôm sát khuôn mặt để che chắn được các tia nắng từ hai bên.

– Luôn đeo kính ngay khi ở trong bóng râm vì tia UV vẫn phản xạ từ các tòa nhà, mặt đường, mặt nước,…

– 80% kính trên trị trường là hàng kém chất lượng. Tuy không cần phải tốn quá nhiều tiền nhưng bạn nên mua kính có thương hiệu ở các cửa hàng có uy tín, có bảo hành.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Làm đẹp da 12 tháng trong năm

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Bốn mùa trong năm luôn đi kèm với những thay đổi về thời tiết, môi trường dễ gây ra những tác động trên da. Những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn phần nào có được làn da mịn màng, tươi trẻ suốt năm.

sile

Thik&Fix - Chìa khóa vàng cho mái tóc chắc khỏe

10/01/2025 00:00:00 GMT+0700

​​​​​​​Với sứ mệnh mang đến giải pháp chăm sóc tóc toàn diện, Thik&Fix ứng dụng và phát triển các sản phẩm đột phá giúp người tiêu dùng Việt giải quyết triệt để nỗi lo rụng tóc.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

22/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Làm đẹp với muối

06/09/2023 07:45:00 GMT+0700

Muối ăn (NaCl) được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lượng muối nạp vào cơ thể ở người trưởng thành mỗi ngày nên khoảng 2 – 3g (1 thìa cà phê). Ăn quá ít muối có thể gây hiện tượng phù tay chân, thiếu natri ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Thực tế, nhiều người tiêu thụ muối ăn nhiều hơn mức cần thiết. Nếu ăn nhiều muối sẽ gây tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch và đột quỵ.

sile

Mỹ phẩm cấm lưu hành (phần 2)

30/08/2023 07:20:00 GMT+0700

Cục Quản lý Dược có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc các lô sản phẩm sau:

sile

Thành phần trong kem chống nắng có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh thái dưới nước?

27/08/2023 04:08:00 GMT+0700

Theo nghiên cứu mới của các nhà sinh vật học Đại học Alberta, Canada, nhiều thành phần hoạt tính có trong kem chống nắng có tác động bất lợi đến hệ sinh thái nước ngọt.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}