Bệnh đau thần kinh tọa có thể gây biến chứng

PGS.TS.BS Bùi Khắc Hậu

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa nhưng chủ yếu là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng như vận động quá sức hoặc không khoa học (bốc vác, vận chuyển đồ đạc…) với số lượng lớn, nặng hoặc làm trong thời gian lâu mà không nghỉ ngơi. Hoặc do ngồi hoặc bưng bê vật nặng sai tư thế; đặc biệt, ở những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm. Đau thần kinh tọa có thể do vì chấn thương kéo dài trong cuộc sống hàng ngày như ngồi lâu hoặc ngồi tư thế xấu (như lệch người sang một bên hay cúi ra trước) hoặc do béo phì bởi sức nặng của cơ thể (trọng lực của cơ thể) đè lên cột sống thắt lưng liên tục trong ngày trừ khi nằm. Nguy hiểm nhất gây đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (chiếm tỷ lệ khoảng từ 60 – 90%). Bởi vì, thoát vị đĩa đệm sẽ chèn ép, đè lên dây thần kinh hông to gây đau đớn nhất là lúc đứng, đi, ngồi. Tuy nhiên, chấn thương gây ra do thoát vị đĩa đệm chỉ phát sinh khi bệnh nhân bị bệnh lý thoái hóa đĩa đệm sinh lý (lão hóa) hay thứ phát (bệnh về xương) đến một mức độ nào đó sẽ không chịu đựng được một lực tác động dù nhẹ sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất và nguy hiểm nhất dẫn đến đau thần kinh tọa.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Theo thống kê của các chuyên gia xương khớp, có 85% bệnh nhân bị đau thần kinh hông to một bên, trong đó 60% bị đau phía bên trái. Biểu hiện điển hình là đau cột sống thắt lưng, nhất là khi cúi, ngửa, nghiêng và xoay. Đau thắt lưng có đặc điểm tăng lên khi vận động. Nếu do thoát vị đĩa đệm, đau thường khởi phát sau một động tác sai tư thế như nhấc một vật nặng, tư thế xoắn vặn cột sống đột ngột, ngã đột ngột và mạnh trên nền cứng hay có thể do các động tác sinh hoạt hàng ngày (vẩy rau sống, gấp chăn, bế cháu, bê chậu cây cảnh, xách xô nước, ngồi xổm…). Đôi khi bệnh nhân có cảm giác nghe thấy tiếng “khục” ở cột sống. Nhiều trường hợp cơn đau dữ dội đến mức bệnh nhân không dám cử động hoặc phải nằm nghiêng về một phía để đỡ đau.

Vị trí đau của đau dây thần kinh hông to là đau lan theo đường đi của dây thần kinh, đau vùng mông (có thể lan từ thắt lưng xuống mông). Nếu tổn thương rễ L5 (thắt lưng số 5), thường đau lan xuống phía mặt sau ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, qua trước mắt cá ngoài rồi tới mu bàn chân, ngón chân cái. Nếu tổn thương rễ S1 (cùng cụt số 1), đau sẽ lan xuống mặt sau của đùi, mặt sau cẳng chân, lan về phía gân gót, tới mắt cá ngoài, đến ở gan chân hoặc bờ ngoài gan chân, về phía các ngón chân út.

Tính chất đau của đau dây thần kinh tọa là đau nhiều khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi (với các nguyên nhân do chèn ép). Nếu do viêm thường đau nhiều về đêm.

Cường độ đau của đau dây thần kinh tọa là có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ tùy nguyên nhân (nếu đau do thoát vị đĩa đệm thường đau dữ dội, không dám cử động).

Đối với rối loạn cảm giác do đau dây thần kinh tọa, một số trường hợp có rối loạn cảm giác ở chi dưới, dị cảm (tê bì, kiến bò, kim châm).

Cơn đau thần kinh tọa thường đau nhiều khi đi, đứng, xoay người nhưng khi nằm hay ngồi co chân lại sẽ thấy đỡ đau.

Biến chứng do đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng, bệnh sẽ gây ra những biến chứng phức tạp làm ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chi gây tàn phế. Có bốn biến chứng thường gặp, đó là: teo cơ, bại liệt, tê bì, giảm khả năng vận động. Trong trường hợp này, các cơ bị teo như cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân, cơ mác… Những biến chứng này khiến bệnh nhân không thể vận động như người bình thường, kèm theo đó là giảm dần hoặc mất dần dần độ linh hoạt như khi cử động các ngón chân, mũi chân hay gót chân. Đồng thời, người bệnh cảm thấy chân bị tê bì, khó kiểm soát được khả năng vận động của chân. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài, bệnh nhân sẽ bị bại liệt. Biến chứng biến dạng xương và cột sống cũng là một trong những biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa là phần xương bị biến dạng. Theo đó, cột sống của người bệnh cũng bị cong vẹo, các cơ quanh cột sống bị cứng dần gây khó khăn cho vận động và khi vận động sẽ bị đau càng khó vận động hơn. Đối với xương chậu có thể bị lệch về một bên, thân người gập ra phía trước; do đó, người bệnh đi đứng khập khiễng, khó thực hiện các động tác nghiêng người, cúi hoặc gập người. Một loại biến chứng do đau dây thần kinh tọa là bị rối loạn thần kinh thực vật. Đây là biến chứng nặng, người bệnh thường rơi vào tình trạng bất thường về phản xạ. Một số trường hợp, người bệnh bị rối loạn về đại, tiểu tiện như bí tiểu, tiểu không tự chủ, táo bón,…

