Các thuốc hướng tâm thần

GS Phạm Gia Cường

Phân loại thuốc hướng tâm thần

Có 4 loại:

Thuốc ức chế tâm thần (psycholeptique): có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và đời sống tâm thần, gồm:

+ Thuốc ngủ;

+ Thuốc an thần kinh (neuroleptique) dẫn xuất từ các phenothiazin và butyrophenon;

+ Thuốc an thần (tranquillisant) dẫn xuất từ benzodiazepin.

Các thuốc này không có ranh giới phân biệt rõ ràng với nhau: thuốc ngủ (đặc biệt là thuốc ngủ barbituric) không có tác dụng an thần kinh và an thần, nhưng những thuốc an thần kinh và an thần lại có những tác dụng chéo và một khả năng gây ngủ nhất định.

Thuốc hưng thần (psychoanaleptique): có tác dụng kích thích hệ thần kinh và đời sống tâm thần, gồm:

+ Thuốc làm cho người dùng tỉnh táo (noo-analeptique);

+ Thuốc hưng thần ba vòng (thymo analeptique tricyclique) hoặc là ức chế monoamin oxydase (IMAO);

+ Thuốc bổ tâm thần có tác dụng toàn thể: cafein, acid glutamic.

– Thuốc ổn định khí sắc lithium:

Các muối lithium tác động đến khí sắc, đặc biệt là các trạng thái hưng cảm, dùng để điều trị bệnh hoặc dự phòng tái phát.

Các chất gây bệnh tâm thần (psychodysleptique): gây ra những hiện tượng tâm thần bất thường, đặc biệt là ảo giác. Đó là các chất ma túy (chế phẩm có thuốc phiện, heroin, cocain), các chất gây ảo giác chiết xuất từ cá loại nấm (mescalin, psylocybin).

Trong tất cả những thuốc trên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ghi nhận 3 loại sau là các thuốc thiết yếu:

+ Thuốc an thần kinh

+ Thuốc an thần dẫn xuất từ benzodiazepin

+ Thuốc hưng thần ba vòng.

Khi bị mất ngủ, người cao tuổi cần được khám và tư vấn trước khi dùng thuốc. Nguồn: NIH

Đặc điểm của thuốc

Thuốc ngủ: WHO không ghi nhận thuốc ngủ barbituric là loại thuốc thiết yếu. Các thuốc này gây phụ thuộc (nghiện thuốc), lờn thuốc, có thể có những tai biến khi dùng quá liều: ảo giác, cơn lú lẫn, mộng mị, phản ứng hưng cảm, hôn mê.

Lưu ý: có một thuốc ngủ không barbituric thuộc họ an thần kinh và an thần. Một số thuốc kháng histamin cũng có tác dụng gây ngủ:

+ Thuốc ngủ thuộc họ an thần kinh phenothiazin: doxylamin (Donormyl)

+ Thuốc ngủ thuộc họ benzodiazepin: nitrazepam (Mogadon)

+ Thuốc kháng histamin có tác dụng gây ngủ: promethazin (Phenergan), alimemazin (Theralene).

Thuốc an thần kinh: có tác dụng làm dịu, ức chế kích động và gây gổ. Thuốc làm giảm các hiện tượng tâm thần, ảo giác và hoang tưởng. Các tác dụng phụ là rối loạn thần kinh thực vật kiểu atropin (khô miệng, bí tiểu, táo, rối loạn điều tiết,…), rối loạn thần kinh kiểu Parkinson (run, cử động bất thường, tăng trương lực), gây độc cho da, ức chế ngôn ngữ, làm giảm hoạt động tình dục.

+ Chỉ định và chống chỉ định:

Thuốc an thần kinh điều trị những bệnh tâm thần cấp và mạn tính, những trạng thái kích động. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai (trừ chlorpromazin), những trường hợp tăng nhãn áp góc đóng. Thận trọng khi dùng thuốc này cho người cao tuổi, người lái xe, vận hành máy móc, người suy thận, suy gan, người bị động kinh và người bệnh Parkinson.

+ Có hai nhóm thuốc an thần kinh: phenothiazin và butyrophenon.

  • Các phenothiazin đứng đầu là chlorpromazin (

Largactil) và methotrimeprazin (Nozinan);

  • Các butyrophenon đứng đầu là haloperidol (

Haldol) đặc biệt tốt cho điều trị ảo giác.

Nếu dùng đồng thời hai loại thuốc này với nhau sẽ hạn chế được các tác dụng phụ của từng loại một.

Còn có một thuốc cũng thuộc họ an thần kinh rất hay được dùng là sulpirid (Dogmatil) nhưng thuốc này không được WHO ghi nhận vào danh mục thuốc thiết yếu. Trong trường hợp bệnh nhân không chịu theo đơn của bác sĩ, người ta phải dùng các loại an thần kinh chậm tiêm bắp thịt như Haldol decanoate, Moditen retard.

Thuốc an thần:

+ Đặc điểm và tác dụng không mong muốn: Thuốc an thần là thuốc làm dịu lo âu, gây ngủ và giãn cơ, chống co giật. Thuốc làm giảm những cảm xúc căng thẳng, không có hiệu quả an thần kinh. Những tác dụng không mong muốn là ngủ gà, rối loạn thích nghi hoặc dung nạp khiến cho người dùng cứ phải tăng dần liều và khi ngừng thuốc sẽ bị hội chứng cai thuốc (lo âu tái phát có thể dẫn đến hội chứng lú lẫn).

