Vi khuẩn kháng kháng sinh đang là thách thức lớn

PGS.TS.BS Bùi Khắc Hậu

Không “nổi tiếng” và khẩn cấp như dịch bệnh COVID-19 nhưng tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh đang âm thầm trở thành là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của cộng đồng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh SARS-CoV-2 đang bùng phát khắp toàn cầu như hiện nay.

Kháng kháng sinh là đặc tính vốn có của vi khuẩn, nếu con người tạo điều kiện thuận lợi thì chúng càng ngày càng phát huy đặc tính này và như vậy, con người vô tình tiếp tay cho kẻ thù gây hại cho chính mình, có nghĩa là khi con người mắc bệnh nhiễm khuẩn (do vi khuẩn gây ra) sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn kháng sinh thích hợp để tiêu diệt chúng.

Thực trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn

Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không chỉ ngành y tế mà còn trong ngành thú y, nông nghiệp. Thực trạng kháng kháng sinh trong vài thập kỷ gần đây đang là thách thức đe dọa toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật như nhiễm khuẩn cộng đồng (nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục) và nhiễm khuẩn bệnh viện... Việc khống chế, kiểm soát các loại bệnh này đã và đang trở nên khó khăn hơn do sự phát triển, lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Theo thống kê, tại Mỹ, có hơn 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc hàng năm và trong đó có ít nhất 23.000 trường hợp tử vong. Ở Việt Nam, tỷ lệ kháng kháng sinh chiếm 40%, đứng thứ 4 về tỉ lệ kháng thuốc ở các nước tại châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính và cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu mỗi năm.

Nguyên nhân làm cho vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng

Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến bác sĩ chỉ định dùng thuốc có tính chất bao vây, tiếp đến là đội ngũ bán thuốc không theo chỉ định của bác sĩ (mua thuốc gì bán thuốc đó, không có đơn thuốc, không đủ liều lượng…), người dân có thói quen mua tự do không cần có chỉ định của bác sĩ (thấy sốt, ho, mệt mỏi là mua kháng sinh về dùng…); sự lan truyền vi khuẩn kháng thuốc từ người sang người ở các cơ sở khám chữa bệnh; từ việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi qua con người sử dụng các loại thực phẩm từ chúng (tôm, cá...) và vi khuẩn có khả năng đột biến để kháng lại thuốc kháng sinh. Vì vậy, nếu con người càng lạm dụng thuốc kháng sinh thì vi khuẩn càng ngày càng kháng lại kháng sinh cho dù là các loại kháng sinh thế hệ mới nhất.

Sự nguy hại của vi khuẩn kháng thuốc

Nhiều loài vi khuẩn đã và đang kháng thuốc kháng sinh, đây là một mối hiểm họa to lớn; bởi lẽ, vi khuẩn gây bệnh không còn sợ hãi trước các vũ khí lợi hại của con người, đó là kháng sinh. Vì vậy, kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn là mối đe dọa an ninh sức khỏe toàn cầu đang được cảnh báo bao gồm các chủng vi khuẩn Gram âm đường ruột kháng carbapenem; cầu khuẩn đường ruột kháng lại vancomycin; tụ cầu vàng kháng methicillin và đặc biệt là vi khuẩn lao, vi khuẩn lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh… càng ngày càng kháng nhiều loại thuốc kháng sinh (đa kháng thuốc) gây không ít khó khăn cho việc chọn kháng sinh trong công tác điều trị bệnh nhiễm khuẩn... Do đó khi vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh, nhất là loại đa kháng thuốc thì rất khó để tiêu diệt chúng. Bởi vì, lúc này, kháng sinh chỉ ức chế, kìm hãm hoặc tiêu diệt được các vi khuẩn có lợi, còn những vi khuẩn kháng thuốc sẽ nhân lên một cách nhanh chóng, lây lan ra cộng đồng và gây bệnh nhiễm khuẩn không thể kiểm soát được chúng.

