Thuốc lá vẫn là yếu tố nguy cơ tử vong hàng đầu. Ảnh: Shutter stock
Theo đó, Việt Nam thiết lập hệ thống thuế hỗn hợp và lộ trình tăng thuế thuốc lá đến năm 2031. Cụ thể từ năm 2031 thuế tuyệt đối trên mỗi bao thuốc lá là 10.000 đồng và mức thuế này bắt đầu ở ngưỡng 2.000 đồng/bao từ năm 2027 song song với thuế suất 75%.
Kiểm soát thuốc lá là cuộc chiến gian nan và đòi hỏi nỗ lực kiên trì của nhiều phía vì thiệt hại thuốc lá gây ra không kém gì dịch bệnh. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy trong năm 2023 việc tiếp xúc với thuốc lá đã cướp đi sinh mạng của 7 triệu người trên toàn cầu.
Thuốc lá vẫn là yếu tố nguy cơ tử vong hàng đầu ở nam giới với 5,59 triệu ca tử vong, và đứng thứ bảy ở phụ nữ với 1,77 triệu ca tử vong.
Thực tế những năm qua Chính phủ nước ta đã có nhiều nỗ lực bảo vệ sức khỏe người dân thông qua việc phòng chống tác hại của thuốc lá. Trước đó, vào tháng 11/2024, Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết cấm hoàn toàn việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử cùng thuốc lá nung nóng từ năm 2025.
Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Ảnh: Getty Images
Khảo sát cho thấy Việt Nam hiện thuộc nhóm 15 quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới, với hơn 15 triệu nam giới trưởng thành sử dụng thuốc lá (trên 41%). Tỷ lệ này chỉ thấp hơn Indonesia và Lào trong ASEAN. Đáng lo ngại, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nữ giới và thanh thiếu niên đang có xu hướng tăng.
Thuốc lá đang gây thiệt hại ước tính hơn 108.000 tỷ đồng/năm cho Việt Nam, gấp 5 lần số thu ngân sách từ thuế thuốc lá. Theo các chuyên gia, việc giới trẻ dễ tiếp cận thuốc lá phần lớn do giá thuốc lá quá rẻ và chính sách thuế trước đây chưa đủ sức răn đe. Bằng chứng là tổng sản lượng sản xuất thuốc lá tại Việt Nam đã tăng hơn 10% chỉ trong năm 2022-2023.
Đánh thuế nặng thuốc lá là giải pháp đúng đắn được WHO khuyến nghị mạnh mẽ các quốc gia thực hiện.
TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: World Conference on Tobacco Control
Phát biểu tại Hội nghị thế giới về Kiểm soát thuốc lá tại thủ đô Dublin (Ireland) diễn ra từ 23-25/6, TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết: “Hai mươi năm kể từ khi thông qua Công ước khung của WHO về Kiểm soát thuốc lá, chúng ta có nhiều thành công để ăn mừng. Thế nhưng ngành công nghiệp thuốc lá vẫn tiếp tục phát triển và chúng ta cũng phải như vậy. Việc đánh thuế thuốc lá cao hơn có thể ‘được sử dụng để bù đắp khoảng trống’ trong bối cảnh nguồn tài trợ y tế do viện trợ nước ngoài ở nhiều quốc gia đang giảm sút”.
Alison Cox, giám đốc chính sách và vận động tại Liên minh NCD (bệnh không lây nhiễm), cũng đồng tình: “Tăng thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất mang lại cho chính phủ chiến thắng gấp ba lần trong việc giảm tiêu thụ thuốc lá, cứu sống và chi phí chăm sóc sức khỏe, đồng thời tăng nguồn thu rất cần thiết”.
Tuy nhiên, bên cạnh giải pháp đánh thuế, theo WHO các nước cũng cần thực hiện đồng bộ những giải pháp kiểm soát thuốc lá khác như hỗ trợ người hút thuốc cai thuốc, giám sát việc sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng ngừa, cấm quảng cáo và tài trợ thuốc lá, cảnh báo mọi người về những nguy hiểm thông qua nhãn bao bì và các chiến dịch thông tin. Và cũng cần những sáng kiến trong bối cảnh phát triển công nghệ hiện nay.
Tại hội nghị ở Dublin, nghiên cứu của Đại học Fudan (Trung Quốc) cho thấy một công cụ điện thoại di động AI mà họ thiết kế, thông qua tin nhắn và trò chơi được thiết kế riêng, đã giúp người hút thuốc bỏ được thuốc lá mạnh mẽ.
Trong một thử nghiệm có sự tham gia của 272 người hút thuốc, 17,6% người sử dụng công cụ này đã bỏ được thuốc so với 7,4% những người trong nhóm đối chứng, nghĩa là cơ hội thành công tăng gấp đôi.
Theo TSK số 696
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}