Bệnh gút

BS Minh Phước

Bệnh gút là bệnh do tăng acid uric trong máu. Thông thường, acid uric được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric, nó có thể hình thành và tích tụ các tinh thể muối urat trong các bao hoạt dịch, dịch khớp hoặc các mô khác gây nên bệnh gút, từ đó gây ra viêm và đau khớp.

Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột và xảy ra vào ban đêm. Có thể có các yếu tố thúc đẩy làm thay đổi đột ngột nồng độ acid uric trong máu như sau khi uống nhiều bia, rượu, sau cuộc phẫu thuật, nhiễm trùng, dùng thuốc lợi tiểu,… Thường gặp nhất là viêm đau khớp bàn - ngón chân cái, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào khác: khớp bàn chân, cổ chân, khớp gối,...

Đôi khi cũng có những bệnh nhân bị gút cấp có viêm vài khớp, khớp bị đau thường không có tính chất đối xứng. Khi viêm khớp tiến triển, cơn đau thường dữ dội, khớp viêm sưng to, mềm, da căng bóng, nóng và có màu đỏ thẫm. Đa phần bệnh nhân có sốt, có thể tới 390C. Hiện tượng bong vảy da và ngứa là một dấu hiệu khá đặc biệt nhưng không phải lúc nào cũng có.

Khoảng 90% bệnh nhân bị gút tiên phát là nam giới, trên 30 tuổi. Nữ giới thường phát bệnh sau thời kỳ mãn kinh. Bệnh gút hiếm gặp ở người trẻ nhưng nếu khởi phát trước 30 tuổi, bệnh thường nặng hơn.

Viêm khớp trong cơn gút đầu tiên chiếm khoảng 10 – 15% các trường hợp, người bệnh rất đau và không thể vận động các khớp như bình thường. Khi cơn đau dữ dội thuyên giảm, cảm giác khó chịu ở khớp vẫn có thể kéo dài thêm từ vài ngày đến vài tuần. Giữa các đợt cấp người bệnh hoàn toàn bình thường. Lúc đầu, khoảng thời gian giữa các đợt cấp dài, thay đổi từ vài tháng đến vài năm, nhưng sau đó các đợt cấp xuất hiện ngày càng nhiều, khởi phát ít cấp tính hơn, thời gian viêm kéo dài hơn. Nếu không điều trị giảm acid uric máu thì 78% bệnh nhân xuất hiện cơn gút thứ hai trong vòng 2 năm và 93% có cơn gút thứ hai trong vòng 10 năm. Sau đó tình trạng viêm khớp trở nên mạn tính, dần dần dẫn đến mất hoàn toàn chức năng vận động, khớp có thể bị biến dạng nặng do các nốt tô-phi, lúc này biểu hiện viêm khớp có thể hết hoặc còn.

Giữa các đợt cấp, các khớp không đau nhưng các vi tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân mà tần suất của các cơn gút xuất hiện dày hay thưa. Nếu các cơn gần nhau, mức độ càng trầm trọng. Ngoài tổn thương ở khớp ban đầu có thể có thêm tổn thương ở các khớp khác: ngón chân cái bên đối diện, các khớp bàn - ngón, khớp cổ chân, khớp gối. Khớp khuỷu, khớp cổ tay hiếm gặp hơn, các khớp bàn tay càng hiếm gặp ở giai đoạn gút cấp nhưng thường gặp ở giai đoạn gút mạn tính.

Sau 10 – 20 năm, nếu không điều trị, bệnh gút tiến triển thành mạn tính có các nốt tô-phi. Đây là giai đoạn bệnh gút gây suy nhược nhất cho cơ thể. Các tổn thương vĩnh viễn có khả năng đã xảy ra ở khớp và thận. Các nốt tô-phi là do muối urat kết tủa trong mô liên kết, tăng dần sau nhiều năm, tạo thành các khối nổi lên dưới da.