Mặc dù tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn không thu hút sự quan tâm giống như dịch bệnh COVID-19, nhưng vi khuẩn kháng kháng sinh cũng nguy hiểm không kém, sẽ đe dọa sức khỏe và cuộc sống của người dân trên toàn thế giới và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia. Theo thông tin được đăng tải trên trang web của Liên hợp quốc, đến năm 2050, mỗi năm sẽ có khoảng 5 triệu người châu Á tử vong do kháng thuốc kháng sinh. Cảnh báo này được đưa ra trong ngày phát động Tuần lễ Nhận thức kháng sinh thế giới (WAAW) ở châu Á và Thái Bình Dương năm 2018.

Nên làm gì để ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh?

Để ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, trước hết ngành chức năng cần có quy định thật chặt chẽ về xuất, nhập và bán thuốc kháng sinh, đồng thời có quản lý thật nghiêm ngặt đối với người bán và người mua (ví dụ, đơn thuốc kháng sinh phải có 2 liên, người bán thuốc phải có 1 liên lưu để lần sau nhập kháng sinh được đối chiếu, nếu sai sẽ không được nhập kháng sinh và phải phạt thật nặng theo quy định). Ngành chủ quản cần có đội quân thanh tra về sử dụng kháng sinh (có thể là một thành viên của Ban thanh tra y tế Sở, Quận) hoạt động liên tục để nhằm ngăn chặn bán kháng sinh không có hóa đơn, đồng thời ngăn chặn kháng sinh nhập lậu; hàng tháng các cửa hàng thuốc, quầy thuốc đã được cấp phép phải có trách nhiệm báo cáo về Phòng Quản lý dược Sở Y tế số lượng, chủng loại kháng sinh nhập và xuất (bán). Nếu thực hiện được những điều này, chắc chắn người bán thuốc không thể có thuốc kháng sinh để bán tự do, tùy tiện, mặt khác người mua, nếu không có đơn thuốc, sẽ không thể nào mua được thuốc kháng sinh (theo truyền thông, ở Mỹ, nếu phát hiện bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh vĩnh viễn; do đó, không thể có trường hợp nào dám bán thuốc kháng sinh tự do, ngay cả với người nhà của người bán thuốc).

Song song với công việc đó ngành chủ quản cần có chiến dịch tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về việc sử dụng kháng sinh đúng nhằm ngăn chặn sử dụng kháng sinh bừa bãi để mọi người dân biết và thực hiện tránh hiện tượng thấy sốt, ho là dùng kháng sinh. Công việc này có thể được giao cho Trạm y tế phường, xã (cần có chế độ đãi ngộ kèm theo) thực hiện hàng tháng, hàng quý với các tổ dân phố. Đối với các bác sĩ khám và chữa bệnh cần lưu ý là thuốc kháng sinh chỉ để dùng khi chắc chắn có dấu hiệu hay bằng chứng của sự nhiễm trùng do vi khuẩn. Rất cần sử dụng kháng sinh đúng liều lượng, đúng thời gian, bởi vì, sử dụng kháng sinh kéo dài, quá liều lượng sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội thích nghi kháng sinh và đột biến mạnh hơn. Ngược lại, nếu dùng kháng sinh không đủ liều lượng sẽ làm cho vi khuẩn có nguy cơ hồi sinh và do đó vi khuẩn sẽ quen thuốc.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Những điều cần biết về vaccine sốt xuất huyết

04/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tháng 5 năm nay Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam và tháng 9 qua, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm vaccine này cho người dân.

sile

Trắc nghiệm: Stress ảnh hưởng trái tim bạn như thế nào?

07/10/2024 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta chịu nhiều áp lực và căng thẳng, thường gọi là stress. Y học nhận thấy stress ngắn hạn thường không gây hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu sống lâu dài với tình trạng này, cơ thể bạn - đặc biệt là tim mạch - có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

sile

Chào mừng Ngày Dược sĩ thế giới 25-9-2024

24/09/2024 00:00:00 GMT+0700

Ngày 25-9 hàng năm là Ngày Dược sĩ thế giới (World Pharmacists Day) nhằm tôn vinh đóng góp của những người làm việc trong lĩnh vực này trong công cuộc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe con người ở khắp nơi trên thế giới.

sile

“Chuyện yêu” và nhồi máu cơ tim ở nam giới

23/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Trong quan niệm của nhiều người, hoạt động tình dục có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và đặc biệt không tốt đối với người sau biến cố nhồi máu cơ tim. Suy nghĩ này có đúng không?

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}