Hội chứng bệnh ống cổ tay

PGS.TS.BS Bùi Khắc Hậu

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên (dây thần kinh giữa) hay gặp nhất. Hội chứng này xảy ra khi thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay. Ống cổ tay được ví như một “đường hầm” nhỏ, có bề rộng khoảng 2,5cm, nhằm bảo vệ dây thần kinh giữa. Mặt nền và hai bên thành của “đường hầm” là các xương cổ tay. Mái của “đường hầm” được che phủ bởi một dải mô liên kết chặt chẽ gọi là dây chằng ngang. Đi trong ống cổ tay có dây thần kinh giữa và các gân gấp các ngón tay bám vào cẳng tay. Chức năng của dây thần kinh giữa là cảm nhận cảm giác ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Đồng thời, dây thần kinh giữa cũng chịu trách nhiệm vận động cho các cơ xung quanh gốc ngón tay cái. Khi bị chèn ép, các chức năng của thần kinh giữa bị hạn chế, biểu hiện ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay, như vậy, hội chứng ống cổ tay chính là bệnh của thần kinh giữa.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay

Trước hết là do tổn thương cổ tay bởi viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay, chẳng hạn như trật khớp, gãy xương. Những điều này làm thay đổi không gian trong ống cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa. Thứ đến là do sử dụng tay lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tục trong một thời gian dài, có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây áp lực lên dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh giữa (công nhân dây chuyền lắp ráp, tài xế, thợ thủ công, thợ cắt tóc, thư ký, đánh máy, nhạc công…). Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới bởi hầu hết phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn (phụ nữ đang mang thai có thể bị mắc hội chứng ống cổ tay do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay).

Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

Đó là rối loạn về cảm giác. Người bệnh có cảm giác đau buốt như kim châm, tê bì, tay và cánh tay ở một hoặc cả hai bên nhưng chủ yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn, ít khi xảy ra ở ngón út. Đi kèm theo đau là ngứa ran có thể đi lên cẳng tay về phía vai cùng phía với cánh tay. Các triệu chứng về cảm giác thường tăng về đêm làm cho người bệnh thức giấc, gây mất ngủ, từ đó làm rối loạn giấc ngủ, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Các động tác gấp, ngửa cổ tay quá hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay (đi xe máy…) đều làm cảm giác tê tăng lên; tuy vậy, các triệu chứng giảm đi khi ngừng vận động, nghỉ ngơi và vẩy tay nhẹ nhàng. Khi bệnh kéo dài không chữa trị sẽ có hiện tượng tay yếu và vụng về (có thể đánh rơi đồ vật do cảm giác bàn tay tê liệt hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian), kèm theo đau cơ, chuột rút và có thể gây khó khăn cho việc thực hiện các động tác mà bình thường vẫn làm tốt như cầm nắm đồ vật, cài cúc quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc lật các trang sách khi đọc... Một số trường hợp các triệu chứng thường xảy ra vào ban đêm nếu người bệnh ngủ với tư thế cổ tay bị cong, gây ra áp lực đè lên dây thần kinh giữa sẽ xuất hiện các triệu chứng trên.

Hầu hết các trường hợp bị hội chứng ống cổ tay, lúc ban đầu các triệu chứng chỉ thoáng qua, người bệnh đôi khi không nhận biết được. Chỉ đến khi tình trạng xấu đi, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn hoặc trong thời gian dài hơn, người bệnh mới thấy bất thường, lúc này tình trạng chèn ép trên thần kinh giữa đã thực sự xấu đi. Vì vậy, ngay khi có cảm giác ngứa ran, đau hoặc tê ở ngón tay… điều đầu tiên là nên nghĩ đến hội chứng ống cổ tay và cần đi khám bệnh ngay khi có thể.

Để chẩn đoán chính xác hội chứng cổ tay, biết được bệnh đang ở giai đoạn nào, khả năng phục hồi sau thời gian điều trị và tiên lượng trước được tổn thương có thể xảy ra ở chi khác khi chưa có biểu hiện lâm sàng thì phương pháp điện thần kinh và siêu âm dò phẳng tần số cao cho kết quả khá tốt.

Biến chứng của bệnh, nếu không được phát hiện, điều trị sớm, ngoài đau tê, mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa của cẳng tay, có thể gây teo cơ (teo cơ ô mô cái hay gặp nhất), giảm chức năng và vận động bàn tay, do đó người bệnh sẽ không làm được việc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, kèm theo đó là ảnh hưởng đến đời sống tinh thần do đau nhiều về đêm gây lo lắng, mất ngủ. Mất ngủ, đau, nhức, tê, khó chịu, tạo ra và càng gây mất ngủ, đó là vòng lẩn quẩn.