Nốt tô-phi thường có dạng tròn hoặc hình trứng, số lượng có thể từ ít đến nhiều, kích thước từ vài milimét đến vài centimét, thậm chí có thể đến 10cm. Nốt thường gồ ghề, sờ thấy chắc hoặc mềm, ấn không đau, gặp ở cạnh các khớp tổn thương: mõm khuỷu, cổ tay, bàn tay, bàn chân, gân Achille hoặc ở vành tai. Qua lớp da có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của các tinh thể urat trong nốt tô-phi. Nốt có thể ở tình trạng viêm cấp (da nóng, đỏ) hoặc chảy ra chất nhão và trắng như kem đánh răng hoặc rỉ dịch vàng.

Muối urat còn gây tổn thương thận ở dạng sỏi thận và viêm thận kẽ do tinh thể urat. Các biểu hiện của sỏi thận (kể cả sỏi urat) gồm cơn đau quặn thận, tiểu ra máu, có thể gây nhiễm trùng tiểu. Sỏi thường gặp ở cả 2 thận, phát hiện qua siêu âm bụng.

Tổn thương thận kẽ do gút ít gặp, có thể không kèm sỏi thận. Bệnh nhân có nước tiểu đục, xét nghiệm có protein niệu, có hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu. Thường kèm theo tăng huyết áp.

Trước kia, suy thận tiến triển rất hay gặp ở bệnh nhân gút, có 25% bệnh nhân gút tử vong do bệnh thận nhưng ngày nay tỷ lệ bệnh này đã giảm đi nhiều. Tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm độc chì và xơ vữa động mạch là những yếu tố quan trọng góp phần gây ra biến chứng này. Trong thực tế, mặc dù đã kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân gút nhưng vẫn không ngăn được biến chứng suy thận. Bệnh thận mạn tính do urat được mô tả là một tình trạng bệnh lý riêng gây ra bởi sự lắng đọng các tinh thể urat trong nhu mô và tháp thận.

Khi nghi ngờ bệnh gút, cần xác định chẩn đoán dựa vào xét nghiệm máu có tăng acid uric, đáp ứng nhanh với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid hoặc cochicin, bong vảy da và ngứa tại chỗ sau khi giảm sưng.

Ngộ độc chì mạn tính có thể gây ra những cơn gút cấp (gút do chì), các triệu chứng như cơn đau bụng, bệnh lý thần kinh ngoại vi, suy thận là đầu mối cho chẩn đoán.

Sai lầm thường gặp nhất trong điều trị bệnh gút là bắt đầu điều trị đồng thời cả viêm khớp cấp và điều trị tăng acid uric máu. Cần phải điều trị viêm khớp cấp trước sau đó mới điều trị tăng acid uric. Khi giảm đột ngột nồng độ acid uric trong máu sẽ khởi phát những cơn gút cấp mới.

Nghỉ ngơi tại giường rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp và nên tiếp tục ít nhất 24 giờ sau khi bệnh đã lui. Đi lại sớm có thể làm cho cơn tái phát. Các phương pháp vật lý trị liệu ít hiệu quả trong cơn gút cấp. Tuy nhiên, chườm nóng hoặc lạnh hoặc kê cao khớp đau có thể làm người bệnh dễ chịu hơn.

Điều trị trong giai đoạn không có triệu chứng nhằm hạn chế sự lắng đọng urat trong các tổ chức, phòng ngừa tình trạng viêm khớp mạn tính có tô-phi, làm giảm tần số và mức độ nặng của những cơn tái phát.

Bia, rượu có thể làm khởi phát cơn gút cấp vì vậy nên tránh dùng. Uống nhiều nước hàng ngày, tốt nhất là duy trì lượng nước tiểu hơn hoặc bằng 2 lít/ngày sẽ giúp cho việc thải trừ urat và hạn chế tới mức thấp nhất sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

Nếu không điều trị, cơn gút cấp có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, điều trị thích hợp sẽ làm giảm đau nhanh chóng. Nếu không điều trị đầy đủ bệnh sẽ diễn tiến tới viêm khớp mạn tính có nốt tô-phi. Ở những bệnh nhân phát bệnh sau 50 tuổi, hiếm thấy tổn thương phá hủy khớp.

