Hiểu bệnh A-Z - Nội tiết

05/09/2023 GMT+0700

Cảnh giác với suy thận mạn

GS. Phạm Gia Cường

Suy thận mạn tính diễn ra theo 3 giai đoạn: giảm dự trữ thận, suy thận, tăng urê huyết. Khi dự trữ thận giảm, có thể tính được mức độ hủy hoại chức năng thận, còn sự cân bằng nội môi (homéostasis) vẫn ổn định nhờ vai trò thích ứng của hormon tăng năng tuyến cận giáp thứ phát (hyperparathyroidism) và những thay đổi về cân bằng giữa cầu thận và ống thận trong cấu trúc thận.

Suy thận mạn tính là gì?

Suy thận mạn tính là hậu quả của rất nhiều quá trình bệnh lý làm đảo lộn các chức năng bài tiết và điều hòa của thận. Suy thận mạn tính thường được phát hiện ở người, thường xuyên có tăng urê và creatinin máu, đôi khi nó là một khám phá bất ngờ khi người bệnh đi khám sức khỏe vì những lý do nào khác như thiếu máu, tăng huyết áp,…

Suy thận mạn tính diễn ra theo 3 giai đoạn: giảm dự trữ thận, suy thận, tăng urê huyết. Khi dự trữ thận giảm, có thể tính được mức độ hủy hoại chức năng thận, còn sự cân bằng nội môi (homéostasis) vẫn ổn định nhờ vai trò thích ứng của hormon tăng năng tuyến cận giáp thứ phát (hyperparathyroidism) và những thay đổi về cân bằng giữa cầu thận và ống thận trong cấu trúc thận. Cân bằng nội môi là tình trạng cơ thể giám sát và giữ ổn định những hoạt động của chính nó (thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim,…). Ở giai suy thận, có ứ trệ nhẹ các hợp chất nitơ nên urê và creatinin huyết đều tăng. Nặng hơn nữa khi độ thanh thải creatinin (creatinin clearance dưới 6ml/phút) sẽ có rối loạn cân bằng nước và điện giải, đồng thời xuất hiện những biểu hiện toàn thân như uể oải, mệt mỏi…

Triệu chứng và dấu hiệu

Những trường hợp nhẹ thường không có triệu chứng, rối loạn chức năng thận chỉ được phát hiện qua các kết quả xét nghiệm. Suy thận trung bình có thể chỉ có những triệu chứng mơ hồ dù urê và creatinin huyết đều tăng, người bệnh hay đi tiểu đêm (do nước tiểu không được cô đặc trong đêm), uể oải, mệt mỏi, kém tỉnh táo.

– Dấu hiệu thần kinh - cơ: co giật cơ, chuột rút, rối loạn cảm giác và vận động.

– Biểu hiện tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, viêm miệng, nặng hơn nữa là loét và chảy máu tiêu hóa.

– Biểu hiện tim mạch: tăng huyết áp, tăng thể tích huyết cầu (hématocrite), viêm màng ngoài tim. Tăng huyết áp và ứ natri, ứ nước có thể gây suy tim sung huyết và/hoặc phù nề.

– Da: có vàng - nâu, đôi khi urê bay hơi từ mồ hôi kết tinh trên da thành những đám “sương mù urê” (uremic frost). Một số bệnh nhân bị ngứa, rất khó chịu, điều trị có kết quả bằng tia cực tím và tiêm lidocain tĩnh mạch.

Chẩn đoán và tiên lượng

Bác sĩ sẽ phân loại các độ suy thận và chẩn đoán căn nguyên suy thận. Để đánh giá chức năng thận, dùng công thức độ thanh thải creatinin (creatinin clearance, Crcl) COCKCROFT - GAUL:

– Sáu tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn tính

● Có tiền sử bệnh thận - tiết niệu mạn tính, tái phát nhiều lần hoặc tiền sử lupus, đái tháo đường.

● Phù (bệnh cầu thận) hoặc không phù (bệnh ống - kẽ thận, bệnh mạch thận,…).

● Thiếu máu.

● Tăng huyết áp (trên 80%), có thể có suy tim.

● Có protein niệu, trụ niệu.

● Mức lọc cầu thận giảm (dưới 60ml/phút), urê, creatinin máu, acid uric đều tăng.

– Tiên lượng

Nếu chế độ ăn được tuân thủ nghiêm ngặt, suy thận sẽ tiến triển chậm. Nếu xuất hiện tiểu ít, tăng kali huyết, viêm màng ngoài tim là bệnh đã ở giai đoạn áp chót (pré-terminal) đòi hỏi phải lọc máu hoặc ghép thận.

Điều trị

Chế độ ăn: hạn chế đạm, dùng protein tối thiểu. Thức ăn giàu năng lượng, phải đạt 30 – 40 kilocal/kg cân nặng/ngày. Có đủ vitamin và các yếu tố vi lượng. Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, ít phosphat, lượng nước uống vào cân bằng với lượng nước thải ra, trừ khi có mất nước.

