Lô thuốc giả bị phát hiện tại tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Bộ Y Tế
Ngày 16/4 Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên toàn quốc. Lực lượng chức năng đã bắt giữ 14 đối tượng liên quan, thu giữ gần 10 tấn thuốc giả và nguyên liệu sản xuất.
Trong số 21 loại sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại thuốc tân dược giả gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion, các loại thuốc này đều được Bộ y tế cấp phép lưu hành.
Cụ thể, 4 loại thuốc giả gồm:
- Viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), số đăng ký: VD-25305-16; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên
- Viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), số đăng ký: VD-28109-17; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW 3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
- Viên nén Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg), số đăng ký: VD-14429-11; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW1 (Pharbaco), đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
- Thuốc Neo-Codion được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có các thông tin chính thức như sau: Số giấy phép lưu hành 300111082223 (số đăng ký cũ: VN-18966-15); hoạt chất Codein base (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg) 14,93mg; Sulfogaiacol 100mg; cao mềm Grindelia 20mg; dạng bào chế là viên nén bao đường; đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên. Nhà sản xuất: Công ty Sophartex (Pháp), địa chỉ: 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500.
Còn lại 16 loại sản phẩm với số lượng 40.000 hộp giả ghi thuốc đông dược không nằm trong danh sách các loại thuốc được Bộ Y Tế cấp phép, đặc biệt các thông tin trên nhãn ghi được sử dụng với mục đích chữa bệnh.
Danh sách 16 loại thuốc chưa được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. Ảnh: Bộ Y Tế
Cục Quản lý dược cho hay: “ Hiện chưa phát hiện thấy các sản phẩm tại các cơ sở khám chữa bệnh; các sản phẩm làm giả không xâm nhập được vào trong hệ thống các bệnh viện công lập do không có giấy tờ, chứng từ. Các sản phẩm giả này chủ yếu được bán trên mạng, tại kênh bán lẻ.”
Sau sự việc, Bộ Y Tế đã triển khai hàng loạt hoạt động tiền kiểm, hậu kiểm trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Việc đấu tranh phòng, chống thuốc giả luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không riêng của ngành Y tế. Dù tỷ lệ thuốc giả ở Việt Nam trong những năm gần đây đều dưới 0,1% nhưng trong năm 2023-2024 các địa phương như Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội báo cáo phát hiện một số lô thuốc Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion giả, người dân cần cảnh giác, đọc kỹ và mua thuốc ở các cơ sở và bệnh viện uy tín.
Nguồn: Bộ Y Tế
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}