Vitamin, dùng sao cho đúng?

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

Vitamin không thay được thức ăn, thức uống. Ảnh: Freepik
 

Nhưng cũng cần lưu ý, không có loại thực phẩm nào chứa đầy đủ mọi loại vitamin. Vì vậy ta cần ăn uống đa dạng gồm nhiều loại thức ăn và thức uống khác nhau.

Có 13 loại vitamin cần được cung cấp, gồm 4 vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và 9 vitamin tan trong nước (vitamin C và các vitamin nhóm B như B1, B6, B12, biotin, acid folic).

Nếu hàng ngày ta ăn uống đủ chất thì không sợ thiếu vitamin. Nhưng một số đối tượng có khi phải dùng thuốc hay chế phẩm bổ sung vitamin như người mới khỏi bệnh, người bị suy nhược do làm việc quá mức, người ăn kiêng quá đáng, trẻ con đang lớn và phát triển chậm, phụ nữ có thai và cho con bú, người hút thuốc lá hoặc uống rượu quá nhiều.

Ngoài vài trường hợp thiếu một loại vitamin có thể thuộc loại nặng như người nghiện rượu thiếu vitamin B1 gây viêm dây thần kinh ngoại biên; trẻ sơ sinh thiếu vitamin K gây xuất huyết; trẻ thiếu vitamin A gây chậm phát triển, khô mắt dẫn đến mù lòa; còn đa số thường thiếu nhiều loại vitamin và thuộc loại nhẹ.

Vì vậy, nếu cần bổ sung vitamin, nên bổ sung nhiều loại vitamin. Thị trường có các chế phẩm giúp bổ sung nhiều vitamin khác nhau gọi là thuốc bổ đa sinh tố (hay multivitamins) thường được uống 1 viên/ngày.

Nhưng cũng cần biết, tất cả vitamin được dùng làm thuốc không phải là vitamin thiên nhiên mà là vitamin tổng hợp. Bởi từ thiên nhiên người ta không có đủ nguyên liệu để trích ra vitamin dùng làm thuốc. Ví dụ để có đủ lượng vitamin A cho một người lớn dùng hàng ngày,người ta phải có hàng tấn trái gấc để trích được lượng vitamin A cần thiết. Nhưng dù là vitamin tổng hợp, chúng vẫn cho tác dụng tốt như vitamin thiên nhiên.

Một số hình thức kết hợp vitamin và các chất khác nhau

● Vitamin và chất khoáng: Ngoài chứa nhiều loại vitamin, chế phẩm này còn chứa nhiều chất khoáng. Có loại chứa chất khoáng số lượng lớn (như calci, phosphor, natri, kali), có loại lại chứa chất khoáng số lượng rất nhỏ gọi là nguyên tố vi lượng (như kẽm, selen, iode, sắt). Giống như vitamin, hàng ngày ta được cung cấp chất khoáng qua thực phẩm. Nếu ăn uống cân bằng, đầy đủ, ta không sợ thiếu cả vitamin và chất khoáng.

Vitamin, chất khoáng và các chất bổ khác: Các chế phẩm này được sản xuất để hấp dẫn người tiêu dùng cũng như đáp ứng một số trị liệu.

● Bổ sung acid amin: Là chất cơ bản tạo nên protein (chất đạm). Phần lớn các chế phẩm này chứa các acid amin thiết yếu nhằm bổ sung dinh dưỡng cho người có nguy cơ thiếu do bệnh hoặc ăn thiếu chất.

● Bổ sung nhân sâm: Nhân sâm là vị thuốc bổ hàng ngàn năm nay trong Đông y. Ngày nay, Tây y cũng nghiên cứu nhân sâm. Sản phẩm chứa cả vitamin và nhân sâm thường được người cao tuổi ưa chuộng.

● Bổ sung chất hướng gan: Đó là các chất giúp bảo vệ nhu mô gan, giúp gan giải độc tốt hơn như lecithin, methionin, cholin, betain, inositol, một số hợp chất flavonoid có trong dược thảo.

Vài bổ sung khác như mầm lúa mạch, tế bào men (Sacchromyces cerevisae) bổ dưỡng.

Lưu ý gì khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin?

Dù bổ sung đơn thuần vitamin hay vitamin kết hợp với những hình thức khác, ta cũng cần tuân thủ những lưu ý sau:

Thuốc bổ sung vitamin và các chất bổ dưỡng hoàn toàn không thay được thức ăn, thức uống, vì thế ta vẫn phải ăn uống đủ chất bên cạnh việc dùng thuốc. Nếu điều kiện không cho phép, thay vì mua thuốc dùng, bạn nên tập trung tiền mua thức ăn bổ dưỡng; đặc biệt tăng cường trái cây và rau quả, được xem là nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt.

Thực trạng đáng buồn là ngày nay một số bà mẹ quan tâm, tiêu tốn nhiều tiền cho con mình uống thuốc bổ nhưng lại quên cho chúng ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng, hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng.

Không tùy tiện dùng vitamin: Tuyệt đối không dùng vitamin A, D quá liều (thuốc bổ đa sinh tố chứa 5.000IU vitamin A và 400IU vitamin D chỉ uống 1 viên/ngày). Đối với phụ nữ có thai, dùng liều cao vitamin A có nguy cơ sinh quái thai, còn trẻ con nếu dùng thừa vitamin A sẽ bị tăng áp lực sọ não làm lồi thóp rất nguy hiểm. Trong khi đó, dùng vitamin C liều cao (quá 1 gam/ngày) có nguy cơ bị tiêu chảy, loét đường tiêu hóa (nếu uống lúc bụng trống), sỏi thận. Vì thế, bạn cần hỏi ý kiến nhà chuyên môn nếu muốn bổ sung vitamin.

Xem kỹ thành phần kèm theo: Thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng được trình bày dưới dạng viên sủi bọt có chứa ion natri. Người kiêng muối phải lưu ý vì dùng nhiều sẽ hấp thu nhiều natri không có lợi. Ví dụ người đang điều trị bệnh tăng huyết áp, uống thuốc dạng sủi bọt thì huyết áp có thể tăng vọt rất nguy hiểm.

Theo TSK số 685

Ngày đăng: 13/11/2024
 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Những điều cần biết về vaccine sốt xuất huyết

04/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tháng 5 năm nay Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam và tháng 9 qua, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm vaccine này cho người dân.

sile

Trắc nghiệm: Stress ảnh hưởng trái tim bạn như thế nào?

07/10/2024 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta chịu nhiều áp lực và căng thẳng, thường gọi là stress. Y học nhận thấy stress ngắn hạn thường không gây hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu sống lâu dài với tình trạng này, cơ thể bạn - đặc biệt là tim mạch - có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

sile

Chào mừng Ngày Dược sĩ thế giới 25-9-2024

24/09/2024 00:00:00 GMT+0700

Ngày 25-9 hàng năm là Ngày Dược sĩ thế giới (World Pharmacists Day) nhằm tôn vinh đóng góp của những người làm việc trong lĩnh vực này trong công cuộc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe con người ở khắp nơi trên thế giới.

sile

“Chuyện yêu” và nhồi máu cơ tim ở nam giới

23/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Trong quan niệm của nhiều người, hoạt động tình dục có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và đặc biệt không tốt đối với người sau biến cố nhồi máu cơ tim. Suy nghĩ này có đúng không?

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}