Cân bằng nước và điện giải: thận của người suy thận không còn khả năng đào thải nước tiểu ra ngoài, bởi vậy để làm được việc này (đào thải natri), bệnh nhân phải dùng thuốc lợi tiểu. Nếu lượng natri đưa vào cơ thể (do ăn uống) tăng nhanh sẽ làm tăng thể tích dịch ngoại bào gây phù phổi. Khả năng cô đặc và pha loãng nước tiểu ở người suy thận rất hạn chế nên đã làm tăng/giảm natri máu mỗi khi lượng nước đưa vào cơ thể nhiều hay ít nên người bệnh phải giám sát chặt chẽ việc ăn uống của mình.

Nhiễm toan chuyển hóa (metabolic acidosis): gây lãng phí calcium, người bệnh dễ mắc các bệnh xương. Điều trị bằng sodium bicarbonat hoặc sodium citrat nếu bicarbonat huyết thanh dưới 16mEq/l.

Tăng huyết áp: gặp ở 80% bệnh nhân với mức lọc cầu thận dưới 25%. Điều trị tăng huyết áp bằng hạn chế ăn mặn (2g/ngày), dùng các thuốc chẹn beta, thuốc đối kháng calci hoặc thuốc ức chế men chuyển. Giám sát chặt chẽ kali máu ở người bệnh đái tháo đường.

Cường chức năng tuyến cận giáp trạng (hyperparathyroidism): trong chế độ ăn, hạn chế dùng phosphat dưới 1.000mg/ngày để giữ phosphat huyết thanh dưới 6mg/dl. Nên sử dụng calcium carbonat hoặc calcium acetat trong bữa ăn và calcitriol.

Thiếu máu: thể tích huyết cầu (hematocrit) bắt đầu giảm khi mức lọc hồng cầu đạt 30ml/phút do thận mất khả năng sản xuất erythropoietin. Điều trị bằng erythropoietin. Giám sát chặt chẽ xét nghiệm sắt vì người suy thận hay bị thiếu sắt thứ phát do chảy máu tiêu hóa.

Sử dụng thuốc: tránh dùng những thuốc gây độc cho thận như gentamycin, adefovir, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs),…

Urê huyết: điều trị tăng urê huyết chủ yếu là lọc máu hoặc ghép thận. Chỉ định ghép thận là tăng urê huyết, tăng huyết áp khó trị, viêm màng ngoài tim, bệnh thần kinh, bệnh não. Những bệnh nhân nào có tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hóa và suy tim sung huyết mà điều trị nội khoa không có kết quả cần phải được lọc máu.

Theo dõi điều trị: bệnh nhân cần được tiêm chủng phòng cúm và viêm phổi phế cầu. Việc theo dõi bệnh phụ thuộc vào giai đoạn suy thận và những biểu hiện bệnh nặng. Nếu độ thanh thải creatinin giảm xuống 30ml/phút nên đi khám tại bệnh viện.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Cảnh giác với suy thận mạn

05/09/2023 04:51:00 GMT+0700

Suy thận mạn tính diễn ra theo 3 giai đoạn: giảm dự trữ thận, suy thận, tăng urê huyết. Khi dự trữ thận giảm, có thể tính được mức độ hủy hoại chức năng thận, còn sự cân bằng nội môi (homéostasis) vẫn ổn định nhờ vai trò thích ứng của hormon tăng năng tuyến cận giáp thứ phát (hyperparathyroidism) và những thay đổi về cân bằng giữa cầu thận và ống thận trong cấu trúc thận.

sile

Để hiểu rõ hơn về bệnh đái tháo đường

20/08/2023 03:26:00 GMT+0700

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) định nghĩa người bệnh đái tháo đường là người có glucose huyết bằng hoặc trên 1,2g (7mmol) trong 1 lít huyết tương tĩnh mạch khi đói, qua hai lần xét nghiệm máu liên tiếp cách nhau vài ngày; hoặc có glucose huyết trên 2g (11mmmol) trong 1 lít huyết tương tĩnh mạch hai giờ sau khi uống 75g glucose hoặc vào bất cứ lúc nào trong ngày.

sile

Xét nghiệm HbA1C

17/05/2023 03:14:00 GMT+0700

Trong năm 2010 có 10 thành tựu y dược được ghi nhận, trong đó có việc xác định xét nghiệm HbA1C thành tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường với mức #6,5% (xét nghiệm HbA1C trước đây chỉ dùng làm chỉ số theo dõi điều trị đái tháo đường).

sile

Những chất gây ô nhiễm về mặt nội tiết ở cơ thể

17/05/2023 03:00:00 GMT+0700

Các tác nhân gây rối loạn về mặt nội tiết là những chất có ở môi trường, có tác động như những hormon trong cơ thể hoặc ức chế hoạt tính của các hormon. Do đó, chúng gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

sile

Phòng tránh biến chứng do đái tháo đường

17/05/2023 02:40:00 GMT+0700

Theo Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF), ở các nước phát triển vẫn còn khoảng 30% người bị đái tháo đường chưa được chẩn đoán. Còn ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta có tới 80 – 90% số người bị đái tháo đường chưa được phát hiện.

sile

Hội chứng carcinoid một bệnh lý nguy hiểm hiếm gặp

17/05/2023 02:10:00 GMT+0700

Ngày nay bộ máy tiêu hóa cũng được xem như là một cơ quan nội tiết bởi vì có nhiều tế bào thần kinh nội tiết nằm phân bố dọc theo ống tiêu hóa. Những tế bào này có thể bị ung thư hóa gây nên các loại u thần kinh - nội tiết; trong đó hay gặp nhất là u carcinoid.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}