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi bị thoái hóa cột sống, trong đó có cột sống thắt lưng, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, người bệnh cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa khớp càng sớm càng tốt để được điều trị sớm, đúng nhằm tránh để bị đau thần kinh hông to và biến chứng do đau thần kinh tọa gây ra. Khi bị đau thần kinh tọa đột ngột hoặc trường diễn có thể dùng phương pháp nhiệt (chườm nóng hoặc lạnh). Dùng túi chườm nóng hoặc túi nước đá chườm lên vị trí đau nhức khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục, các lần cách nhau hai giờ đồng hồ. Có thể thử nghiệm hai cách chườm nóng hoặc chườm lạnh để xem cách nào mang lại sự dễ chịu, thoải mới hơn, người bệnh sẽ chọn một trong hai cách đó.

Về Tây y, nguyên tắc điều trị nội khoa có thể dùng thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol) hoặc dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc corticoid có kết quả tốt, ngược lại tự mua các loại thuốc này để điều trị sẽ có thể gặp các phản ứng phụ rất nguy hiểm. Trường hợp nghiêm trọng, đau dữ dội người bệnh có thể được chỉ định tiêm steroid vào cột sống để giảm đau nhanh, tất nhiên công việc này nhất thiết phải được thực hiện ở bệnh viện chuyên khoa khớp. Bên cạnh đó có thể dùng vật lý trị liệu như kéo nhẹ gân kheo, xoa bóp vùng thắt lưng với các loại dầu hoặc kem chứa chất giảm đau (feldene, deepheat...) với bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu, tuyệt đối không thực hiện với người không có chuyên môn về y học.

Nguyên tắc phòng bệnh

Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Người bị đau thắt lưng tuyệt đối tránh các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như chơi golf, bóng chuyền, tennis, vác vật nặng, đặc biệt tránh sai tư thế khi vận động.

Nên tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống khi chưa bị thoái hóa cột sống.

Nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, giảm cân với những người thừa cân béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý.

Nên nằm đệm cứng, không nên nằm đệm quá dày, mềm hoặc giường lò xo.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh loãng xương

07/01/2024 06:03:00 GMT+0700

Loãng xương đôi khi được gọi là “căn bệnh thầm lặng” vì nó không có triệu chứng, nhiều trường hợp, chứng loãng xương đã tiến triển trong nhiều năm nhưng người bệnh chỉ được chẩn đoán khi họ bị gãy xương.

sile

Hội chứng cổ, vai và tư thế của bạn

20/08/2023 14:08:00 GMT+0700

Bây giờ là buổi chiều và bạn đã có một ngày dài làm nhiều chuyện ở bàn làm việc. Cơ bắp vùng cổ vai trở nên cứng đờ, cơn đau âm ỉ bắt đầu từ cổ, lan xuống vai, đôi khi lan xuống cánh tay hay bàn tay. Đấy, “nó” đấy! “Nó” chính là hội chứng cổ vai.

sile

Đau khớp khi trời trở lạnh

20/08/2023 14:03:00 GMT+0700

Một trong những nỗi sợ của người mắc bệnh xương khớp là khi thời tiết thay đổi; đặc biệt, là khi thời tiết chuyển lạnh hoặc trời có mưa nhiều, khiến họ phải đối mặt với những cơn đau khó chịu dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

sile

Thoái hóa khớp: Những điều cần biết

15/08/2023 15:51:00 GMT+0700

Trong chứng thoái hóa khớp, sức ép cơ học hay sinh học làm dễ vỡ các sụn bào khiến cho sụn bị bào mòn. Cuối cùng sự phá hủy lấn sân sự tái tạo dẫn đến tình trạng sụn bị hư hại, trở nên yếu và dễ vỡ. Nó gây ra viêm nhiễm và thoát dịch trong khớp khiến cho khớp sưng lên và đau.

sile

Viêm khớp giống gút ở người lớn

16/05/2023 03:41:00 GMT+0700

Gút là một bệnh khá phổ biến và được nhiều người biết, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin làm tăng acid uric máu. Bệnh đặc trưng ở nam trung niên với triệu chứng viêm khớp khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm sưng nóng đỏ ở khớp tổn thương (thường gặp ở khớp chi dưới như khớp bàn ngón chân cái, gối, bàn ngón khác, khớp cổ chân...). Tuy nhiên, có một tình trạng viêm khớp giống như gút nhưng lại do lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci và có thể bị chẩn đoán nhầm với gút. Bệnh khớp do lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci thường gặp ở người lớn tuổi và biểu hiện lâm sàng đa dạng.

sile

Viêm đa cơ & viêm da cơ

16/05/2023 02:53:00 GMT+0700

Viêm đa cơ là tình trạng viêm các sợi cơ và viêm da cơ thì có tổn thương cơ và tổn thương da. Ngay từ năm 1975 các chuyên gia đã phân biệt hai bệnh này dù triệu chứng viêm cơ giống hệt nhau. Cho đến nay nguyên nhân gây ra bệnh cũng chưa được biết rõ, tiên lượng của bệnh tùy thuộc vào tổn thương cơ và tổn thương cơ quan kết hợp. Viêm đa cơ và viêm da cơ gặp ở nữ nhiều gấp 2 lần nam giới, viêm đa cơ thường gặp ở người trên 20 tuổi (đặc biệt ở lứa tuổi 45 – 60).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}