Nhiều bệnh nhân bị gút có thêm tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng triglycerid máu, xơ vữa động mạch, tuy nhiên những hiểu biết về mối liên quan này còn chưa đầy đủ.

Đối với những người trên 40 tuổi, nên kiểm tra acid uric máu mỗi 6 tháng nhằm phát hiện yếu tố nguy cơ. Trong cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, duy trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao, tránh thừa cân béo phì, hạn chế bia, rượu. Có thời gian vận động thể dục thể thao thích hợp nhằm cân bằng chuyển hóa năng lượng. Đây là điều rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh gút.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh loãng xương

07/01/2024 06:03:00 GMT+0700

Loãng xương đôi khi được gọi là “căn bệnh thầm lặng” vì nó không có triệu chứng, nhiều trường hợp, chứng loãng xương đã tiến triển trong nhiều năm nhưng người bệnh chỉ được chẩn đoán khi họ bị gãy xương.

sile

Hội chứng cổ, vai và tư thế của bạn

20/08/2023 14:08:00 GMT+0700

Bây giờ là buổi chiều và bạn đã có một ngày dài làm nhiều chuyện ở bàn làm việc. Cơ bắp vùng cổ vai trở nên cứng đờ, cơn đau âm ỉ bắt đầu từ cổ, lan xuống vai, đôi khi lan xuống cánh tay hay bàn tay. Đấy, “nó” đấy! “Nó” chính là hội chứng cổ vai.

sile

Đau khớp khi trời trở lạnh

20/08/2023 14:03:00 GMT+0700

Một trong những nỗi sợ của người mắc bệnh xương khớp là khi thời tiết thay đổi; đặc biệt, là khi thời tiết chuyển lạnh hoặc trời có mưa nhiều, khiến họ phải đối mặt với những cơn đau khó chịu dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

sile

Thoái hóa khớp: Những điều cần biết

15/08/2023 15:51:00 GMT+0700

Trong chứng thoái hóa khớp, sức ép cơ học hay sinh học làm dễ vỡ các sụn bào khiến cho sụn bị bào mòn. Cuối cùng sự phá hủy lấn sân sự tái tạo dẫn đến tình trạng sụn bị hư hại, trở nên yếu và dễ vỡ. Nó gây ra viêm nhiễm và thoát dịch trong khớp khiến cho khớp sưng lên và đau.

sile

Viêm khớp giống gút ở người lớn

16/05/2023 03:41:00 GMT+0700

Gút là một bệnh khá phổ biến và được nhiều người biết, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin làm tăng acid uric máu. Bệnh đặc trưng ở nam trung niên với triệu chứng viêm khớp khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm sưng nóng đỏ ở khớp tổn thương (thường gặp ở khớp chi dưới như khớp bàn ngón chân cái, gối, bàn ngón khác, khớp cổ chân...). Tuy nhiên, có một tình trạng viêm khớp giống như gút nhưng lại do lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci và có thể bị chẩn đoán nhầm với gút. Bệnh khớp do lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci thường gặp ở người lớn tuổi và biểu hiện lâm sàng đa dạng.

sile

Viêm đa cơ & viêm da cơ

16/05/2023 02:53:00 GMT+0700

Viêm đa cơ là tình trạng viêm các sợi cơ và viêm da cơ thì có tổn thương cơ và tổn thương da. Ngay từ năm 1975 các chuyên gia đã phân biệt hai bệnh này dù triệu chứng viêm cơ giống hệt nhau. Cho đến nay nguyên nhân gây ra bệnh cũng chưa được biết rõ, tiên lượng của bệnh tùy thuộc vào tổn thương cơ và tổn thương cơ quan kết hợp. Viêm đa cơ và viêm da cơ gặp ở nữ nhiều gấp 2 lần nam giới, viêm đa cơ thường gặp ở người trên 20 tuổi (đặc biệt ở lứa tuổi 45 – 60).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}