Nguyên tắc điều trị

Hội chứng bệnh cổ tay nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh, giai đoạn đầu thường được dùng thuốc giảm đau, kháng viêm (NSAIDs hay tiêm corticoid tại chỗ làm giảm hiện tượng viêm của các gân gấp trong ống cổ tay) và dùng các loại thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như vitamin nhóm B, đồng thời hạn chế các vận động làm gấp hoặc ngửa cổ tay quá mức nhằm giảm áp lực trong ống cổ tay. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tránh các cử động lặp lại nhiều lần của cổ tay. Đối với những bệnh nhân có nghề nghiệp phải cử động cổ tay nhiều có thể phải dùng nẹp để cố định cổ tay khi ngủ (phương pháp này có thể thực hiện vào ban đêm hoặc liên tục cả ngày). Trong trường hợp cần thiết, phương pháp ngoại khoa được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu rối loạn cảm giác, teo cơ hoặc đã điều trị nội khoa nhiều tháng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm. Để giảm áp lực trong ống cổ tay, có thể cắt dây chằng ngang cổ tay bằng phương pháp mổ nội soi, đây là phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

Hàng ngày nên vận động và nghỉ ngơi đúng cách để giảm thiểu các tác động, áp lực lên cổ tay là cách phòng ngừa hữu hiệu để giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Để bàn tay và cổ tay được nghỉ giải lao thường xuyên nên nhẹ nhàng duỗi và xoa bóp cổ tay định kỳ trong 10 đến 30 giây sau mỗi 15 – 30 phút làm việc nhiều bằng tay.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh loãng xương

07/01/2024 06:03:00 GMT+0700

Loãng xương đôi khi được gọi là “căn bệnh thầm lặng” vì nó không có triệu chứng, nhiều trường hợp, chứng loãng xương đã tiến triển trong nhiều năm nhưng người bệnh chỉ được chẩn đoán khi họ bị gãy xương.

sile

Hội chứng cổ, vai và tư thế của bạn

20/08/2023 14:08:00 GMT+0700

Bây giờ là buổi chiều và bạn đã có một ngày dài làm nhiều chuyện ở bàn làm việc. Cơ bắp vùng cổ vai trở nên cứng đờ, cơn đau âm ỉ bắt đầu từ cổ, lan xuống vai, đôi khi lan xuống cánh tay hay bàn tay. Đấy, “nó” đấy! “Nó” chính là hội chứng cổ vai.

sile

Đau khớp khi trời trở lạnh

20/08/2023 14:03:00 GMT+0700

Một trong những nỗi sợ của người mắc bệnh xương khớp là khi thời tiết thay đổi; đặc biệt, là khi thời tiết chuyển lạnh hoặc trời có mưa nhiều, khiến họ phải đối mặt với những cơn đau khó chịu dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

sile

Thoái hóa khớp: Những điều cần biết

15/08/2023 15:51:00 GMT+0700

Trong chứng thoái hóa khớp, sức ép cơ học hay sinh học làm dễ vỡ các sụn bào khiến cho sụn bị bào mòn. Cuối cùng sự phá hủy lấn sân sự tái tạo dẫn đến tình trạng sụn bị hư hại, trở nên yếu và dễ vỡ. Nó gây ra viêm nhiễm và thoát dịch trong khớp khiến cho khớp sưng lên và đau.

sile

Viêm khớp giống gút ở người lớn

16/05/2023 03:41:00 GMT+0700

Gút là một bệnh khá phổ biến và được nhiều người biết, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin làm tăng acid uric máu. Bệnh đặc trưng ở nam trung niên với triệu chứng viêm khớp khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm sưng nóng đỏ ở khớp tổn thương (thường gặp ở khớp chi dưới như khớp bàn ngón chân cái, gối, bàn ngón khác, khớp cổ chân...). Tuy nhiên, có một tình trạng viêm khớp giống như gút nhưng lại do lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci và có thể bị chẩn đoán nhầm với gút. Bệnh khớp do lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci thường gặp ở người lớn tuổi và biểu hiện lâm sàng đa dạng.

sile

Viêm đa cơ & viêm da cơ

16/05/2023 02:53:00 GMT+0700

Viêm đa cơ là tình trạng viêm các sợi cơ và viêm da cơ thì có tổn thương cơ và tổn thương da. Ngay từ năm 1975 các chuyên gia đã phân biệt hai bệnh này dù triệu chứng viêm cơ giống hệt nhau. Cho đến nay nguyên nhân gây ra bệnh cũng chưa được biết rõ, tiên lượng của bệnh tùy thuộc vào tổn thương cơ và tổn thương cơ quan kết hợp. Viêm đa cơ và viêm da cơ gặp ở nữ nhiều gấp 2 lần nam giới, viêm đa cơ thường gặp ở người trên 20 tuổi (đặc biệt ở lứa tuổi 45 – 60).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}