+ Chỉ định và chống chỉ định: Dùng thuốc an thần cho những rối loạn lo âu, khó vào giấc ngủ, điều trị giải độc, dự phòng co giật do sốt cao. Không dùng cho phụ nữ mang thai. Dùng thuốc thận trọng ở người cao tuổi, người lái xe hoặc vận hành máy móc, người suy hô hấp.

WHO chỉ ghi nhận là thuốc thiết yếu riêng một loại benzodiazepin đường uống mà quan trọng nhất là Valium để gây ngủ; Librium tác dụng giải lo âu rất mạnh; Seresta; Tranxen làm dịu và giải lo âu, dung nạp tốt. Những thuốc an thần khác thuộc các họ khác có những tính chất giải lo âu và làm dịu là Equanil gây ngủ; Atrium dễ sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú; Atarax có thêm cả tác dụng kháng histamin.

Thuốc hưng thần ba vòng hoặc chống trầm cảm:

+ Đặc điểm và tác dụng không mong muốn: Thuốc điều trị các rối loạn sinh hóa, thiếu hóa chất trung gian thần kinh ở các khớp thần kinh (synapse) đặc biệt là noradrenalin dẫn đến trầm cảm nội sinh. Thuốc bắt đầu có tác dụng từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 15 trở đi. Với những ca bệnh trung bình thời gian điều trị không dưới 2 – 3 tháng; với những ca nặng phải điều trị 6 tháng. Khi ngừng điều trị, phải giảm dần liều. Dùng thuốc hai lần một ngày (sáng và chiều), không dùng vào buổi tối để khỏi bị mất ngủ. Các tác dụng không mong muốn thuộc kiểu atropin; ngoài ra còn gặp chứng run, huyết áp thấp và về mặt tâm thần là hiện tượng giải tỏa ức chế có thể dẫn đến tự tử.

+ Chỉ định và chống chỉ định: Thuốc chống trầm cảm ba vòng điều trị trầm cảm của người lớn và trẻ em; không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người cao tuổi, những bệnh nhân có ý định tự tử.

Người bị trầm cảm lo âu và kích động dùng amitriptylin vì có tác dụng làm dịu rõ rệt. Với những trường hợp suy nhược, dùng imipramin có tác dụng trung gian giữa làm dịu và bổ tâm thần.

+ Thuốc thường dùng: amitriptylin hoặc trimipramin (Surmontil). Hai loại này đều có tác dụng làm dịu cho bệnh nhân trầm cảm có kích động; Tofranil, Anafranil dùng cho những bệnh nhân trầm cảm u sầu.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Rối loạn tâm thần do COVID

04/09/2023 09:20:00 GMT+0700

Một số đáng kể các bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn tiếp tục có những triệu chứng sau giai đoạn cấp của bệnh, và những triệu chứng này kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, có thể là ho, mệt mỏi, đau nhức mạn tính và những than phiền về tâm lý - tâm thần. Các chẩn đoán tâm thần thường gặp nhất là các rối loạn lo âu, rối loạn khí sắc, lạm dụng chất gây nghiện và mất ngủ.

sile

Điều trị một giai đoạn trầm cảm kể cả trong trường hợp nhẹ

17/05/2023 09:09:00 GMT+0700

Cho dù giai đoạn trầm cảm nhẹ hay nặng nguy cơ biến chứng đều như nhau: mãn tính hóa, tự tử, tách rời đời sống cộng đồng. Đã được chứng minh: tiên lượng xấu nếu chẩn đoán hay điều trị trễ; hoặc giả, điều trị không dập tắt được hoàn toàn giai đoạn trầm cảm.

sile

Thuốc giải lo âu

17/05/2023 08:51:00 GMT+0700

Thuốc giải lo âu là những thuốc hướng tâm thần mà hiệu quả lâm sàng nổi bật ở liều thông thường là giảm căng thẳng về mặt cảm xúc hay lo âu, tức hiệu quả giải lo âu. Thông thường cũng được gọi “thuốc bình thản”, “thuốc an thần”.

sile

Mệt mỏi

17/05/2023 07:34:00 GMT+0700

Mệt mỏi là một cảm giác mệt quá sức do các yếu tố thể chất, tinh thần và tình cảm. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác như thiếu năng lượng, giảm đi sức sống. Đa số trường hợp gây ra mệt mỏi là do nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể do một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, dễ bị bỏ sót.

sile

Trầm cảm của người lớn tuổi

17/05/2023 06:33:00 GMT+0700

Về mặt lâm sàng, nói đúng ra không có khoa triệu chứng học đặc thù về trầm cảm của người lớn tuổi mà thường khi lại có khó khăn trong chẩn đoán.

sile

Kinh nghiệm dùng thuốc trong trầm cảm

17/05/2023 03:55:00 GMT+0700

Trong thực tiễn: sáng, một viên có công thức “3B” trước khi ăn, nửa viên an thần nhẹ sau khi ăn; trưa và chiều thuốc chữa trầm cảm, liều nhỏ, tăng dần, kèm theo thuốc trị theo chứng (hệ tiêu hóa hay hệ hô hấp trên); tối: thuốc ngủ, liều nhỏ, không cho ngủ say vì có khả năng “giải tỏa ức chế”; trầm cảm, chữa trị được đúng liều, có thể chen triệu chứng “sát thủ” vào, đưa người bệnh đến tự tử!

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}